Nhiệm vụ và giải pháp trong công tác phòng chống thiên tai theo từng vùng đến năm 2030, tầm nhìn 2050 (Phần 1)


Nhằm nâng cao năng lực, chủ động phòng, chống thiên tai, thích ứng với biến đổikhí hậu, giảm tổn thất về người và tài sản của nhân dân và nhà nước; tạo điềukiện phát triển bền vững, góp phần bảo đảm quốc phòng, an ninh và từng bước xâydựng cộng đồng, xã hội an toàn trước thiên tai, Chính phủ đã đề ra những nhiệm vụ và giải pháp trong công tác phòng chống thiên tai theo từng vùngđến năm 2030, tầm nhìn 2050.

 

1. Vùng miền núi phía Bắc và Bắc Trung Bộ

Nhiệm vụ trọng tâm là phòng chống lũ, lũquét, sạt lở đất, rét hại, tập trung thực hiện một số nhóm nhiệm vụ và giảipháp chính như sau:

a)Nâng cao nhận thức về thiên tai

-Tuyên truyền phổ biến pháp luật về phòng chống thiên tai, nguy cơ thiên tai,các hoạt động làm gia tăng rủi ro thiên tai;

- Ràsoát, phân vùng, đánh giá rủi ro, cấp độ rủi ro, lập bản đồ cảnh báo thiên tai,nhất là lũ, lũ quét, sạt lở đất, rét hại;

-Hướng dẫn, phổ biến kỹ năng phòng tránh thiên tai nhất là đối với cán bộ cấp cơsở, cộng đồng dân cư và đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng sâu, vùng xa, vùng cónguy cơ cao xảy ra lũ, lũ quét, sạt lở đất;

b)Tăng cường cảnh báo, sẵn sàng ứng phó với lũ, lũ quét, sạt lở đất

-Xây dựng, củng cố hệ thống đo mưa nhân dân kết hợp cảnh báo mưa lớn, lũ quét,sạt lở đất. Hoàn thiện việc trang bị các thiết bị cảnh báo thiên tai đối vớicán bộ cấp cơ sở;

-Xây dựng hệ thống cảnh báo, theo dõi thiên tai, kết hợp với hệ thống thông tinliên lạc hiện có; trong đó ưu tiên thực hiện các hoạt động đo mưa, hệ thốngcảnh báo, theo dõi, giám sát nguy cơ xuất hiện lũ, lũ quét, sạt lở đất, ngậplụt tại các khu vực trọng điểm;

-Tăng cường hợp tác quốc tế chia sẻ thông tin phục vụ nâng cao khả năng cảnh báothiên tai.

-Xây dựng, rà soát và diễn tập phương án ứng phó với lũ, lũ quét, sạt lở đất,trong đó chú trọng xác định các kịch bản, bố trí lực lượng, phương tiện, trạngthiết bị tại những khu vực trọng điểm theo phương châm 4 tại chỗ để sẵn sàngứng phó;

-Xây dựng các kho vật tư dự trữ nhu yếu phẩm thiết yếu, máy móc, thiết bị đểkhắc phục kịp thời sự cố thiên tai, nhất là các khu vực thường xuyên bị chiacắt;

-Đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực cho lực lượng phòng chống thiên tai, nhấtlà lực lương cứu hộ, tìm kiếm cứu nạn tại chỗ để sẵn sàng triển khai khi có yêucầu.

c)Rà soát, di dời, bố trí sắp xếp lại dân cư;

-Xây dựng, rà soát, điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch đô thị, quy hoạchnông thôn và kế hoạch phòng chống thiên tai gắn với bố trí sắp xếp lại dân cư,tổ chức sản xuất thích ứng với thiên tai;

-Xây dựng cơ sở hạ tầng phù hợp với tập quán sinh sống của đồng bào. Chủ động tổchức việc di dời, bố trí sắp xếp lại dân cư đang sinh sống ở ven sông, suối;sườn đồi, núi; hạ lưu các hồ chứa; các khu vực có nguy cơ cao xảy ra lũ quét,sạt lở đất;

-Đối với các hộ chưa có điều kiện di dời, tập trung xây dựng, rà soát phương ánứng phó để sẵn sàng triển khai phương án đảm bảo an toàn về người và tài sản.

d)Quản lý lòng dẫn, khu dân cư và rừng phòng hộ

- Ràsoát, mở rộng khẩu độ thoát lũ đối với các công trình qua sông, suối không đảmbảo khả năng thoát lũ; thanh thải vật cản gây tắc nghẽn dòng chảy, nhất là trêncác suối, khe cạn để phòng ngừa nguy cơ xảy ra lũ ống, lũ quét khi mưa lớn; xâydựng công trình phòng chống lũ quét, sạt lở đất;

-Ngăn chặn và xử lý kịp thời tình trạng lấn chiếm lòng sông, suối thu hẹp khônggian thoát lũ, nhất là khu vực đô thị, khu tập trung dân cư; bạt sườn dốc đểxây dựng công trình, nhà ở; khai thác trái phép tài nguyên, khoáng sản làm giatăng rủi ro thiên tai;

- Tăng cườngquản lý, bảo vệ và phát triển rừng, nhất là rừng phòng hộ, hạn chế tác động làmgia tăng nguy cơ về lũ, lũ quét, ngập lụt.

d)Đảm bảo an toàn hồ chứa

-Thường xuyên rà soát, đánh giá thực trạng các hồ chứa, nhất là các hồ chứa nhỏdo địa phương quản lý, không tích nước đối với các hồ chứa không đảm bảo antoàn chống lũ để bảo đảm an toàn công trình và dân cư, cơ sở hạ tầng ở hạ du;

-Hoàn thành chương trình đảm bảo an toàn hồ chứa, nâng cấp hệ thống tiêu thoátnước, chống ngập úng, xây dựng hệ thống quan trắc chuyên dùng phục vụ điều hànhvà cảnh báo xả lũ hồ chứa

- Ápdụng công nghệ tiên tiến trong vận hành điều tiết hồ chứa, nhất là các hồ chứalớn Sơn La, Hòa Bình, Tuyên Quang, Thác Bà đảm bảo cắt lũ cho hạ du, đặc biệtlà thủ đô Hà Nội, đồng thời đảm bảo cấp nước trong mùa kiệt; xây dựng hệ thốnghỗ trợ vận hành liên hồ chứa trong tình huống khẩn cấp.

e)Tổ chức sản xuất thích ứng với thiên tai

-Xây dựng, rà soát, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sản xuất nông nghiệp để hạnchế thiệt hại do thiên tai gây ra và bảo đảm phát triển bền vững;

-Nghiên cứu, hướng dẫn chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, chuyển đổi thời vụsản xuất thích ứng với thiên tai;

-Xây dựng chuồng trại và các phương án phòng chống rét hại cho cây trồng, vậtnuôi…;

2. Vùng đồng bằng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ

Nhiệm vụ trọng tâm là phòng chống lũ, bão mạnh, siêu bão, suy thoáilòng dẫn. Tập trung thực hiện một số nhóm nhiệm vụ và giải pháp chính sau:

a) Nâng cao hiểu biết về rủi ro thiên tai

 - Tăng cường nhận thức về rủi rothiên tai, quản lý rủi ro thiên tai, ngăn chặn việc tạo ra rủi ro thiên tai mớivà giảm thiểu rủi ro thiên tai hiện hữu;

- Phổ biến, hướng dẫn kỹ năng phòng tránh lũ lớn, bão mạnh, siêu bão,nhất là vùng ven sông, ven biển;

- Xây dựng, rà soát phân vùng rủi ro thiên tai, cấp đội rủi ro thiêntai, lập bản đồ cảnh báo thiên tai, đặc biệt là đối với lũ, ngập lụt, bão mạnh,siêu bão.

b) Đảm bảo an toàn hệ thống đê điều

- Xây dựng, rà soát quy hoạch phòng chống thiên tai và thuỷ lợi, quyhoạch phòng chống lũ, quy hoạch đê điều gắn với quy hoạch sử dụng đất, quyhoạch đô thị, quy hoạch nông thôn nhất là ở bãi sông đảm bảo không gian thoátlũ;

- Xây dựng, rà soát bổ sung và diễn tập các phương án ứng phó lũ lớn,nước biển dân do bão, xả lũ khẩn cấp hồ chứa đảm bảo an toàn hệ thống đê điều;

- Bảo vệ không gian thoát lũ; cải tạo lòng dẫn, giải phóng các vật cảnở bãi sông, lòng sông; ngăn chặn và xử lý kịp thời vi phạm pháp luật về đê điều

- Hoàn thành chương trình nâng cấp hệ thống đê sông, đê biển đảm bảo antoàn chống lũ, bão theo tiêu chuẩn thiết kế, kết hợp với xây dựng nông thônmới;

- Hoàn thành việc thực hiện quy hoạch phòng chống lũ sông Đáy. Nghiêncứu, đề xuất xây dựng công trình để đảm bảo tỷ lệ phân lưu hợp lý giữa sôngHồng, sông Thái Bình hạn chế gia tăng áp lực lũ lên hệ thống đê sông Thái Bình;

c) Phòng chống bão mạnh, siêu bão, ngập lụt, hạn hán, sạt lở bờ sông,bờ biển

- Xây dựng, rà soát bổ sung và diễn tập các phương án ứng phó bão mạnh,siêu bão, ngập lụt, hạn hán. Trong đó có viêc sơ tán dân vùng ven biển, ở bãisông, huy động các nguồn lực tương ứng với các kịch bản;

- Xây dựng, củng cố hệthống thông tin liên lạc, kết hợp truyền tin cảnh báo, dự báo thiên tai tới cáctàu thuyền hoạt động trên biển; hoàn thành các khu neo đậu tàu thuyền tránh trúbão, kết hợp với dịch vụ, hậu cần nghề cá đảm bảo an toàn cho các phương tiện,tàu thuyền tránh trú bão.

- Xây dựng và ban hành tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật quốc giavề an toàn công trình, nhà ở phòng chống bão mạnh, siêu bão; phổ biến, hướngdẫn việc xây dựng nhà ở an toàn trước thiên tai theo tiêu chuẩn quốc gia, quychuẩn kỹ thuật quốc gia;

- Rà soát, củng cố, xây dựng hệ thống công trình thủy lợi phục vụ cấpnước, chống úng, chống hạn đảm bảo chủ động phục vụ dân sinh, sản xuất và pháttriển kinh tế - xã hội;

- Quản lý chặt chẽ việc khai thác cát, sỏi lòng sông nhất là trên cáctuyến sông lớn, làm suy thoái lòng dẫn, gia tăng nguy cơ sạt lở bờ sông và xâmnhập mặn, hạn chế khả năng lấy nước chống hạn;

- Xây dựng, củng cố hệ thống công trình phòng chống sạt lở bờ sông, xóilở bờ biển;

 

(Còn tiếp)

Cập nhật : 9:34 - 21/07/2021
In trang này Click here to Print it!