Phát huy truyền thống ngành kiểm sát trong công tác kiểm sát hoạt động tư pháp

Theo Báo cáo số 208/BC-VKSTC của Viện kiểm sát nhân dân tối cao về Tổng kếtcông tác nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIV (2016-2021), tình hình tội phạm trêncả nước tiếp tục diễn biến phức tạp. Các cơ quan chức năng đã phát hiện, khởitố 375.884 vụ, tăng 4.409 vụ (1,18%)[1]. Trong đó, nổi lên là: Các thếlực thù địch và tổ chức phản động tiếp tục lôi kéo những phần tử bất mãn, cơhội chính trị, lợi dụng triệt để sơ hở, thiếu sót của cơ quan Nhà nước để tuyêntruyền, xuyên tạc chủ trương, đường lối của Đảng, chia rẽ khối đại đoàn kếttoàn dân; kích động biểu tình, chống đối, gây mất ổn định an ninh chính trị,trật tự an toàn xã hội nhằm chống phá Đảng và Nhà nước ta.

Trước thực tế đó, trong nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIV,toàn ngành Kiểm sát đã quán triệt, thực hiện nghiêm, hiệu quả các chủ trươngcủa Đảng về cải cách tư pháp và phòng, chống tham nhũng, các nghị quyết củaQuốc hội về công tác đấu tranh phòng, chống vi phạm pháp luật và tội phạm; nỗ lực triển khai, thực hiện quyếtliệt, đồng bộ nhiều giải pháp, tạo được sự chuyển biến tích cực trên tất cả các mặtcông tác, nhất là nhiệm vụ phòng, chống oan, sai, chống bỏ lọt tội phạm, thực hiệnđạt và vượt các nhiệm vụ, chỉ tiêu công tác được Quốc hội giao.

Công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt độngtư pháp tiếp tục có nhiều chuyển biến tích cực, trách nhiệm công tố được tăngcường ngay từ giai đoạn giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghịkhởi tố; thực hiện nghiêm các nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Viện kiểmsát theo luật định, nhất là những nhiệm vụ mới, quy định mới của pháp luật; gắnhoạt động công tố với hoạt động điều tra; chất lượng tranh tụng của Kiểm sátviên tại phiên tòa được nâng cao, đảm bảo căn cứ và tính thuyết phục của quyếtđịnh truy tố,... Đã phối hợp tốt với các cơ quan chức năng trong việc điều tra,truy tố, đưa ra xét xử nhiều vụ án tham nhũng, kinh tế đặc biệt nghiêm trọng,được dư luận đồng tình ủng hộ, tạo hiệu ứng tích cực, lan tỏa trong xã hội,củng cố thêm niềm tin của nhân dân vào công tác đấu tranh phòng, chống thamnhũng. Các trường hợp oan sai giảm, việc bỏ lọt tội phạm từng bước được hạn chế(số người bị bắt, tạm giữ hình sự sau phải trả tự do, xử lý hành chính giảmdần; tỷ lệ truy tố đúng thời hạn, đúng tội danh vượt chỉ tiêu yêu cầu của Quốchội; các trường hợp oan, sai giảm dần từng năm). Vai trò của hoạt động kiểm sáttrong quá trình giải quyết vụ án hình sự ngày càng được khẳng định, góp phầnquan trọng vào việc nâng cao chất lượng hoạt động điều tra, truy tố, xét xử,bảo vệ công lý, bảo đảm quyền con người, quyền công dân được tôn trọng thựchiện.

Công tác kiểm sát hoạt động tư pháp, nhất là công táckiểm sát việc giải quyết các vụ án hành chính, vụ việc dân sự, kinh doanhthương mại, lao động và những việc khác theo quy định của pháp luật đã có nhiềuchuyển biến tích cực. Mặc dù khối lượng công việc tăng nhưng Viện kiểm sát cáccấp đã có nhiều biện pháp làm tốt hơn nhiệm vụ, quyền hạn của Kiểm sát viên tạiphiên tòa, từng bước thực hiện tốt hơn các nhiệm vụ của Viện kiểm sát theo quyđịnh mới của các đạo luật tư pháp; kịp thời phát hiện nhiều vi phạm pháp luậttrong hoạt động tố tụng; chú trọng tổng hợp nguyên nhân, điều kiện phát sinh viphạm pháp luật, tội phạm, tăng cường kiến nghị các cơ quan hữu quan khắc phục,phòng ngừa; chất lượng, hiệu quả các kháng nghị, kiến nghị được nâng lên, làmgiảm các loại vi phạm trong các lĩnh vực hoạt động tư pháp, góp phần tăng cườngpháp chế trong hoạt động tư pháp, bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của công dânđược tôn trọng, thực hiện nghiêm, từng bước khắc phục những hạn chế, tồn tạiđược Ủy ban Tư pháp Quốc hội thẩm tra, kiến nghị; tiếp tục hoàn thành vượt cácchỉ tiêu trong Nghị quyết của Quốc hội[2].

Công tác xây dựng Ngành chuyển biến tích cực hơn; đã thực hiện nghiêm các nghị quyết của Quốc hội về việcthi hành Luật tổ chức VKSND năm 2014; công tác tổ chức cán bộ tiếp tục được thực hiệnmột cách quyết liệt trong luân chuyển, điều động, nhất là lãnh đạo các đơn vịnghiệp vụ và Viện trưởng VKSND các cấp; công tác quy hoạch cán bộ lãnh đạo quảnlý có nhiều đổi mới, thực chất hơn, nhất là tại VKSND tối cao; công tác tuyểnchọn, bổ nhiệm chức danh tư pháp, bố trí, sắp xếp vị trí công tác được tiếnhành chặt chẽ, bảo đảm chất lượng, phù hợp với năng lực cán bộ và đáp ứng yêucầu nhiệm vụ; phát huy vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị;công tác thanh tra, kiểm tra được tăng cường, kỷ cương, kỷ luật được siết chặtvà chấn chỉnh trong toàn Ngành. Thực hiện tốt công tác xây dựng, hướng dẫn thihành các đạo luật mới về tư pháp. Tiếp tục tăng cường hợp tác quốc tế trong đấutranh phòng, chống tội phạm, chú trọng hợp tác trong điều tra kỹ thuật số; cơsở vật chất, các điều kiện bảo đảm công tác chuyên môn tiếp tục được quan tâmthực hiện và từng bước đáp ứng yêu cầu công tác. Quan hệ phối hợp với các cơquan tư pháp ngày càng hiệu quả, thiết thực hơn; đã phối hợp giải quyết nghiêmminh nhiều vụ việc nghiêm trọng, phức tạp, nhất là các vụ án trọng điểm về thamnhũng, kinh tế; các vụ án dư luận xã hội quan tâm.

Tuy nhiên, mặc dù đã có nhiều nỗ lực, cố gắng nhưng domột số nguyên nhân chủ quan, khách quan, một số nhiệm vụ cần có lộ trình, thờigian để khắc phục nên vẫn còn một số chỉ tiêu chưa đáp ứng yêu cầu Quốc hộihoặc có chỉ tiêu không thể thực hiện, như: một số vụ án phải trả hồ sơ để điềutra bổ sung; chất lượng kháng nghị các vụ án hành chính còn thấp; tỷ lệ giảiquyết đơn đề nghị kháng nghị  giám đốcthẩm, tái thẩm chưa đáp ứng yêu cầu...

Trước những hạn chế,thách thức đặt ra, ngành Kiểm sát nhân dân cũng kịp thời rút ra một sốbài học kinh nghiệm chủ yếu sau đây:

- Nắm vững vàkịp thời quán triệt chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng để xác địnhmục tiêu, phương hướng hoạt động của ngành Kiểm sát. Gắn chặt công tác thực hiện chức năng, nhiệm vụ với công tác xâydựng Đảng trong Ngành, cụ thể là: Tăng cường đội ngũ đảng viên và xây dựng cáccấp ủy Đảng trong sạch, vững mạnh trong Ngành; có chủ trương và biện pháp tăngcường đội ngũ lãnh đạo các Viện kiểm sát địa phương tham gia cấp ủy cùng cấp;lấy chất lượng, hiệu quả công tác chuyên môn làm một trong những tiêu chuẩnđánh giá chất lượng đảng viên và công tác lãnh đạo của các cấp ủy.

- Nhận thứcđúng, đầy đủ để thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của Ngành. Đồng thời, quathực tiễn tổ chức, hoạt động và nghiên cứu làm rõ những cơ sở lý luận, thựctiễn, cơ sở khoa học về VKSND để chứng minh cho Đảng, Nhà nước và Nhân dânhiểu, tin tưởng vào vị trí, vai trò của VKSND trong bộ máy nhà nước ta. Đâychính là bài học quan trọng trong nhiệm kỳ vừa qua và quá trình phát triển củangành Kiểm sát nhân dân.

- Phát huy vai trò, trách nhiệm củangười đứng đầu VKSND các cấp cũng như tại các đơn vị thuộc VKSND tối cao; Xácđịnh công tác tổ chức, cán bộ là then chốt, là một trong những yếu tố quantrọng quyết định chất lượng, hiệu quả công tác của VKSND. Theo đó, chú trọngkiện toàn tổ chức bộ máy, xây dựng đội ngũ Kiểm sát viên, công chức trong sạch,vững mạnh là yêu cầu tất yếu, khách quan, thường xuyên, là nhân tố quyết địnhtới việc nâng cao chất lượng, hiệu quả tổ chức và hoạt động của VKSND. Thườngxuyên giáo dục, rèn luyện cán bộ; xử lý nghiêm minh cán bộ có vi phạm; xây dựngđội ngũ cán bộ Kiểm sát trong sạch, vững mạnh.

- Đổi mới mạnh mẽ phương phápkiểm sát, tạo sự chuyển biến tích cực trong thực hiện chức năng, nhiệm vụ củaVKSND. Lựa chọn đúng những khâu côngtác còn hạn chế để đề ra nhiệm vụ đột phá, đồng thời tập trung thực hiện đồngbộ nhiều giải pháp nhằm khắc phục, tạo sự chuyển biến tích cực. Giao chỉ tiêu,nhiệm vụ cụ thể cho các đơn vị trong từng lĩnh vực công tác và thường xuyêntheo dõi kết quả, chủ động đề ra các giải pháp khắc phục tồn tại, hạn chế, đồngthời có lộ trình nâng cao chất lượng bảo đảm hợp lý, hiệu quả.

- Chủ động tăng cường phối hợp với các cơ quan Nhà nước, trước hết là cáccơ quan bảo vệ pháp luật. Đây làyếu tố quan trọng để thực hiện có hiệu quả chức năng, nhiệm vụ của Ngành.

- Tăng cường hợp tác quốc tếtrong đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ công chức phục vụ côngtác đấu tranh tội phạm trong giai đoạn hội nhập quốc tế sâu rộng. Nâng cao chấtlượng, hiệu quả công tác tuyên truyền, hoạt động báo chí; thường xuyên đổi mớivề nội dung, hình thức, cách thức tuyên truyền để phục vụ đắc lực cho công táccủa Ngành.

Quan tâm đầu tư, tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị và phương tiệnlàm việc; đặc biệt là trong việc đầu tư kinh phí ứng dụng công nghệ thông tin.Tiếp tục nghiên cứu tham mưu, kiến nghị với lãnh đạo Đảng, Nhà nước quan tâm,giải quyết những khó khăn, vướng mắc về đầu tư cơ sở vật chất, kinh phí, trangthiết bị, bảo đảm cho ngành Kiểm sát thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ đượcgiao trong tình hình mới.

 



[1] Năm 2016, khởi tố mới 70.430 vụ, giảm 2,8%; năm 2017, khởi tố mới 70.093vụ, giảm 0,4%; năm 2018, khởi tố mới 72.367 vụ, tăng 3,24%; năm 2019, khởi tốmới 78.723 vụ, tăng 8,8%; năm 2020, khởi tố mới 84.271 vụ, tăng 7%.

[2] Bảo đảm 100% trường hợp thụ lý, giải quyết tố giác,tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố được kiểm sát; kiểm sát 100% số vụ ánhình sự ngay từ khi khởi tố; truy tố đúng thời hạn trên 90% số vụ án hình sự đãcó kết luận điều tra đề nghị truy tố; bảo đảm truy tố bị can đúng tội đạt trên95%; tỷ lệ các kháng nghị phúc thẩm được Tòa án chấp nhận đạt trên 70%; tỷ lệcác kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm được Tòa án chấp nhận đạt trên 75%; tỷlệ các kiến nghị được các cơ quan, đơn vị hữu quan chấp nhận đạt trên 80%,…kịpthời giải quyết bồi thường cho người bị thiệt hại theo quy định của Luật Tráchnhiệm bồi thường của Nhà nước.

Cập nhật : 10:24 - 21/07/2021
In trang này Click here to Print it!