NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP CHUNG CỦA CHIẾN LƯỢC QUỐC GIA VỀ PHÒNG CHỐNG THIÊN TAI (Phần 3)


Những năm gần đây, do diễn biến bất thường của thời tiết,nhất là ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, cùng với tác động tiêu cực của pháttriển kinh tế - xã hội và áp lực gia tăng về dân số, tình hình thiên tai diễnbiến ngày càng phức tạp. “Chiến lược Quốc gia vềPhòng, chống thiên tai đến năm 2030, tầm nhìn 2050” theo hướng chủ động thíchnghi, nâng cao khả năng ứng phó, giảm thiểu rủi ro do thiên tai, tiến tới xâydựng một xã hội an toàn hơn trước thiên tai, đã đề ra những nhiệm vụ, giải pháp chung phù hợp với tìnhhình thực tiễn đối với công tác phòng chống thiên tai.

 

5. Quy hoạch, kế hoạch vềphòng chống thiên tai và phương án ứng phó thiên tai

Nhiệm vụ trọng tâm là xây dựng,rà soát quy hoạch, kế hoạch về phòng chống thiên tai, phương án ứng phó thiên taivà lồng nghép nội dung phòng chống thiên tai vào các quy hoạch, kế hoạch pháttriển ngành, kinh tế - xã hội đảm bảo đồng bộ, khả thi, phù hợp với đặc điểmthiên tai và kinh tế - xã hội từng vùng, từng địa phương. Trong đó tập trungthực hiện đồng bộ một số giải pháp chính như sau:

a) Vềquy hoạch

 - Xây dựng, rà soát, bổ sung quy hoạch phòngchống thiên tai và thủy lợi, các quy hoạch có tính chất kỹ thuật chuyên ngànhvề phòng chống thiên tai, thủy lợi và các quy hoạch liên quan đến giảm nhẹ rủiro thiên tai gắn với quy hoạch sử dụng đất trong các lĩnh vực: thủy sản, lâmnghiệp, giao thông, xây dựng, tài nguyên và môi trường, công thương,... phù hợpvới phát triển kinh tế, xã hội, sử dụng nước thượng nguồn và biến đổi khí hậu,nước biển dâng, phát huy hiệu quả đa mục tiêu của các công trình, chủ động ứngphó với các kịch bản bất lợi nhất;

- Ràsoát, điều chỉnh quy hoạch hệ thống công trình có nhiệm vụ cung cấp các dịch vụthiết yếu theo hướng đảm bảo duy trì và kết hợp trú tránh khi thiên tai xảy ratrong các ngành: xây dựng, giáo dục, y tế, du lịch,…;

- Lồngghép nội dung phòng, chống thiên tai vào các quy hoạch tổng thể quốc gia, quyhoạch ngành quốc gia, quy hoạch vùng và quy hoạch tỉnh:

+ Đốivới những quy hoạch có tính chất kỹ thuật chuyên ngành phù hợp với quy định tạiLuật Quy hoạch đang được thực hiện, tổ chức rà soát, bổ sung các nội dung phòngchống thiên tai còn thiếu hoặc đã được đề cập nhưng chưa phù hợp, chưa đầy đủvới yêu cầu về phòng chống thiên tai;

+ Đốivới những quy hoạch xây dựng mới, xác định cụ thể các nội dung phòng chốngthiên tai cần lồng ghép, tuân thủ quy trình lồng ghép các nội dung về phòngchống thiên tai ngay từ khi bắt đầu xây dựng quy hoạch;

+ Lồng ghép nội dung phòng chống thiên tai vào công tácđánh giá tình hình thực hiện, mục tiêu cụ thể, các nhiệm vụ và giải pháp thựchiện của từng quy hoạch;

b) Vềkế hoạch

- Xâydựng kế hoạch phòng chống thiên tai quốc gia, các bộ, ngành và các cấp địaphương theo chu kỳ 5 năm tương ứng với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội vàđược rà soát điều chỉnh hàng năm phù hợp với yêu cầu phòng chống thiên tai, khảnăng cân đối vốn, trong đó chú trọng huy động từ nguồn đóng góp tự nguyện củatổ chức, doanh nghiệp, cá nhân;

- Xâydựng kế hoạch quản lý tổng hợp lưu vực sông đối với các hoạt động phòng chốngthiên tai, trong đó chú trọng quản lý lũ, lũ quét, sạt lở đất, sạt lở bờ sông,xói lở bờ biển,... ;

- Lồngghép nội dung phòng, chống thiên tai vào kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội cảnước, các địa phương và kế hoạch phát triển ngành:

+ Ràsoát, đánh giá tình hình thiên tai vào bước điều tra cơ bản, đánh giá thuậnlợi, khó khăn, thách thức, xác định nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của kỳkế hoạch hoặc nhu cầu bổ sung của Bộ, ngành và địa phương;

+ Xây dựng hệ thống các chỉ tiêu phát triển kinh tế- xã hội trên cơ sở tính toán các tác động của thiên tai và biến đổi khí hậu;các giải pháp chủ động phòng ngừa, ứng phó, khắc phục và tái thiết. Lựa chọncác giải pháp đã được nghiên cứu, đề xuất trong các Chiến lược, chương trình,đề án liên quan đến phòng chống và giảm nhẹ thiên tai để xây dựng các nhóm giảipháp của kế hoạch;

+ Thúcđẩy các giải pháp sinh kế bền vững dựa vào hệ sinh thái, quản lý và ngăn chặnhiệu quả việc chặt phá rừng để mở rộng đất sản xuất. Dành thỏa đáng quỹ đất,vùng đất ngập nước, kênh mương, ao, hồ, đầm phá để phòng chống ngập úng và cóbiện pháp bảo vệ, ngăn chặn vi phạm;

c) Vềphương án ứng phó thiên tai

- Xâydựng, rà soát, cập nhật, bổ sung phương án ứng phó tương ứng với các cấp độ rủiro thiên tai phù hợp với đặc điểm thiên tai và khả năng ứng phó của các bộ, cơquan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, các cấp địa phương, các tổ chức, doanhnghiệp. Trong đó chú trọng các phương án ứng phó thiên tai lớn, như bão mạnh,siêu bão; lũ, lũ quét, sạt lở đất; sạt lở bờ sông, xói lở bờ biển; ngập úng;hạn hán, xâm nhập mặn;

- Chủđộng chuẩn bị lực lượng, vật tư, phương tiện, trang thiết bị, nhu yếu phẩm phùhợp với phương án ứng phó thiên tai được phê duyệt theo phương châm "4 tạichỗ";

- Tổchức diễn tập, tập huấn chỉ đạo, chỉ huy, huy động các nguồn lực để thực hiệntheo phương án ứng phó; sẵn sàng triển khai khi xuất hiện các tình huống thiêntai, nhất là đối với các loại hình thiên tai thường xuyên xuất hiện trên địabàn, cấp độ rủi ro thiên tai lớn.

6. Bố trí, sắp xếp dân cư vùng thường xuyên xảy ra thiêntai

Nhiệmvụ trọng tâm là tổ chức rà soát, bố trí, sắp xếp lại dân cư các khu vực có nguycơ cao rủi ro thiên tai trên cơ sở đánh giá, phân vùng rủi ro thiên tai đảm bảoổn định dân sinh, góp phần xóa đói giảm nghèo, phù hợp với đặc điểm từng vùng,từng địa phương. Trong đó tập trung thực hiện đồng bộ một số giải pháp chínhnhư sau:

a) Di dờidân cư đang sinh sống tại những khu vực có nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đấtđến nơi an toàn, trong đó tập trung ưu tiên di dời tại những khu vực có nguy cơrất cao và nguy cơ cao;

b) Bốtrí, sắp xếp lại dân cư khu vực ven sông, suối, kênh, rạch và hạ lưu các hồchứa thường xuyên bị ảnh hưởng của lũ, ngập lụt, sạt lở bờ sông đến nơi antoàn, theo hướng dành không gian thoát lũ, kết hợp xây dựng nông thôn mới,trong đó ưu tiên di dời tại những khu vực có nguy cơ xảy ra sạt lở đặc biệtnguy hiểm.    

c) Didời, sắp xếp lại dân cư, khu du lịch, nghỉ dưỡng ven biển thường xuyên chịu tácđộng của xâm thực bờ biển, nước biển dâng;

d) Hướngdẫn việc xây dựng nhà ở phòng tránh thiên tai; tăng cường xây dựng nhà sinhhoạt cộng đồng kết hợp phòng, tránh lũ, bão; hỗ trợ các hộ nghèo, gia đìnhchính sách,... xây dựng nhà ở an toàn trước thiên tai;


(Còn tiếp)

Cập nhật : 9:46 - 23/07/2021
In trang này Click here to Print it!