NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP CHUNG CỦA CHIẾN LƯỢC QUỐC GIA VỀ PHÒNG CHỐNG THIÊN TAI (Phần 1)


Trước diễnbiến phức tạp của thiên tai xảy ra trong năm 2016, 2017 và nửa đầu năm 2018,cùng với việc rà soát các nội dung của Đề án Chiến lược Quốc gia phòng chốngthiên tai kèm theo Tờ trình số 6166/TTr-BNN-TCTL ngày 21/7/2016, Đề án Chiếnlược quốc gia phòng chống thiên tai đến năm 2030, tầm nhìn 2050  đã cập nhật tình hình thiên tai, thiệt hại dothiên tai gây ra, những bài học kinh nghiệm được rút ra trong công tác phòngngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai thời gian qua từ trung ương đến cácđịa phương để điều chỉnh, bổ sung đảm bảo các nguyên tắc chỉ đạo của lãnh đạoĐảng, nhà nước, Chính phủ, Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai vàphù hợp với tình hình thực tiễn đối với công tác phòng chống thiên tai; từ đó đề ra những nhiệmvụ, giải pháp chung như sau.

 

1.Hoàn thiện thể chế, chính sách về phòng chống thiên tai

Nhiệm vụ trọng tâm là hoàn thiện thể chế bảo đảm tínhđồng bộ, thống nhất, minh bạch, khả thi, phù hợp với thực tế và trình độ pháttriển của xã hội; đảm bảo việc đưa nội dung phòng, chống thiên tai vào các hoạtđộng phát triển kinh tế - xã hội; nâng cao năng lực quản lý tổng hợp để phòngchống có hiệu quả với trên 19 loại hình thiên tai phù hợp đặc điểm từng vùng.Trong đó triển khai thực hiện đồng bộ một số giải pháp chính như sau:

a) Rà soát, bổ sung, hoàn chỉnhLuật Phòng chống thiên tai, Luật Đê điều, các luật có liên quan đến phòng chốngthiên tai và các văn bản hướng dẫn thi hành đảm bảo tính thống nhất, đồng bộtrong hệ thống pháp luật về phòng chống thiên tai;

b) Rà soát, điều chỉnh, xây dựng và ban hành cơ chế,chính sách về phòng chống thiên tai, trong đó ưu tiên các cơ chế, chính sách:

- Huy động nguồn lực quốc gia và nguồn lực xã hội trongđầu tư, quản lý, vận hành, duy tu bảo dưỡng, cung cấp dịch vụ hỗ trợ phòngchống thiên tai;

- Ưu tiên những đối tượng dễ bị tổn thương đảm bảotính nhân đạo và bình đẳng giới; ưu đãi, thu hút đội ngũ cán bộ nghiên cứu khoa học vềphòng chống thiên tai; ưu đãi, hỗ trợ các tổ chức, cá nhân hoạt động tronglĩnh vực phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn;

- Tài chính, tín dụng trong lĩnh vực phòng chống thiêntai; tiếpnhận, hỗ trợ nguồn lực ngoài nước đối với hoạt động cứu trợ và tái thiết sauthiên tai;

-Đóng góp tài chính và trách nhiệm bảo vệ, phục hồi đối với các hoạt động làmgia tăng rủi ro thiên tai; khuyến khích, khen thưởng đối với tổ chức, cá nhânthực hiện tốt các quy định của pháp luật về phòng chống thiên tai;

- Giám sát của Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp đốivới các hoạt động phòng chống thiên tai và cơ chế phối hợp giữa các bộ, ngànhvà địa phương trong việc quản lý tổng hợp lưu vực sông;

d) Nâng cao hiệu lực thi hành pháp luật về phòng chốngthiên tai

- Đẩy mạnh công tác kiểm tra, giám sát, tăng cường cácchế tài để đảm bảo việc thực thi pháp luật trong các hoạt động phòng chốngthiên tai, gắn với trách nhiệm của người đứng đầu;

- Định kỳ và đột xuất kiểm tra, thanh tra và xử lý kịpthời, triệt để các hành vi vi phạm pháp luật về phòng chống thiên tai;

- Ràsoát, điều chỉnh, xây dựng và ban hành tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuậtquốc gia, định mức kinh tế - kỹ thuật, các quy định về kiểm soát an toàn thiêntai đảm bảo nâng cao hiệu quả hoạt động phòng chống thiên tai;

 

2.Kiện toàn tổ chức, bộ máy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn

Nhiệmvụ trọng tâm là hoàn thiện hệ thống tổ chức, bộ máy và xây dựng lực lượng phòngchống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn các cấp theo hướng chuyên nghiệp, đủ năng lựcđể triển khai đồng bộ công tác phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn đảm bảoyêu cầu chủ động phòng ngừa, ứng phó kịp thời, khắc phục hậu quả khẩn trương,hiệu quả và tái thiết tốt hơn. Trong đó tập trung thực hiện đồng bộ một số giảipháp chính như sau:

a) Xây dựng, củng cố và hoàn thiện hệ thống cơ quanchỉ đạo, chỉ huy, quản lý nhà nước về phòng chống thiên tai và hệ thống tổchức, hoạt động của các cơ quan, đơn vị tìm kiếm cứu nạn các cấp theo hướngđồng bộ, thống nhất và chuyên nghiệp, đủ quy mô, thẩm quyền :

- Ràsoát, hoàn thiện hệ thống tổ chức về phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạntheo hướng chuyên trách, đồng bộ từ trung ương đến địa phương

-Xây dựng, rà soát, kiện toàn và đào tạo lực lượng phòng chống thiên tai, tìmkiếm cứu nạn từ trung ương đến địa phương, bao gồm lực lượng chuyên nghiệp vớichế độ, cấp bậc sỹ quan, hạ sỹ quan và lực lượng bán chuyên nghiệp, tình nguyệnviên;

 b) Nâng caohiệu quả các hoạt động phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn đảm bảo việcchỉ đạo, điều hành, thực thi pháp luật về phòng, chống thiên tai và huy độngnguồn lực để ứng phó kịp thời các tình huống thiên tai khẩn cấp

- Rà soát, bổ sung hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ củaBan Chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai, Ban Chỉ huy phòng chống thiêntai và tìm kiếm cứu nạn các cấp, các ngành; tăng cường trách nhiệm cá nhân củathành viên Ban Chỉ đạo, Ban chỉ huy trong thực hiện nhiệm vụ được phân công.

- Ràsoát, hoàn thiện quy định về phân công, phân cấp việc huy động nguồn lực trongứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai đối với Trưởng Ban chỉ đạo, chỉ huy phòngchống thiên tai các cấp, các ngành để chủ động quyết định huy động nguồn lựctrong ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai;

- Rà soát, hoàn thiện quy chế hoạt động, cơ chế phốihợp của các Ban chỉ đạo, chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn từtrung ương đến địa phương và các bộ, ngành liên quan;

- Tổ chức diễn tập nâng cao năng lực chỉ đạo, chỉ huyđiều hành ứng phó thiên tai, phối hợp, hiệp đồng các lực lượng trong phòngchống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn; nâng cao khả năng ứng cứu tại chỗcho các doanh nghiệp, tổ chức, cộng đồng, cá nhân, đặc biệt là vùng cao, vùngsâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, trên sông, trên biển.

 

(Còn tiếp)

Cập nhật : 9:43 - 23/07/2021
In trang này Click here to Print it!