NHỮNG THÁCH THỨC VÀ THỜI CƠ TRONG CÔNG TÁC PHÒNG CHỐNG THIÊN TAI GIAI ĐOẠN HIỆN NAY[1]

Nhằm định hướng cho công tácphòng chống thiên tai trong điều kiện biến đổi khí hậu, việc xây dựng “Chiếnlược Quốc gia về Phòng, chống thiên tai đến năm 2030, tầm nhìn 2050” theo hướngchủ động thích nghi, nâng cao khả năng ứng phó, giảm thiểu rủi ro do thiên taitiến tới xây dựng một xã hội an toàn hơn trước thiên tai là rất cần thiết vàcấp bách. Muốn vậy, trước hết, những nhà hoạch định chính sách cần nhân thức vàhiểu rõ những thách thức và thời cơ trong công tác phòng chống thiên tai giaiđoạn hiện nay.

 

1.Thách thức

a) Diễn biến thiên tai và tác động của biến đổi khí hậu

Việt Nam nằm trong vùng nhiệtđới gió mùa, địa hình rất đa dạng với trên 3.000 km bờ biển , 3/4 diện tíchlãnh thổ là đồi núi, cùng với hệ thống sông, suối dày đặc,… Những năm gần đâydiễn biến thiên tai ngày càng phức tạp, với sự xuất hiện của 20/21 loại hìnhtrên phạm vi cả nước (trừ sóng thần) và có xu thế gia tăng cả về tần suất, phạmvi cũng như mức độ nguy hiểm, nhất là các trận thiên tai lớn làm gia tăng nguy cơrủi ro thiên tai đối với con người, tài sản và các hoạt động sản xuất kinhdoanh nhất là các đối tượng dễ bị tổn thương (người nghèo, người có thu nhậpthấp,…), các khu vực có nguy cơ cao chịu tác động của thiên tai (khu vực thấptrũng ven sông, suối, ven biển; khu vực thường xuyên bị lũ chia cắt, sườn đồi,núi,…)

Theo kịch bản biến đổi khíhậu năm 2016, vào giữa thế kỷ 21, nhiệt độ trung bình năm trên toàn quốc tăngphổ biến ở mức từ 1,3÷2,30C, trong đó khu vực phía Bắc tăng từ 1,6÷2,30C, khu vựcphía Nam tăng từ 1,3÷1,90C; lượng mưa năm có xu thế tăng ở hầu hết các vùng trêncả nước. Mức tăng phổ biến từ 3÷15%, trong đó lượng mưa mùa mưa tăng, lượng mưa mùa khô giảm. Như vậycó thể thấy rằng với sự gia tăng của nhiệt độ và lượng mưa sẽ làm diễn biếnthiên tai nói chung và lũ lụt, hạn hán, xâm nhập mặn nói riêng ngày càng cựcđoan và có xu thế ngày càng lớn hơn. Cùng với đó là mực nước biển dâng cao sẽgây ngập lụt nghiêm trọng đến vùng cửa sông, ven biển, theo dự báo vào cuối thếkỷ 21, mực nước biển dâng cao 1m sẽ làm 39% diện tích vùng đồng bằng sông CửuLong, 17% diện tích vùng đồng bằng sông Hồng, 2,5% diện tích các tỉnh ven biểnmiền Trung và gần 20% diện tích thành phố Hồ Chí Minh có nguy cơ bị ngập.

Đây là những thách thức to lớn trong công tác phòng chốngthiên tai ở Việt Nam trong thời gian tới.

b) Tácđộng của quá trình phát triển kinh tế, xã hội trong nước

Những năm qua, các hoạtđộng phát triển kinh tế xã hội ở thượng nguồn và vùng trung du, đồng bằng trongphạm vi lưu vực sông diễn ra rất mạnh mẽ, song công tác phòng chống thiên tai lạichưa được quan tâm đúng mức, các hoạt động phòng chống thiên tai chưa đồng bộ vớiphát triển kinh tế - xã hội đã làm gia tăng nguy cơ rủi ro thiên tai, thậm chíxuất hiện những loại hình thiên tai mới. Trong đó, điển là:

- Rừng phòng hộ đầu nguồn: Nạn chặt phá rừng, khai thác tàinguyên vùng đầu nguồn quá mức đã làm suy giảm tầng phủ thực vật, mất khả năngđiều tiết của rừng nên về mùa mưa nước lũ tập trung nhanh hơn, lưu tốc dòngchảy lớn hơn làm gia tăng làm gia tăng lũ, ngập lụt và sạt lở bờ sông. Ngượclại, về mùa kiệt do lượng nước ngầm trữ lại lưu vực giảm làm suy kiệt dòng chảygây thiếu nước, qua đó làm tăng nguy cơ rủi ro về hạn hán,xâm nhập mặn;

-Xây dựng hồ chứa: Với việc xây dựng tổng số 6.886 hồ chứa (kể cả hồ thủy điện),tổng dung tích khoảng 62 tỷ m3 đã tích tụ lượng bùn cát hàng năm trong các hồchứa là rất lớn, đây là nguyên nhân cơ bản dẫn đến mất cân bằng bùn cát đối vớivùng hạ du, làm gia tăng tình trạng xói lở bờ sông, bờ biển nhất là những nămgần đây, trong đó đặc biệt là vùng đồng bằng sông Cửu Long.

-Khai thác cát sỏi lòng sông: Những năm gần đây, hoạt động khai thác cát ở cácsông diễn ra rất mạnh mẽ trên pham vi cả nước, đặc biệt là trên hệ thống sôngHồng và hệ thống sông Cửu Long để phục vụ phát triển kinh tế - xã hội tại haivùng kinh tế phát triển nhất cả nước. Việc khai thác cát, sỏi quá mức, cùng vớilượng cát được giữ lại tại các hồ chứa đã làm mất cân bằng bùn cát nghiêmtrọng, đồng thời làm đáy sông ngày càng sâu thêm, là nguyên nhân quan trọng gâysạt lở bờ sông, xói lở bờ biển và gia tăng khả năng xâm nhập mặn, cũng như hạnchế khả năng lấy nước của các công trình thủy lợi.

-Khai thác nước ngầm: Việc khai thác nước ngầm quá mức để nuôi trồng thủy, hảisản, nhất là ở các tỉnh Bạc Liêu, Cà Mau thời gian gần đây đã gây ra hiện tượnglún, sụt đất trên diện rộng. Theo báo cáo của Viện Địa chất Na Uy, tốc độ lúnsụt đất tại vùng bán đảo Cà Mau trong vài năm gần đây ở mức 3cm/năm. Đây cũnglà nguyên nhân làm gia tăng nguy cơ ngập lụt; đồng thời cùng với việc suy thoáirừng ngập mặn ven biển do nuôi trồng hải sản và các hoạt động sinh kế khác đãlàm gia tăng tình trạng sạt lở bờ sông, xói lở bờ biển nhất là vùng bán đảo CàMau những năm qua.

-Xây dựng cơ sở hạ tầng, nhà ở: Cùng với phát triển kinh tế, xã hội, việc xâydựng cơ sở hạ tầng như các công trình giao thông, khu dân cư, khu công nghiệp,khu nghỉ dưỡng, khu vui chơi giải trí,…đã làm cản lũ, gia tăng rủi ro ngập lụt,thậm chí ở một số nơi làm phát sinh thiên tai mới như sạt lở đất, sạt lở bờsông, xói lở bờ biển

Bên cạnh đó, yêu cầu đượcsống, sản xuất, kinh doanh, phát triển kinh tế - xã hội trong môi trường antoàn trước thiên tai của toàn xã hội ngày càng cao.

c) Sựphát triển của các nước trong các lưu vực sông có liên quan

Phát triển kinh tế, xãhội, gia tăng sử dụng nước, xây dựng các hồ chứa, khai thác rừng, phát triểnkhu công nghiệp ở thượng nguồn sông Hồng, sông Mê Công thuộc địa phận các nướcTrung Quốc, Lào, Thái Lan, Campuchia đã và sẽ dẫn đến mất cân bằng bùn cát, hạthấp lòng sông, suy giảm nguồn nước, giảm khả năng điều tiết của các khu chứa lớnnhư Biển Hồ góp phần làm trầm trọng hơn tình hình lũ, hạn, xâm nhập mặn, xói lởbờ sông, bờ biển ở Việt Nam.

Những thách thức đó,đòi hỏi công tác phòng, chống thiên tai phải được tăng cường hơn nữa và thựcthi biện pháp quản lý tổng hợp, nâng mức đảm bảo an toàn của các công trình cơsở hạ tầng thiết yếu, tăng cường các cơ chế hợp tác liên quốc gia, cũng nhưtăng cường nghiên cứu các giải pháp căn cơ, triệt để để ngăn mặn, trữ nước ở hạlưu.

2.Thời cơ

a) Đổi mới và phát triển của đấtnước

Cùngvới quá trình đổi mới và phát triển của đất nước, công tác phòng, chống thiêntai được Đảng và nhà nước quan tâm chỉ đạo thực hiện. Những chủ trương lớn vềphòng, chống thiên tai được đưa vào các văn kiện của Đảng, Nghị quyết của Banchấp hành Trung ương.

Quátrình phát triển với mục tiêu năm năm tới đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế bìnhquân 5 năm đạt 6,5 - 7%/năm, GDP bình quân đầu ngườikhoảng 3.200 - 3.500 USD; tổng vốn đầu tư toàn xã hội bình quân 5 nămbằng khoảng 32 - 34% GDP; xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ với một sốcông trình hiện đại; đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục, đào tạo; tăng cườngtiềm lực khoa học, công nghệ; phát triển bền vững văn hóa, xã hội là cơ hội đểcông tác phòng, chống thiên tai được đầu tư nhiều hơn góp phần vào quá trìnhphát triển bền vững của đất nước.

b) Phát triển của khoa học côngnghệ

Khoahọc, công nghệ có bước phát triển vượt bậc, toàn diện trên nhiều lĩnh vực gópphần thúc đẩy phát triển của các ngành nói chung trong đó có lĩnh vực phòng, chốngthiên tai nói riêng.

Côngnghệ quan trắc từ xa, viễn thám, vệ tinh, tự động hóa giúp hoàn thiện trạm quantrắc theo tiêu chuẩn, nhất là khu vực thượng nguồn xa khu dân cư, nâng cao nănglực đo đạc nhanh, chính xác địa hình, lòng dẫn, tăng khả năng giám sát rừng, thảmphủ, ngập lụt, trượt lở đất đá, sạt lở bờ sông, bờ biển …

Côngnghệ mô hình toán, mô hình vật lý, các phương pháp tính, thông kê hiện đại giúpdiễn toán, phân tích các bài toán quy hoạch tổng thể cả vùng rộng lớn theo 2, 3chiều, đảm bảo độ chính xác cao, tốc độ tính toán nhanh, lường trước nhiều kịchbản bất lợi có thể xảy ra…

Côngnghệ thông tin hiện đại phát triển mạnh mẽ giúp kết nối, đảm bảo thông tin liênlạc trong mọi tình huống thiên tai, kết nối thông suốt với khu vực miền núi, hảiđảo, tầu thuyền trên biển, với các hình thức trực quan kết hợp thoại, gửi dữ liệu,truyền hình ảnh, video...

Côngnghệ vật liệu mới, thi công, xây dựng công trình giúp thi công nhanh, đảm bảochất lượng, thi công ở các điều kiện địa hình, địa chất phức tạp, xử lý các sựcố công trình nghiêm trọng.

c) Hợp tác quốc tế trong lĩnhvực phòng, chống thiên tai

Với chủ trương thực hiệnnhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hữu nghị, hợp tác vàphát triển, đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ, chủ động và tích cực hộinhập, hợp tác, thực hiện hiệu quả các cam kết quốc tế; trên cơ sở các cơ chế hợptác hiện có ở khu vực và trên thế giới như: Khunghành động Sendai, UNFCCC, hiệp định ADDMER, diễn đàn GFDRR,khuôn khổ hợp tác ACDM, ARF ADMM+,tăngcường hợp tác quốc tế nhất là tăng cường chia sẻ thông tin, dự báo, cảnh báo vềthiên tai, phối hợp, hỗ trợ tìm kiếm cứu nạn, tầu thuyền trú tránh bão, áp thấpnhiệt đới, quản lý tài nguyên nước là cơ hội để Việt Nam phát triển và nâng tầmcông tác phòng, chống thiên tai trong thời gian tới.

Từ những nhận thức đầyđủ về bài học kinh nghiệm thành công, các hạn chế, nguyên nhân, thách thức, thờicơ cho thấy cần phải xây dựng mới Chiến lược Quốc gia phòng, chống và giảm nhẹthiên tai.

 



[1] Bộ NN&PTNT. Đề án “Chiến lược quốc giaphòng, chống thiên tai đến năm 2030, tầm nhìn 2050”, tháng 1/2019.

Cập nhật : 14:52 - 20/07/2021
In trang này Click here to Print it!