HỎI – ĐÁP DÀNH CHO ĐẠI BIỂU DÂN CỬ THÁNG 4 – SỐ 2


Câu hỏi: Pháp luật quy định như thế nào về tổchức hội nghị hiệp thương lần thứ haivới những người ứng cử đại biểu Quốc hội?

Trả lời:

Căn cứ Điều 17 Nghị quyết liên tịch09/2021/NQLT-UBTVQH14-CP-ĐCTUBTWMTTQVN ngày15/01/2021 hướng dẫn quy trình hiệp thương, giới thiệu người ứng cử đại biểuQuốc hội khóa XV, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 do Ủyban Thường vụ Quốc hội - Chính phủ - Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ban hành, quyđịnh:

- Hội nghị hiệp thương lần thứ hai được tổ chức trong khoảng thờigian từ ngày 15 tháng 3 năm 2021 đến ngày 19 tháng 3 năm 2021.

- Hội nghị hiệp thương lần thứ hai ở trung ương do Đoàn Chủ tịchỦy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam triệu tập, chủ trì và tổ chức chậmnhất là 65 ngày trước ngày bầu cử. Thành phần hội nghị hiệp thương lần thứ haiở trung ương thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 38 của Luật bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân 2015.

Hội nghị hiệp thương lần thứ hai căn cứ vào tiêu chuẩn của đạibiểu Quốc hội, cơ cấu, thành phần, số lượng người của cơ quan, tổ chức, đơn vịở trung ương được giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội đã được Ủy ban thường vụ Quốc hội điều chỉnh lầnthứ nhất để lập danh sách sơ bộ những người ứng cử đại biểu Quốc hội và gửi lấyý kiến cử tri nơi cư trú. Việc tổ chức lấy ý kiến cử tri được thực hiện theoquy định tại Điều 45 của Luật bầu cử đại biểu Quốchội và đại biểu Hội đồng nhân dân 2015.

Biên bản hội nghị hiệp thương phải ghi rõ thành, phần, số lượngngười tham dự, diễn biến, kết quả hội nghị và được gửi ngay đến Hội đồng bầu cửquốc gia và Ủy ban thường vụQuốc hội.

- Hội nghị hiệp thương lần thứ hai ở địa phương do Ban Thường trựcỦy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp tỉnh triệu tập, chủ trì và tổ chức chậmnhất là 65 ngày trước ngày bầu cử. Thành phần hội nghị hiệp thương lần thứ haiở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thực hiện theo quy định tại khoản 1Điều 39 của Luật bầu cử đại biểu Quốc hội và đạibiểu Hộiđồng nhân dân 2015.

Hội nghị hiệp thương lần thứ hai căn cứ vào tiêu chuẩn của đạibiểu Quốc hội, cơ cấu, thành phần, số lượng người của cơ quan, tổ chức, đơn vịở địa phương được giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội đã được Ủy ban thường vụ Quốc hội điều chỉnh lầnthứ nhất để lập danh sách sơ bộ những ngườiứng cử đại biểu Quốc hội và gửi lấy ý kiến cử tri nơi cư trú; đối với người tựứng cử thì còn được gửi lấy ý kiến cử tri nơi người đó công tác (nếu có). Việctổ chức lấy ý kiến cử tri được thực hiện theo quy định tại Điều 45 của Luật bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân 2015.

Biên bản hội nghị hiệp thương phải ghi rõ thành phần, số lượngngười tham dự, diễn biến, kết quả hội nghị và được gửi ngay đến Hội đồng bầu cửquốc gia, Ủy ban thường vụ Quốchội, Ban thường trực Ủy ban trungương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Ủy ban bầucử ở tỉnh.

- Danh sách giới thiệu người ứng cử trình hội nghị hiệp thương lầnthứ hai phải bảo đảm số dư cần thiết để hội nghị xem xét, lựa chọn lập danhsách sơ bộ những người ứng cử đại biểu Quốc hội.

 

Câu hỏi: Pháp luật quy định như thế nàovề nội dung, thủ tục tổ chức hội nghị hiệp thương lần thứ hai với những người ứng cử đại biểuQuốc hội?

Trả lời:

Tại Điều 18 Nghị quyết liên tịch09/2021/NQLT-UBTVQH14-CP-ĐCTUBTWMTTQVN ngày15/01/2021 hướng dẫn quy trình hiệp thương, giới thiệu người ứng cử đại biểuQuốc hội khóa XV, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 do Ủyban Thường vụ Quốc hội - Chính phủ - Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ban hành, quyđịnh:

- Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (đốivới hội nghị hiệp thương ở trung ương), Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốcViệt Nam cấp tỉnh (đối với hội nghị hiệp thương ở địa phương) báo cáo về tìnhhình giới thiệu người ứng cử của các cơ quan, tổ chức, đơn vị và tình hìnhngười tự ứng cử ở địa phương (nếu có).

- Hội nghị thảo luận, lập danh sách sơ bộ những người ứng cử đạibiểu Quốc hội căn cứ vào các nội dung sau đây:

+ Tiêu chuẩn của đại biểu Quốc hội;

+ Kết quả điều chỉnh lần thứ nhất của Ủy ban Thường vụ Quốc hội vềdự kiến cơ cấu, thành phần, số lượng người được giới thiệu ứng cử đại biểu Quốchội của cơ quan, tổ chức, đơn vị;

+ Kết quả thỏa thuận tại hội nghị hiệp thương lần thứ nhất;

+ Hồ sơ, biên bản giới thiệu người ứng cử đại biểu Quốc hội của cơquan, tổ chức, đơn vị gửi đến;

+ Ý kiến nhận xét và tín nhiệm của cử tri nơi công tác đối vớingười được giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội.

- Hội nghị bàn kế hoạch tổ chức lấy ý kiến nhận xét và tín nhiệmcủa cử tri nơi cư trú đối với người được cơ quan, tổ chức, đơn vị giới thiệuứng cử và kế hoạch tổ chức lấy ý kiến nhận xét và tín nhiệm của cử tri nơi cưtrú, nơi công tác (nếu có) đối với người tự ứng cử (đối với hội nghị hiệpthương ở địa phương); nêu ra các vấn đề cần xác minh, làm rõ đối với nhữngngười ứng cử.

- Hội nghị thông qua biên bản và danh sách sơ bộ những người ứngcử đại biểu Quốc hội (theo Mẫu số 01/BCĐBQH-MT và Mẫu số 05/BCĐBQH-MT kèm theoNghị quyết này).

- Việc gửi biên bản hội nghị hiệp thương lần thứ hai ở trung ươngđược thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 43 của LuậtBầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân; ở cấp tỉnh đượcthực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 44 của Luật Bầucử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân 2015.

 

Tham khảo:

Luật bầu cử đại biểu Quốchội và đại biểu Hội đồng nhân dân 2015

Nghị quyết liên tịch09/2021/NQLT-UBTVQH14-CP-ĐCTUBTWMTTQVN ngày15/01/2021 hướng dẫn quy trình hiệp thương, giới thiệu người ứng cử đại biểu Quốchội khóa XV, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 do Ủy banThường vụ Quốc hội - Chính phủ - Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ban hành;

Nghị quyết1186/2021/UBTVQH14 ngày11/01/2021 hướng dẫn về việc tổ chức hội nghị cử tri; việc giới thiệu người ứngcử đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã ở thôn, tổ dân phố; việc hiệp thương, giớithiệu người ứng cử, lập danh sách người ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hộiđồng nhân dân trong bầu cử bổ sung do Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành;

Cập nhật : 10:56 - 21/07/2021
In trang này Click here to Print it!