HỎI – ĐÁP DÀNH CHO ĐẠI BIỂU DÂN CỬ THÁNG 2 – SỐ 3


Câu hỏi: Pháp luật quy định như thế nàovề các tổ chức phụ trách bầu cử ở địa phương?

Trả lời:

Theo Điều 21 Luật bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân 2015, các tổ chức phụ trách bầu cử ở địaphương gồm:

- Ủy ban bầu cử ở tỉnh,thành phố trực thuộc trung ương, Ủy ban bầucử ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trựcthuộc trung ương, Ủy ban bầu cửở xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là Ủyban bầu cử).

- Ban bầu cử đại biểu Quốc hội, Ban bầu cử đại biểu Hội đồng nhândân cấp tỉnh, Ban bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân cấp huyện, Ban bầu cử đạibiểu Hội đồng nhân dân cấp xã (sau đây gọi chung là Ban bầu cử).

- Tổ bầu cử.

 

Câu hỏi: Nguyên tắc hoạt độngcủa các tổ chức phụ trách bầu cử ở địa phương được quy định nhưthế nào?

Trả lời:

Theo Điều 26 Luật bầu cử đại biểu Quốc hội và đạibiểu Hội đồng nhân dân 2015:

- Các tổ chức phụ trách bầu cử ở địa phương hoạt động theo chế độtập thể, quyết định theo đa số. Các cuộc họp được tiến hành khi có ít nhất haiphần ba tổng số thành viên tham dự; các quyết định được thông qua khi có quánửa tổng số thành viên biểu quyết tán thành.

- Cơ quan có thẩm quyền thành lập tổ chức phụ trách bầu cử cóquyền trưng tập cán bộ, công chức, viên chức của cơ quan nhà nước, tổ chứcchính trị - xã hội, tổ chức xã hội, đơn vị sự nghiệp công lập để giúp thực hiệncác công việc liên quan đến tổ chức bầu cử.

 

Câu hỏi: Những trường hợp không được tham giavào các tổ chức phụ trách bầu cử?

Trả lời:

Theo Điều 27 Luật bầu cử đại biểu Quốc hội và đạibiểu Hội đồng nhân dân 2015:

Người ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân khôngđược làm thành viên Ban bầu cử hoặc Tổ bầu cử ở đơn vị bầu cử mà mình ứng cử.Nếu đã là thành viên của Ban bầu cử hoặc Tổ bầu cử ở đơn vị bầu cử mà mình ứng cử thì người ứngcử phải xin rút khỏi danh sách thành viên của tổ chức phụ trách bầu cử đó chậmnhất là vào ngày công bố danh sách chính thức những người ứng cử. Trường hợpngười ứng cử không có đơn xin rút thì cơ quan đã quyết định thành lập Ban bầucử, Tổ bầu cử đó ra quyết định xóa tên người ứng cử khỏi danh sách thành viêncủa tổ chức phụ trách bầu cử và bổ sung thành viên khác để thay thế.

 

Câu hỏi: Thời điểm kếtthúc nhiệm vụ của các tổ chức phụ trách bầu cử ở địa phương được pháp luật quyđịnh như thế nào?

Trả lời:

Theo Điều 28 Luật bầu cử đại biểu Quốc hội và đạibiểu Hội đồng nhân dân 2015:

- Ủy ban bầu cử ở tỉnh, Ban bầu cử đại biểu Quốc hội, Tổ bầu cử hếtnhiệm vụ đối với bầu cử đại biểu Quốc hội sau khi Hội đồng bầu cử quốc gia kếtthúc việc tổng kết công tác bầu cử đại biểu Quốc hội trong cả nước và côngbố kết quả bầu cử đại biểu Quốchội.

- Ủy ban bầu cử hết nhiệm vụ đối với bầu cử đại biểu Hội đồng nhândân sau khi Ủy ban bầu cử đã trình báo cáo tổng kết cuộc bầu cử đại biểu Hộiđồng nhân dân và hồ sơ, tài liệu về bầu cử tại kỳ họp thứ nhất của Hội đồngnhân dân khóa mới.

- Ban bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân, Tổ bầu cử hết nhiệm vụđối với bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân sau khi Ủy ban bầu cử kết thúcviệc tổng kết công tác bầu cử và công bố kết quả bầu cử đại biểu Hội đồng nhândân.

 

Câu hỏi: Việcthành lập, cơ cấu, thành phần của Ủy ban bầucử được pháp luật quy định như thế nào?

Trả lời:

Theo Điều 22 Luật bầu cử đại biểu Quốc hội và đạibiểu Hội đồng nhân dân 2015:

- Chậm nhất là 105 ngày trước ngày bầu cử, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh sau khi thốngnhất với Thường trực Hội đồng nhân dân và Ban thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấpquyết định thành lập Ủy ban bầucử ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Ủy ban bầu cử ở tỉnh) để thực hiện côngtác bầu cử đại biểu Quốc hội và tổ chức bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân cấptỉnh tại tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

Ủy ban bầu cử ở tỉnh có từ hai mươi mốt đến ba mươi mốt thành viêngồm Chủ tịch, các Phó Chủ tịch và các Ủy viên là đại diện Thường trực Hội đồngnhân dân, Ủy ban nhândân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốcViệt Nam cùng cấp và một số cơ quan, tổ chức hữu quan.

Danh sách Ủy ban bầucử ở tỉnh phải được gửi đến Hội đồng bầu cử quốc gia, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Banthường trực Ủy ban trung ươngMặt trận Tổ quốc Việt Nam.

- Chậm nhất là 105 ngày trước ngày bầu cử, Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã sau khi thống nhấtvới Thường trực Hội đồng nhân dân và Ban thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấpquyết định thành, lập Ủy ban bầucử ở huyện, quận, thị xã, thành, phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành, phốtrực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Ủyban bầu cử ở huyện), Ủy ban bầucử ở xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là Ủy ban bầu cử ở xã) để tổ chức bầu cử đại biểu Hội đồng nhândân cấp huyện, cấp xã tương ứng.

Ủy ban bầu cử ở huyện có từ mười một đến mười lăm thành viên; Ủy ban bầu cử ở xã có từ chín đến mười mộtthành viên. Thành viên Ủy ban bầucử ở huyện, ở xã gồm Chủ tịch, các Phó Chủ tịch và các Ủy viên là đại diệnThường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhândân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốcViệt Nam cùng cấp và một số cơ quan, tổ chức hữu quan.

Danh sách Ủy ban bầucử ở huyện, Ủy ban bầu cử ở xãphải được gửi đến Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân và Ban thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp trêntrực tiếp.

 

Tham khảo:

Luật bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân 2015

Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015

Luật sửađổi, bổ sung một số điều của luật tổ chức chính phủ và luật tổ chức chính quyềnđịa phương2019

Luật tổchức quốc hội2014

Luật sửađổi, bổ sung một số điều của luật tổ chức quốc hội 2020

 

Cập nhật : 9:43 - 21/07/2021
In trang này Click here to Print it!