KỸ NĂNG GIÁM SÁT CHUYÊN ĐỀ TRONG LĨNH VỰC ĐẤT ĐAI CỦA ĐẠI BIỂU HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN (Phần 1)

Kỹ năng giám sát chuyên đềchuyên sâu trong lĩnh vực đất đai của Đại biểu Hội đồng nhân dân là việc Đạibiểu Hội đồng nhân dân giám sát, theo dõi, xem xét, đánh giá vấn đề hoặc hoạtđộng của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc quản lý và sử dụng đất đai tạiđịa phương bảo đảm hiệu quả và tuân thủ Hiến pháp và pháp luật.

 

1.  Khái niệm kỹ năng giám sát chuyên đề trong lĩnh vực đất đai của đại biểu Hội đồng nhân dân

Giám sát là chức năng, nhiệm vụ cơ bản, quan trọng của các cơ quan dân cử ở nước ta. Từ khi thành lập nước đến nay, Đảng và Nhà nước ta luôn coi trọng việc giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp có nhiều chuyển biến tích cực nhưng cũng đặt ra nhiều vấn đề về mặt lý luận và thực tiễn cần hoàn thiện.

Theo quy định của Điều 2, Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân: “1. Giám sát là việc chủ thể giám sát theo dõi, xem xét, đánh giá hoạt động của cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát trong việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình, xử lý theo thẩm quyền hoặc yêu cầu, kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý”. Theo quy định của pháp luật, có rất nhiều chủ thể thực hiện nhiệm vụ giám sát bao gồm: Quốc hội, Hội đồng nhân dân, Nhân dân… trong đó có giám sát của Đại biểu Hội đồng nhân dân có vai trò hết sức quan trọng.

Khoản 2, Điều 6, Luật Tổ chức Chính quyền địa phương năm 2015 quy định: “Đại biểu Hội đồng nhân dân là người đại diện cho ý chí, nguyện vọng của Nhân dân địa phương, chịu trách nhiệm trước cử tri địa phương và trước Hội đồng nhân dân về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn đại biểu của mình”. Đại biểu hội đồng nhân dân thực hiện chức năng giám sát và tổ chức thực hiện chức năng giám sát có hiệu quả góp phần thực thi các quy định của Hiến pháp và pháp luật của các cơ quan nhà nước từ trung ương đến địa phương. Thông qua hoạt động giám sát của các Đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp góp phần thực hiện tốt chức năng ban hành Nghị quyết và quyết định những vấn đề quan trọng ở địa phương. Hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân bao gồm: xem xét báo cáo công tác của Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, cơ quan thi hành án dân sự cùng cấp và các báo cáo khác; xem xét việc trả lời chất vấn của những người bị chất vấn;  xem xét quyết định của Ủy ban nhân dân cùng cấp, nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp dưới trực tiếp có dấu hiệu trái với Hiến pháp, luật, văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên, nghị quyết của Hội đồng nhân dân cùng cấp; giám sát chuyên đề; lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Hội đồng nhân dân bầu. Hội đồng nhân dân thực hiện rất nhiều các hoạt động giám sát trên các lĩnh vực kinh tế, văn hoá, xã hội, môi trường… trong đó có những vấn đề nỏng bỏng hiện nay đó là đất đai.

Điều 22, Luật đất đai năm 2013 quy định nội dungquản lý nhà nước về đất đai:

“1. Ban hành văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sửdụng đất đai và tổ chức thực hiện văn bản đó.

2. Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địagiới hành chính, lập bản đồ hành chính.

3. Khảo sát, đo đạc, lập bản đồ địa chính, bản đồ hiệntrạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất; điều tra, đánh giá tàinguyên đất; điều tra xây dựng giá đất.

4. Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.

5. Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất,chuyển mục đích sử dụng đất.

6. Quản lý việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi thuhồi đất.

7. Đăng ký đất đai, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấpGiấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liềnvới đất.

8. Thống kê, kiểm kê đất đai.

9. Xây dựng hệ thống thông tin đất đai.

10. Quản lý tài chính về đất đai và giá đất.

11. Quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụcủa người sử dụng đất.

12. Thanh tra, kiểm tra, giám sát, theo dõi, đánh giáviệc chấp hành quy định của pháp luật về đất đai và xử lý vi phạm pháp luật vềđất đai.

13. Phổ biến, giáo dục pháp luật về đất đai.

14. Giải quyết tranh chấp về đất đai; giải quyết khiếunại, tố cáo trong quản lý và sử dụng đất đai.

15. Quản lý hoạt động dịch vụ về đất đai”.

Nhưvậy, Kỹ năng giám sát chuyên đề chuyên sâu trong lĩnh vực đất đai của Đại biểuHội đồng nhân dân là việc Đại biểu Hội đồng nhân dân giám sát, theo dõi, xemxét, đánh giá vấn đề hoặc hoạt động của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc quảnlý và sử dụng đất đai tại địa phương bảo đảm hiệu quả và tuân thủ Hiến pháp vàpháp luật.

Trong năm 2020, Trường Đại học Nội vụ Hà Nội đã tiếnhành khảo sát đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp đối với chương trình bồi dưỡngđại biểu Hội đồng nhân dân đầu nhiệm kỳ do Bộ Nội vụ tổ chức với mẫu khảo sát ở7 tỉnh, thành phố về 2 nội dung:

- Thực trạng Chương trình bồi dưỡng nhiệm kỳ 2016-2021

- Nhu cầu về nội dung bồi dưỡng nhiệm kỳ 2021-2026

“Qua khảo sát cho thấy trên 70% đại biểu Hộiđồng nhân dân cấp tỉnh quan tâm tới các chuyên đề chuyên sâu gồm: lĩnhvực đất đai, lĩnh vực môi trường, lĩnh vực tài nguyên, lĩnh vựcnông thôn mới, lĩnh vực lao động việc làm. Điều này cho thấy đại biểu cần cungcấp kiến thức chuyên ngành chuyên sâu để giúp cho hoạt động giám sát, quyếtđịnh các vấn đề quan trọng ở địa phương. Trong khảo sát chỉ đưa ra các lĩnh vựctrên để đại biểu cho ý kiến mà không để mở rộng để đại biểu tự đề xuất lĩnh vựcmà mình quan tâm, do vậy, có thể còn có các lĩnh vực khác mà chưa được đánhgiá”[1].

Trong thời gian tới, trong việc xây dựng thẩmquyền của Hội đồng nhân dân cần cân nhắc đến yếu tố đặc thù của Việt Nam là đấtđai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước là đại diện chủ sở hữu, do vậy, cần xâydựng cơ chế giám sát hữu hiệu nhằmtránh tập trung quyền lực vào cơ quan hành chính hoặc người được trao quyềntrong cơ quan hành chính, và tránh được sự tham ô lãng phí, không được kiểmsoát, ngăn chặn kịp thời những hành vi sai trái trong việc quản lý và sử dụng đấtđai tại các địa phương.

(Còn tiếp)


TÀI LIỆUTHAM KHẢO

1. Hiếnpháp năm 2013

2. LuậtGiám sát Quốc hội và Hội đồng nhân dân

3. LuậtTổ chức chính quyền địa phương năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2019

4. TrườngĐại học Nội vụ, Báo cáo kết quả khảo sát về hoạt động bồi dưỡng đại biểu Hội đồngnhân dân nhiệm kỳ 2016 – 2021, Hà Nội, năm 2020.

5. Hội đồng nhân dân thành phố giám sátcông tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai,xây dựng trên địa bàn xã Vĩnh Thái,  (khanhhoa.gov.vn), truy cập ngày 12/4/2021

6.  Đại biểu HĐND bản lĩnh thì công tác giámsát sẽ không còn hình thức, https://baomoi.com/, truy cập ngày 12/4/2021



[1] Trường Đại học Nội vụ, Báo cáo kết quả khảo sát về hoạtđộng bồi dưỡng đại biểu Hội đồng nhân dân nhiệm kỳ 2016 – 2021, Hà Nội, năm2020.

Cập nhật : 15:07 - 20/07/2021
In trang này Click here to Print it!