Nhiệm vụ và giải pháp của Chiến lược Quốc gia về Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đến năm 2030 (Phần 1)


Có thể nhận định rằngCách mạng công nghiệp 4.0 là một cơ hội rất lớn để một quốc gia vươn lên trìnhđộ phát triển cao hơn. Nhận thức được lợi ích của Cách mạng công nghiệp 4.0,nhiều nước trong khu vực và trên thế giới đã và đang xây dựng các chính sáchquốc gia để thúc đẩy ứng dụng công nghệ của Cách mạng công nghiệp 4.0 trong mọimặt kinh tế - xã hội, đồng thời đầu tư mạnh mẽ cho xây dựng và phát triển nănglực công nghệ trong nước để có thể vượt lên trong cuộc đua công nghệ toàn cầu.

Dự thảo Chiến lược Quốc gia về Cách mạng Công nghiệp lầnthứ 4 đến năm 2030 được xây dựng trên tinh thần thực hiện đầy đủ theo quan điểmchỉ đạo, mục tiêu, chủ trương, chính sách của Nghị quyết số 52-NQ/TW ngày 27tháng 9 năm 2019 của Bộ Chính trị về một số chủ trương, chính sách chủ độngtham gia cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0; và các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếusau:

 

1. Nâng cao chất lượng thể chế và năng lực xây dựng chínhsách

a) Xây dựng thể chế mới cho các công nghệ mới, mô hình,thực tiễn kinh doanh mới; chính phủ số và an toàn an ninh mạng

- Xây dựng, bổ sung thể chế, quy định pháp luật cho cácngành có mô hình kinh doanh mới, như: thương mại điện tử, kinh tế chia sẻ, cáccông nghệ tài chính, công nghệ ngân hàng số. Việc xây dựng thể chế cho cácngành, nghề kinh doanh mới phải bảo đảm thông thoáng, khuyến khích đổi mới,sáng tạo; phù hợp với mức độ rủi ro của từng ngành, nghề, hoạt động kinh doanhcụ thể. Trường hợp cơ quan nhà nước chưa có quy định cụ thể, áp dụng nguyên tắcdoanh nghiệp được tự do kinh doanh trong các ngành, lĩnh vực không cấm.

-  Áp dụng khungthể chế thử nghiệm (regulatory sandbox) để xây dựng thể chế cho các ngành, nghề kinh doanh mới để tạo hành lang pháp lý chocác sản phẩm, dịch vụ sáng tạo.

- Xây dựng các quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật cho cáccông nghệ, sản phẩm, dịch vụ mới theo thông lệ quốc tế tốt nhất, phù hợp vớithực tiễn và tạo thuận lợi cho doanh nghiệp phát triển các sản phẩm, dịch vụmới.

- Xây dựng hành lang pháp lý cho địnhdanh số và xác thực điện tử quốc gia, làmnền tảng cho công tác xác thực định danh, chia sẻ thông tin, dữ liệuan toàn, hiệu quả; thiết lập khung danh tính số quốc gia; giaodịch và quản lý các tài sản kỹ thuật số.

- Kết nối, chia sẻ dữliệu, quản trị dữ liệu, mở dữ liệu của Chính phủ để cung cấp nguồn tài nguyênphát triển nền kinh tế số và bảo đảm an toàn thông tin, an ninh mạng và bảo vệdữ liệu thông tin cá nhân.

- Xây dựng cơ chế nhằm khuyến khích phát triển mạng lướicung cấp thông tin từ trung ương đến địa phương dựa trên nền tảng của Cách mạngcông nghiệp 4.0 để kết nối cung - cầu trên thị trường khoa học công nghệ và cáctổ chức trung gian của thị trường khoa học công nghệ.

- Xây dựng chính sách, cơ chế ưu đãi thuế nhằm khuyếnkhích doanh nghiệp đầu tư vào nghiên cứu phát triển và cung cấp các sản phẩm,dịch vụ sử dụng các công nghệ ưu tiên.

b) Thực hiện quyết liệt, mạnh mẽ các giải pháp cải thiệnmôi trường kinh doanh, hoàn thiện thể chế hiện hành nhằm khuyến khích doanhnghiệp đổi mới, sáng tạo

- Thực hiện nghiêm túc, đầy đủ các chỉ đạo của Chính phủvề cải thiện môi trường kinh doanh, cắt giảm chi phí cho doanh nghiệp như đượcnêu tại các Nghị quyết số 19/NQ-CP (các năm 2014-2018) và Nghị quyết số02/NQ-CP (các năm 2019-2020) về cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao nănglực cạnh tranh quốc gia; Nghị quyết số 35/NQ-CP (năm 2016) về hỗ trợ doanhnghiệp; Chỉ thị số 20/CT-TTg (năm 2017) về chấn chỉnh hoạt động thanh tra, kiểmtra doanh nghiệp; Nghị quyết số 139/NQ-CP (năm 2018) về cắt giảm chi phí chodoanh nghiệp;…

- Thực hiện cải cách quy định về kinh doanh theo hướng dỡbỏ các quy định về điều kiện kinh doanh không cần thiết, không rõ ràng, khôngkhả thi, không hiệu quả, can thiệp sâu vào hoạt động sản xuất kinh doanh củadoanh nghiệp hoặc cản trở sự sáng tạo; tiếp tục cải cách toàn diện công tác quản lý, kiểm tra chuyên ngành và kết nối đồng bộ vào Cơchế một cửa quốc gia, Cơ chế một cửa ASEAN.

- Hoàn thiện các quy định về giải quyết thủ tục hànhchính trên môi trường mạng, tăng cường cung cấp dịch vụ công trực tuyến cấp độ4 cho người dân, doanh nghiệp.

- Hoàn thiện pháp luật về thuế nhằm khuyến khíchnhân tài cống hiến, khuyến khích doanh nghiệp trọng dụng nhân tàitrong lĩnh vực công nghệ thông tin, vừa bảo đảm thu đúng, thu đủ thuếthu nhập của các doanh nghiệp và cá nhân hưởng lợi từ việc ứng dụngthành tựu của Cách mạng công nghiệp 4.0, bảo đảm sự công bằng trongviệc quản lý và thực thi chính sách thuế giữa doanh nghiệp trongnước với doanh nghiệp nước ngoài; sử dụng linh hoạt công cụ tàichính làm đòn bẩy cho phát triển, ứng dụng khoa học, công nghệ, sửdụng tiết kiệm năng lượng, tài nguyên.

- Rà soát, sửa đổi thể chế về đầu tư mạo hiểm, đầu tưthiên thần theo hướng tạo thuận lợi tối đa cho các hoạt động góp vốn, mua cổphần, mua bán sáp nhập doanh nghiệp công nghệ; có chính sách, thể chế khuyếnkhích đầu tư thiên thần và các hình thức gọi vốn cộng đồng.

c) Tiếp tục thực hiện các giải pháp cải cách, hoàn thiệnpháp luật về sở hữu trí tuệ: Cảicách quy định, quy trình, thủ tục đăng ký bảo bộ quyền sở hữu trí tuệ theohướng đơn giản hóa, phù hợp với thông lệ quốc tế tốt và ưu tiên các lĩnh vựccông nghệ 4.0; đầu tư nguồn lực cho xét duyệt và cấp bằng bảo hộ kiểu dáng côngnghiệp và sáng chế và các quyền sở hữu trí tuệ khác.

d) Nâng cao năng lựcxây dựng chính sách nhằm nâng cao chất lượng thể chế, khả năng phản ứng chínhsách nhanh và hiệu quả

- Đẩy mạnh ứng dụng các công nghệ Cáchmạng công nghiệp 4.0 trong dự báo, phân tích chính sách,soạn thảo, ban hành, tổ chức, giám sát thực thi pháp luật, bảo đảm cơ chế phảnhồi thông tin, phản ứng chính sách kịp thời, chính xác, theo kịp sự thay đổinhanh chóng của đời sống kinh tế - xã hội.


(Còn tiếp)

Cập nhật : 10:11 - 21/07/2021
In trang này Click here to Print it!