Kết quả thực hiện “Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh thời kỳ 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2050”


Chiếnlược quốc gia về tăng trưởng xanh thời kỳ 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2050(Chiến lược thời kỳ 2011-2020) được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyếtđịnh số 1393/QĐ-TTg ngày 29/09/2012. Trong quá trình hơn 8 năm triển khai thực hiện Chiến lược đã đạtđược những kết quả  đáng ghi nhận, song vẫn tồn tại những hạn chế cần  khắc phục thời gian tới.

Việt Nam là quốc gia chịu tác động nặng nề bởi biến đổikhí hậu; tình trạng ô nhiễm môi trường ngày càng trầm trọng; thiên tai, dịchbệnh, các yếu tố rủi ro từ bên ngoài đang tăng lên. Nền kinh tế ngày càng trởnên dễ bị tổn thương, đặc biệt đối với các nhóm đối tượng yếu thế trong xã hộidẫn đến nguy cơ bị bỏ lại phía sau. Tăng trưởng xanh trở thành một xu hướngngày càng mạnh mẽ trên thế giới và là con đường tất yếu trong sự nghiệp pháttriển của đất nước nhằm giải quyết các vấn đề trên, góp phần quan trọng thựchiện mục tiêu thịnh vượng về kinh tế, bền vững về môi trường và công bằng về xãhội.

Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh thời kỳ 2011-2020và tầm nhìn đến năm 2050 (Chiến lược thời kỳ 2011-2020) được Thủ tướng Chínhphủ phê duyệt tại Quyết định số 1393/QĐ-TTg ngày 29/09/2012. Trong hơn 8 nămqua, những kết quả đã đạt được và tồn tại chủ yếu trong quá trình triển khaiChiến lược thời kỳ 2011-2020 như sau:

Kết quả đạt được

- Nhậnthức của nhân dân, cộng đồng về vai trò, ý nghĩa của tăng trưởng xanh đã đượcnâng lên rõ rệt, từng bước thay đổi hành vi sản xuất, sinh hoạt và có nhiềuhành động thiết thực đóng góp vào thực hiện tăng trưởng xanh; xuất hiện nhiềumô hình sản xuất và tiêu dùng tiết kiệm, an toàn, văn minh, mang đậm bản sắcdân tộc, hài hòa và thân thiện với thiên nhiên; cảnh quan, môi trường sống củangười dân ngày càng thay đổi theo hướng tích cực hơn, đặc biệt tại các xã nôngthôn mới.

- Côngtác xây dựng, hoàn thiện thể chế nhằm hiện thực hóa các mục tiêu tăng trưởngxanh đã đạt được nhiều kết quả nổi bật: Đã có 8 Bộ và 34 tỉnh, thành phố trựcthuộc Trung ương ban hành Kế hoạch hành động để triển khai Chiến lược thời kỳ2011-2020. Từ các Kế hoạch hành động trên, nội dung tăng trưởng xanh đã đượcnghiên cứu, tích hợp vào nhiều Nghị quyết của Đảng, Quốc hội, các luật, nghịđịnh, thông tư trong từng lĩnh vực cụ thể, tạo hành lang pháp lý để thực hiệncác nhiệm vụ, giải pháp của Chiến lược thời kỳ 2011-2020.

- Một sốmục tiêu, nhiệm vụ, chỉ tiêu chính của Chiến lược thời kỳ 2011-2020 đã đạt đượckết quả khả quan.: Các giải pháp giảm phát thải khí nhà kính được triển khairộng rãi trong tất cả các lĩnh vực, lượng phát thải khí nhà kính trong các hoạtđộng năng lượng giảm 12,9% so với phương án phát triển bình thường; tiêu hao nănglượng tính trên GDP giảm bình quân 1,8%/năm; tỷ lệ doanh nghiệp công nghiệp cónhận thức về sản xuất sạch hơn đã tăng từ 28% năm 2010 lên 46,9% năm 2020; tỷlệ che phủ rừng năm 2020 đạt 42%; dư nợ tín dụng xanh đạt gần 238 nghìn tỷ đồngnăm 2018 (tăng 235% so với năm 2015).

Tồn tạihạn chế

- Nhậnthức của các cấp chính quyền, người dân về vai trò, ý nghĩa của tăng trưởngxanh đã có những chuyển biến tích cực nhưng mới chỉ là bước đầu. Nhiều bộ,ngành, địa phương còn chưa nhận thức rõ tầm quan trọng và chưa thực sự quan tâmđến tăng trưởng xanh (14/22 bộ, ngành và 29/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trungương chưa ban hành Kế hoạch hành động thực hiện Chiến lược thời kỳ 2011-2020).

- Chưa cósự phân biệt rõ ràng về khái niệm, mục tiêu, nhiệm vụ giữa chiến lược quốc giavề tăng trưởng xanh với các chiến lược khác có liên quan. Một số chỉ tiêu đượcđưa ra trong Chiến lược thời kỳ 2011-2020 và Kế hoạch hành động nhưng thiếu cơsở, phương pháp tính toán; công tác thống kê còn hạn chế.

- Một sốgiải pháp trong Chiến lược thời kỳ 2011-2020 còn chưa xác định được trọng tâmưu tiên nên gặp khó khăn trong triển khai, theo dõi, giám sát và đánh giá.Nguồn lực thực hiện Chiến lược chưa được ưu tiên, đặc biệt là nguồn vốn đầu tưcông để đóng vai trò “vốn mồi”, làm đòn bẩy trong công tác huy động đầu tư tưnhân cho tăng trưởng xanh.

Để hướng tới nền kinh tế xanh, cần một chiến lược với tầmnhìn dài hạn và mục tiêu, giải pháp cụ thể, được tính toán, điều chỉnh, cậpnhật phù hợp với bối cảnh mới (Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, chuyển đổi số,hội nhập kinh tế quốc tế, biến đổi khí hậu, rủi ro thiên tai, dịch bệnh…).

Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII củaĐảng khẳng định vai trò của kinh tế xanh trong định hướng phát triển đất nướcgiai đoạn 2021 - 2030 (Định hướng số 6): Chủ động thích ứng có hiệu quả vớibiến đổi khí hậu, phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai, dịch bệnh; quản lý, khaithác, sử dụng hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả và bền vững tài nguyên; lấy bảo vệmôi trường sống và sức khỏe nhân dân làm mục tiêu hàng đầu; kiên quyết loại bỏnhững dự án gây ô nhiễm môi trường, bảo đảm chất lượng môi trường sống, bảo vệđa dạng sinh học và hệ sinh thái; xây dựng nền kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn,thân thiện với môi trường.

Như vậy, việc xây dựng Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh trong giai đoạn mới đểthay thế Chiến lược thời kỳ 2011-2020 đã hết hiệu lực, đồng thời khắc phụcnhững tồn tại, hạn chế trong giai đoạn trước là cần thiết, phù hợp xu thế pháttriển chung của thế giới và là giải pháp để thực hiện Chiến lược phát triểnkinh tế - xã hội 2021-2030 vừa được Đại hội đại biểu Đảng toàn quốc lần thứXIII thông qua.

 

Cập nhật : 9:38 - 23/07/2021
In trang này Click here to Print it!