Nhiệm vụ và giải pháp của Chiến lược Quốc gia về Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đến năm 2030 (Phần 2)

Dự thảo Chiến lượcQuốc gia về Cách mạng Công nghiệp lần thứ 4 đến năm 2030 được xây dựng trêntinh thần thực hiện đầy đủ theo quan điểm chỉ đạo, mục tiêu, chủ trương, chínhsách của Nghị quyết số 52-NQ/TW ngày 27 tháng 9 năm 2019 của Bộ Chính trị vềmột số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0;và các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu sau:

 

2. Phát triển nguồn nhân lực

a) Mở rộng, nâng cao chất lượng các chương trình đào tạođại học, đặc biệt trong các ngành đào tạo phục vụ Cách mạng công nghiệp 4.0

- Áp dụng các giải pháp sáng tạo (như là đào tạo trựctuyến (e-Learning), đào tạo tại doanh nghiệp theo chương trình được cơ quan cóthẩm quyền phê duyệt) để tăng nhanh số lượng và chất lượng các chương trình đàotạo về công nghệ thông tin và khoa học kỹ thuật, nhất là các chuyên ngành Anninh mạng, Phân tích dữ liệu lớn, Trí tuệ nhân tạo, Chuỗi khối, Truyền thông vàgiải trí, Mô hình hóa (simulation), Tự động hóa, Điều khiển học, Cơ khí chínhxác…; tập trung đào tạo kỹ năng chuyên sâu kết hợp với thực hành, gắn với nhucầu thị trường; xây dựng các chương trình đào tạo cao đẳng, đại học theo hướngđa ngành để đào tạo kỹ năng tổng hợp gồm kỹ thuật số – chế tạo – quản trị.

- Đổi mới chương trình đào tạo theo hướng giảm lý thuyết,tăng thực hành, tăng kỹ năng tiếng Anh và kỹ năng giải quyết công việc thực tế;đổi mới phương thức đào tạo theo hướng sử dụng các công nghệ số để nâng caochất lượng đào tạo và kỹ năng hoạt động trong môi trường số.

- Điều chỉnh cách thức, tiêu chí đánh giá các trường đạihọc theo hướng bổ sung tiêu chí về kết quả nghiêncứu, chuyển giao công nghệ và đổi mới sáng tạo của giảng viên và sinh viên.

- Giao chỉ tiêu cụ thể về đổi mới và nâng cao chất lượnggiáo dục đại học cho các trường đại học công lập, gắn kết quả với khen thưởngvà bổ nhiệm lãnh đạo trường đại học.

- Đẩy mạnh trao quyền tự chủ cho các cơ sở đào tạo đạihọc, kết hợp với tăng cường giám sát cộng đồng và nâng cao trách nhiệm giảitrình, tạo áp lực để các cơ sở đào tạo cạnh tranh, nâng cao chất lượng đào tạo;ưu tiên thực hiện với các ngành nghề kỹ thuật cần thiết cho CMCN 4.0.

b) Mở rộng, nâng caochất lượng các chương trình đào tạo nghề phục vụ CMCN 4.0 và hỗ trợ đào tạo kỹnăng cho chuyển đổi công việc

- Khuyến khích các cơ sở đào tạo nghề liên kết với doanhnghiệp tổ chức các chương trình đào tạo bổ sung, nâng cao kỹ năng cho người laođộng, phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp trong quá trình chuyển đổi công nghệ.

- Rà soát, sửa đổi, cắt giảm các quy định về điều kiệnthành lập cơ sở đào tạo ngoài công lập để khuyến khích và tạo thuận lợi cho nhàđầu tư tư nhân trong nước, nước ngoài tham gia đào tạo nghề nghiệp, thúc đẩythành lập các cơ sở đào tạo nghề trong các lĩnh vực công nghệ 4.0, đáp ứng nhu cầuvề số lượng và chất lượng lao động có kỹ năng cần thiết cho CMCN 4.0.

- Trao quyền tự chủ cho các cơ sở đào tạo nghề, kết hợpvới tăng cường giám sát cộng đồng và nâng cao trách nhiệm giải trình, tạo áplực để các cơ sở đào tạo cạnh tranh, nâng cao chất lượng đào tạo, qua đó nângcao chất lượng nguồn nhân lực; ưu tiên thực hiện với các ngành nghề kỹ thuậtcần thiết cho CMCN 4.0.

c) Đổi mới giáo dụcphổ thông để chuẩn bị nguồn nhân lực cho CMCN 4.0 trong tương lai

- Tích hợp kiến thức liên quan đến CMCN 4.0, bao gồm:Khoa học, Công nghệ, Kỹ thuật và Toán - STEMvào một số môn học trong chương trình giáo dục phổ thông.

- Đầu tư trang thiết bị để nâng cao chất lượng giáo dụctheo hướng tăng hoạt động thực hành, nhất là về công nghệ thông tin và kỹ thuậtchế tạo. Đưa nội dung đào tạo khởi nghiệp sáng tạo vào chương trình Trung họcphổ thông nhằm khơi dậy tinh thần khởi nghiệp sáng tạo trong thế hệ trẻ.

- Xây dựng chương trình thực tập trong các trung tâm hỗtrợ đổi mới sáng tạo, doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo để học sinh trung họcphổ thông tiếp cận sớm với công nghệ và mô hình kinh doanh của CMCN 4.0.

d) Tăng cường sự kếtnối trong nghiên cứu khoa học, đào tạo và sản xuất kinh doanh, khuyến khích họcnghề và đào tạo nghề

- Khuyến khích các cơ sở đào tạo kết hợp với các doanhnghiệp trong việc giảng dạy, đào tạo; đào tạo theo chuẩn đầu ra và nhu cầu thựctế của xã hội.

- Tăng đầu tư ngân sách và đổi mới cách thức quản lý đầutư cho các nghiên cứu phát triển, theo hướng ưu tiên dự án có kết hợp giữatrường đại học, viện nghiên cứu và doanh nghiệp; công khai các kết quả nghiêncứu để tăng trách nhiệm giải trình của các bên liên quan.

- Xây dựng cơ chế khuyến khích, thúc đẩy doanh nghiệp đầutư hợp tác thành lập các trường, cơ cở nghiên cứu hoặc đầutư cơ sở vật chất, phòng thí nghiệm chuyên ngành, phòng thí nghiệm liên ngànhđể phục vụ công tác đào tạo, nghiên cứu khoa học trong các trường, cơ sở đàotạo.

- Xây dựng cơ chế sử dụng lao động theo nguyên tắc đánhgiá và trả lương, thù lao theo tính chất và khối lượng công việc, nhiệm vụ đượcgiao; không dựa trên bằng cấp, bậc đào tạo.

đ) Nâng cao chấtlượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu CMCN 4.0

- Nhà nước hỗ trợ kinh phí cho người lao động trong cácdoanh nghiệp có nhu cầu đào tạo kỹ năng mới để chuyển đổi công việc trong quátrình chuyển đổi số, ứng dụng khoa học công nghệ để đổi mới sản xuất kinhdoanh; hỗ trợ để đào tạo nghề cho người lao động thất nghiệp trong quá trìnhchuyển đổi số.

- Khuyến khích doanh nghiệp tự đào tạo cho người laođộng, người quản lý doanh nghiệp trong việc nâng cao kỹ năng, trình độ và kỹnăng cần thiết đáp ứng yêu cầu sản xuất, kinh doanh trong CMCN 4.0.

- Đổi mới cơ chế đào tạo theohướng khuyến khích các doanh nghiệp công nghệ tham gia trực tiếp vào hoạt độngđào tạo, góp phần tạo ra lực lượng lao động có năng lực thực sự phục vụ choviệc tham gia CMCN 4.0 của nền kinh tế.

- Đào tạo nâng cao trình độ, kiến thức, kỹ năng, tư duyliên quan đến CMCN 4.0 cho cán bộ công chức, viên chức, người soạn thảo, xâydựng chính sách, giảng viên trong các cơ sở đào tạo; đào tạo về công cụ, phươngthức và tư duy quản lý mới trong trong bối cảnh công nghệ và mô hình kinh doanhthay đổi dưới tác động của CMCN 4.0.

- Hỗ trợ các thành phần dân cư tham gia các chương trìnhđạo tạo kỹ năng số; khuyến khích tổ chức các lớp đào tạo kỹ năng số ngắn hạncho người dân.


(Còn tiếp)

Cập nhật : 10:12 - 21/07/2021
In trang này Click here to Print it!