HỎI – ĐÁP DÀNH CHO ĐẠI BIỂU DÂN CỬ THÁNG 1 – SỐ 2

Câu hỏi:Pháp luật quy định như thế nào về dự kiến và phân bổ số lượng đạibiểu Quốc hội được bầu?

Trảlời:

Căn cứ Điều 7 Luật bầu cử đạibiểu Quốc hội và đại biểu Hộiđồng nhân dân 2015 và Điều 3 Nghị quyết 1185/NQ-UBTVQH14 ngày 11/01/2021 về dự kiến số lượng,cơ cấu, thành phần đại biểu Quốc hội khóa XV do Ủy ban Thường vụ Quốc hội banhành quy định:

Ủy ban thường vụ Quốc hội dự kiến và phân bổ số lượng đại biểu Quốchội được bầu ở mỗi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trên cơ sở sau đây:

- Mỗi tỉnh,thành phố trực thuộc trung ương có ít nhất là 03 đại biểu cư trú và làm việctại địa phương;

- Số lượngđại biểu tiếp theo được tính theo số dân và đặc điểm của mỗi địa phương, bảođảm tổng số đại biểu Quốc hội dự kiến được bầu là 500 đại biểu;

- Bảo đảmmỗi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có ít nhất là 06 đại biểu.

Dự kiến phânbổ đại biểu Trung ương ứng cử ở địa phương theo nguyên tắc:

- Đoàn đạibiểu Quốc hội có 06 đại biểu thì có 02 đại biểu Trung ương;

- Đoàn đạibiểu Quốc hội có 07 đại biểu thì có 03 đại biểu Trung ương;

- Đoàn đạibiểu Quốc hội có 08 đại biểu thì có 03-04 đại biểu Trung ương;

- Đoàn đạibiểu Quốc hội có 09 đại biểu thì có 04 đại biểu Trung ương;

- Đoàn đạibiểu Quốc hội có 11 đến 14 đại biểu thì có 05-07 đại biểu Trung ương;

- Đoàn đạibiểu Quốc hội có 29-30 đại biểu thì có 14-15 đại biểu Trung ương.

 

Câu hỏi:Pháp luật quy định như thế nào về dự kiến cơ cấu, thành phần nhữngngười được giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội?

Trảlời:

Căn cứ Điều 8 Luật bầu cử đạibiểu Quốc hội và đại biểu Hộiđồng nhân dân 2015 và Điều 2 Nghị quyết 1185/NQ-UBTVQH14 ngày 11/01/2021 về dự kiến số lượng, cơ cấu, thành phầnđại biểu Quốc hội khóa XV do Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành, dự kiến cơ cấu, thành phần những người được giớithiệu ứng cử đại biểu Quốc hội đượcquy định như sau:

- Căn cứ vào dự kiến số lượng đạibiểu Quốc hội được bầu, sau khi thống nhất ý kiến với Ban thường trực Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc ViệtNam và đại diện các tổ chức chính trị - xã hội, chậm nhất là 105 ngày trướcngày bầu cử, Ủy ban thường vụQuốc hội dự kiến cơ cấu, thành phần đại biểu Quốc hội; số lượng người của tổchức chính trị, tổ chức chính trị-xã hội, tổ chức xã hội, lực lượng vũ trangnhân dân, cơ quan nhà nước ở trung ương và địa phương được giới thiệu ứng cửđại biểu Quốc hội để bảo đảm tỷ lệ đại diện hợp lý của các tầng lớp nhân dântrong Quốc hội.

- Số lượng người dân tộc thiểu sốđược giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội do Ủyban thường vụ Quốc hội dự kiến trên cơ sở đề nghị của Hội đồng dântộc của Quốc hội, bảo đảm có ít nhất mười tám phần trăm tổng số người trongdanh sách chính thức những người ứng cử đại biểu Quốc hội là người dân tộcthiểu số.

- Số lượng phụ nữ được giới thiệuứng cử đại biểu Quốc hội do Ủy ban thườngvụ Quốc hội dự kiến trên cơ sở đề nghị của Đoàn chủ tịch Ban chấp hành trungương Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam, bảo đảm có ít nhất ba mươi lăm phần trămtổng số người trong danh sáchchính thức những người ứng cử đại biểuQuốc hội là phụ nữ.

- Dự kiến cơ cấu, thành phần vàphân bổ số lượng người được giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội của Ủy ban thường vụ Quốc hội được gửi đến Hộiđồng bầu cử quốc gia, Ban thường trực Ủyban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Ủy ban bầu cử ở tỉnh, thành phố trực thuộctrung ương, Ban thường trực Ủy ban Mặttrận Tổ quốc Việt Nam cấp tỉnh.

Theo đó, ở nhiệm kỳ Quốchội khóa XV, Ủy ban Thường vụ Quốc hội dự kiến số lượng,cơ cấu, thành phần đại biểu Quốc hội ở trung ương và địa phương như sau:

1. Số lượngđại biểu ở các cơ quan trung ương là 207 đại biểu (41,4%)

Số lượng đạibiểu ở các cơ quan trung ương được phân bổ cho các cơ quan, tổ chức, đơn vị nhưsau:

- Các cơquan Đảng : 10 đại biểu (2,0%).

- Cơ quanChủ tịch nước : 03 đại biểu (0,6%).

- Các cơquan của Quốc hội, cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Văn phòng Quốc hội(đại biểu Quốc hội chuyên trách ở trung ương): 133 đại biểu (26,6%).

- Chính phủ,cơ quan thuộc Chính phủ (bao gồm cả Bộ trưởng Bộ Quốc phòng và Bộ trưởng BộCông an): 15 đại biểu (3,0%).

- Lực lượngvũ trang:

+ Quân đội(cơ quan Bộ, các quân khu, quân chủng và lĩnh vực trọng yếu): 12 đại biểu(2,4%);

+ Công an:02 đại biểu (0,4%).

- Tòa ánnhân dân tối cao : 01 đại biểu (0,2%).

- Viện kiểmsát nhân dân tối cao: 01 đại biểu (0,2%).

- Kiểm toánnhà nước : 01 đại biểu (0,2%).

- Mặt trậnTổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên: 29 đại biểu (5,8%).

2. Số lượngđại biểu Quốc hội ở địa phương là 293 đại biểu (58,6%)

Số lượng đạibiểu Quốc hội ở địa phương được phân bổ như sau:

a) Cơcấu định hướng gồm 220 đại biểu (44%)

Cơ cấu địnhhướng là cơ cấu khung để các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương làm căn cứđể giới thiệu người ứng cử, gồm:

- Lãnh đạochủ chốt ở các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương kiêm Trưởng Đoàn đại biểuQuốc hội (Bí thư hoặc Phó Bí thư, Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch Ủy bannhân dân) 63 đại biểu (12,6%).

- Đại biểuQuốc hội hoạt động chuyên trách tại Đoàn đại biểu Quốc hội 67 đại biểu (13,4%)(đối với thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, tỉnh Nghệ An và tỉnh ThanhHóa, mỗi địa phương có 02 đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách).

- Mặt trậnTổ quốc Việt Nam : 09 đại biểu (1,8%)

- Công đoàn: 06 đại biểu (1,2%).

- Đoàn Thanhniên cộng sản Hồ Chí Minh: 05 đại biểu (1,0%).

- Hội Liênhiệp phụ nữ Việt Nam: 07 đại biểu (1,4%).

- Hội Nôngdân Việt Nam : 05 đại biểu (1,0%).

- Hội Cựuchiến binh Việt Nam : 03 đại biểu (0,6%).

- Đại biểutôn giáo : 06 đại biểu (1,2%).

- Quân đội(bao gồm Bộ Chỉ huy quân sự và Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng cấp tỉnh): 14 đạibiểu (2,8%).

- Công an :09 đại biểu (1,8%).

- Tòa ánnhân dân, Viện Kiểm sát nhân dân, Sở Tư pháp: 13 đại biểu (2,6%), trong đó: Tòaán nhân dân: 05 đại biểu; Viện Kiểm sát nhân dân: 04 đại biểu; Sở Tư pháp: 04đại biểu.

- Tổ chứckhoa học, công nghệ, giáo dục, đào tạo (viện nghiên cứu, đại học, học viện,...): 06 đại biểu (1,2%).

- Doanhnghiệp, hiệp hội, nghiệp đoàn về lĩnh vực sản xuất kinh doanh: 07 đại biểu(1,4%).

b) Cơcấu hướng dẫn do các địa phương giới thiệu 73 đại biểu (14,6%).

Cơ cấu hướngdẫn là cơ cấu linh hoạt để các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương làm căn cứđể giới thiệu người ứng cử tiêu biểu, gồm đại diện các ngành: khoa học - côngnghệ, lao động, thương binh - xã hội, giáo dục, y tế, văn hóa - nghệ thuật, đạidiện Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên ... Trong cơcấu này, cần quan tâm phân bổ hợp lý số người là phụ nữ, ngoài Đảng, dân tộc,trẻ tuổi và tự ứng cử.

3. Cơ cấukết hợp

Cơ cấu kếthợp là các cơ cấu theo chỉ tiêu kết hợp. Một người ứng cử đại biểu Quốc hội cóthể có nhiều hơn một cơ cấu kết hợp, gồm:

- Đại biểulà Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoảng 95 đồng chí (14%), trong đó có12-14 đồng chí là Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng.

- Đại biểulà người ngoài Đảng : từ 25-50 đại biểu (5%-10%).

- Đại biểutrẻ tuổi (dưới 40 tuổi) : khoảng 50 đại biểu (10%).

- Đại biểutái cử : khoảng 160 đại biểu (32%).

- Đại biểulà người dân tộc thiểu số bảo đảm tỷ lệ ít nhất 18% tổng số người trong danhsách chính thức những người ứng cử đại biểu Quốc hội.

- Đại biểulà phụ nữ bảo đảm tỷ lệ ít nhất 35% tổng số người trong danh sách chính thứcnhững người ứng cử đại biểu Quốc hội.

 

Thamkhảo:

Luật bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hộiđồng nhân dân 2015

Chỉ thị 45-CT/TW ngày 20/6/2020 về lãnh đạo cuộc bầucử đại biểu Quốc hội khoá XV và bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệmkỳ 2021-2026 do Ban Chấp hành Trung ương ban hành;

Nghị quyết 1185/NQ-UBTVQH14 ngày 11/01/2021 về dự kiến số lượng,cơ cấu, thành phần đại biểu Quốc hội khóa XV do Ủy ban Thường vụ Quốc hội banhành;

Cập nhật : 15:19 - 20/07/2021
In trang này Click here to Print it!