NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP CHUNG CỦA CHIẾN LƯỢC QUỐC GIA VỀ PHÒNG CHỐNG THIÊN TAI (Phần 4)


Đề án Chiến lược quốc gia phòng chống thiên tai đến năm 2030, tầm nhìn 2050  đã cập nhật tình hình thiên tai, thiệt hại dothiên tai gây ra, những bài học kinh nghiệm được rút ra trong công tác phòngngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai thời gian qua từ trung ương đến cácđịa phương; từ đó đề ra những nhiệmvụ, giải pháp chung phù hợp với tình hình thực tiễnđối với công tác phòng chống thiên tai.

 

7. Đầu tưcơ sở hạ tầng phòng chống thiên tai

Nhiệmvụ trọng tâm là đầu tư công và tư cho phòng chống và giảm nhẹ thiên tai đảm bảotính đồng bộ, ngăn chặn việc tạo ra các rủi ro mới và giảm thiểu rủi ro hiệncó, nhất là lũ, ngập lụt, úng, hạn hán, xâm nhập mặn, sạt lở,…đáp ứng yêu cầutrước mắt cũng như phát triển, mở rộng trong tương lai. Trong đó tập trung thựchiện một số giải pháp chính như sau:

a)Nâng cấp hệ thống cơ sở hạ tầng thông tin, truyền tin cho các cơ quan chỉ đạo,chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn từ trung ương đến địa phươngtương đương với các quốc gia phát triển;

b)Xây dựng Trung tâm chỉ huy điều hành ứng phó thiên tai quốc gia, cấp vùng vàcấp tỉnh hiện đại tương đương các quốc gia hàng đầu trong khu vực;

c)Hoàn thiện hệ thống thông tin liên lạc thông suốt tới tất cả các địa phươngtrên cả nước và tàu thuyền hoạt động trên biển. Trong đó ưu tiên đầu tư mở rộngcác trạm thông tin vệ tinh mặt đất, thiết bị thông tin lưu động và hệ thốngquản lý tàu cá qua vệ tinh;

d)Hoàn thành việc xây dựng các khu neo đậu tàu, thuyền tránh trú bão đảm bảo antoàn đối với các phương tiện, tàu thuyền, gắn kết với dịch vụ hậu cần, thôngtin nghề cá, bao gồm cả các khu vực hải đảo;

đ)Hoàn thành chương trình xây dựng cụm, tuyến dân cư và nhà ở vùng ngập lũ đồngbằng sông Cửu Long; cơ sở hạ tầng đối với dự án tổng thể di dân khẩn cấp phòngchống lũ quét, sạt lở đất, đề án bố trí sắp xếp lại dân cư vùng ven sông, kênh,rạch, ven biển kết hợp xây dựng nông thôn mới;

e)Rà soát, xây dựng đường cứu hộ, cứu nạn, các điểm sơ tán dân tập trung kết hợpcông trình cơ sở hạ tầng thiết yếu, trong đó ưu tiên vùng thường xuyên xảy rabão, lũ, ngập lụt, lũ quét, vùng ven biển, hải đảo;

g)Hoàn thành việc trồng rừng phòng hộ đầu nguồn, phòng hộ ven biển, cây chắn sóngbảo vệ đê;

h)Hoàn thành chương trình củng cố nâng cấp đê sông, đê biển, antoàn hồ chứa theo mức thiết kế đảm bảonhiệm vụ phòng chống lũ, bão, hạn hán;

i)Xây dựng, nâng cấp công trình phòng chống sạt lở bờ sông, xói lở bờ biển, trướcmắt tập trung thực hiện tại những khu vực đang có diễn biến sạt lở phức tạp vànguy cơ xảy ra sạt lở đặc biệt nguy hiểm đảm bảo an toàn các khu dân cư tậptrung, cơ sở hạ tầng quan trọng;

k)Hoàn thiện hệ thống công trình chống ngập úng đô thị, nhất là các đô thị lớn;công trình chống úng, hạn hán, kiểm soát mặn kết hợp giữ ngọt, giám sát chấtlượng nguồn nước; phát triển các hệ thống tưới tiên tiến, tưới tiết kiệm nướctại những vùng thường xuyên thiếu nước;

l)Xây dựng hệ thống kho vật tư, trang thiết bịdự trữ cấp quốc gia, cấp vùng, cấp tỉnh phục vụ phòng chống thiên tai và cáctrung tâm tuyên truyền, phổ biến pháp luật về phòng chống thiên tai, kết hợp với hệ thống cơ sở hạ tầng hiện có.

m) Xây dựng, củng cố mạng lưới quan trắc, giám sát, cảnh báo chuyên dùng vềmưa, lũ, lũ quét, ngập úng, sạt lở đất, sạt lở bờ sông, xói lở bờ biển, nướcbiển dâng, sóng thần,...

8. Kiểmsoát an toàn thiên tai và xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu phòng chống thiên tai

Nhiệm vụ trọng tâm là hoàn thiện hệ thống kiểm soát antoàn thiên tai; nâng cao năng lực quản lý, giám sát về phòng chống thiên tai,giảm thiểu các tác động làm gia tăng rủi ro thiên tai; cập nhật, hệ thống hóacơ sở dữ liệu, tăng cường điều tra cơ bản phục vụ công tác chỉ đạo, điều hànhphòng chống thiên tai. Trong đó triển khai thực hiện một số giải pháp chính nhưsau:

a) Kiểm soát an toàn thiên tai

- Thực hiện các nội dung bảo đảm yêu cầu phòng chốngthiên tai trong tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và biện phápan toàn phòng chống thiên tai đối với: các dự án xây dựng công trình phòngchống thiên tai; xây dựng mới hoặc nâng cấp khu đô thị, khu du lịch, khu côngnghiệp; điểm, cụm, tuyến dân cư nông thôn; công trình giao thông, điện lực vàcác công trình hạ tầng kỹ thuật khác; các dự án khai thác tài nguyên, khoángsản, thuỷ, hải sản và các hoạt động làm gia tăng rủi ro thiên tai hoặc có nguycơ làm gia tăng rủi ro thiên tai;

- Tuân thủ các quy định của pháp luật về phòng chốngthiên tai trong việc thực hiện quy trình vận hành hồ chứa, liên hồ chứa nước,cống, trạm bơm và các công trình phòng chống thiên tai khác;

- Xây dựng và thực hiện kế hoạch phòng chống thiên tai,phương án ứng phó thiên tai, lồng ghép nội dung phòng chống thiên tai vào quyhoạch, kế hoạch phát triển ngành, kinh tế - xã hội;

- Thực hiện các tiêu chí kiểm soát an toàn phòng chốngthiên tai;

- Đánh giá, xác định những nguyên nhân làm gia tăng nguycơ rủi ro thiên tai và có phương án, biện pháp khắc phục, xử lý;

- Rà soát,đánh giá sự phù hợp của việc xác định các trọng điểm có nguy cơ xảy ra rủi rothiên tai, tính khả thi của kế hoạch phòng chống thiên tai và phương án ứng phóthiên tai;

b) Xây dựng hệ thống cơ sởdữ liệu phòng chống thiên tai

- Ràsoát, cập nhật, thu thập, quản lý và sử dụng cơ sở dữ liệu về hoạt động phòngchống thiên tai, biến đổi khí hậu;

- Điềutra, củng cố các dữ liệu về diễn biến thiên tai, biến đổi khí hậu, thiệt hại dothiên tai, tác động của thiên tai đến môi trường và phát triển kinh tế - xã hội;

- Ràsoát, cập nhật, điều tra bổ sung và đánh giá cơ sở hạ tầng phòng chống thiêntai, các công trình liên quan đến phòng chống thiên tai;

- Xâydựng công cụ hỗ trợ điều hành theo thời gian thực phục vụ công tác chỉ đạo điềuhành phòng chống thiên tai;

- Tíchhợp hệ thống thông tin quan trắc, giám sát của các ngành liên quan phục vụ chỉđạo, chỉ huy, điều hành hiệu quả công tác phòng chống thiên tai;

- Xâydựng hệ thống cơ sơ dữ liệu liên ngành phục vụ công tác phòng chống thiên tai,thích ứng với biến đổi khí hậu;


(Còntiếp)

Cập nhật : 9:40 - 23/07/2021
In trang này Click here to Print it!