NHỮNG ĐIỂM MỚI CỦA LUẬT BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG NĂM 2020 (Phần 4)

Luật Bảo vệ môi trườngnăm 2020 gồm 16 chương, 171 điều; được bố cục lại so với Luật Bảo vệ môi trường năm 2014, đưa các quy định về bảo vệ các thành phần môi trường lên đầu, thểhiện rõ mục tiêu xuyên suốt là bảo vệ các thành phần môi trường, bảo vệ sức khỏengười dân, coi đây là nội dung trọng tâm, quyết định cho các chính sách bảo vệ môi trường khác. So với Luật Bảo vệ môi trường năm 2014, Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 có rất nhiều điểm mới, một số điểm mới mang tính đột pháchính như sau:

 

8. Cụ thể hóa các quy định về ứng phó biến đổi khí hậu, thúc đẩy pháttriển thị trường các-bon trong nước

Luật Bảo vệmôi trường năm 2020 đã bổ sung các quy định về thíchứng với biếnđổi khí hậu, giảm nhẹ phát thải khí nhà kính, bảo vệ tầng ô-zôn, trongđó xác định nội dung và trách nhiệm của Bộ TN&MT, các Bộ, ngành liên quanvà địa phương về thích ứng với biến đổi khí hậu và giảm nhẹ phát thải khínhà kính; bổ sung quyđịnh về lồng ghép nội dung ứng phó với biến đổi khí hậu vàohệ thống chiến lược, quy hoạch, thực hiện cam kết quốc tế về biếnđổi khí hậu và bảo vệ tầng ô-dôn.

Đặcbiệt, Luật đã lần đầu tiên chế định về tổ chức và phát triển thị trường các-bon như là công cụ để thúc đẩygiảm phát thải khí nhà kính trong nước, góp phần thực hiện đóng góp về giảm nhẹphát thải khí nhà kính do Việt Nam cam kết khi tham gia Thỏa thuận Paris về biếnđổi khí hậu.Trong đó,quy định rõ đối tượng được phân bổ hạnngạch phát thải khí nhà kính và có quyền trao đổi, mua bán trên thị trườngcác-bon trong nước; căn cứ xác định hạn ngạch phát thải khí nhà kính;trách nhiệm của các cơ quan quản lý, tổ chức liên trong trong việc phân bổ hạn ngạch phát thải khí nhà kính; lộtrình và thời điểm triển khaithị trường các-bon trong nước để phù hợp vớiđiều kiện kinh tế - xã hội của đất nước và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xãhội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

9. Hoàn thiện hành lang pháp lý bảo vệ di sản thiên nhiênphù hợp với pháp luật quốc tế về di sản thế giới, đáp ứng yêu cầu của quá trìnhhội nhập quốc tế

Theo Công ước về bảo vệ disản văn hóa và thiên nhiên thế giới (Công ước di sản thế giới), di sản thế giớiđược chia làm 02 loại bao gồm: di sản thiên nhiên và di sản văn hóa có các đặcđiểm, tiêu chí hoàn toàn khác nhau (tiêu chí của di sản thiên nhiên gắn với cácyếu tố của tự nhiên, trong đó tiêu chí của di sản văn hóa gắn với yếu tố conngười). Việt Nam đã tham gia Công ước này từ năm 1987, tuy nhiên, hệ thống phápluật của Việt Nam về quản lý di sản thiên nhiên chưa nội luật hóa đầy đủ vàtương thích với nội dung của Công ước. Các quy định về đối tượng là di sảnthiên nhiên của Việt Nam đang được quy định tản mạn trong một số pháp luậtchuyên ngành như Luật Đa dạng sinh học (khu bảo tồn đất ngập nước), Luật Lâmnghiệp (khu bảo tồn là rừng đặc dụng), Luật Thủy sản (khu bảo tồn biển), thậmchí còn được quy định trong pháp luật về di sản văn hóa (Luật Di sản văn hóaquy định di sản văn hóa còn bao gồm cả danh lam thắng cảnh là một đối tượng củadi sản thiên nhiên), do đó, chưa bao quát được toàn bộ các đối tượng là di sảnthiên nhiên cần bảo vệ (như công viên địa chất toàn cầu, khu dự trữ sinh quyển,khu Ramsar –khu đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế, vườn di sản ASEAN),đồng thời thiếu quy định về việc xác lập cũng như chế độ quản lý các di sảnthiên nhiên cấp quốc tế này. Điều này tạo ra rào cản trong quá trình hội nhậpvà thực hiện Công ước di sản thế giới mà Việt Nam đã tham gia cũng như phátsinh nhiều vấn đề chưa được xử lý trong thực tiễn quản lý hiện nay.

Để khắc phục các bất cậpnày, Luật Bảo vệ môi trường 2020 đã đưa ra các quy định về tiêu chíxác lập di sản thiên nhiên dựa trên cơ sở các tiêu chí của quốc tế và thực tiễnđiều kiện Việt Nam hiện nay; trong đó đối với các đối tượng là di sản thiênnhiên đã được quy định trong pháp luật về lâm nghiệp, thủy sản, đa dạng sinhhọc và di sản văn hóa thì vẫn thực hiện theo các quy định này để tránh xáotrộn, chồng chéo. Đồng thời, quy định việc điều tra, đánh giá, quản lý và BVMT di sản thiên nhiên để bảo vệ, phát huy giá trịbền vững di sản thiên nhiên ở nước ta.

10.Tạo lập chính sách phát triển các mô hình tăng trưởng kinh tế bềnvững, thúc đẩy kinh tế tuần hoàn, phục hồi và phát triển nguồn vốn tự nhiên

Phát triển kinh tế bền vững thông quaviệc thúc đẩy các mô hình kinh tếxanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế ít phát thải các-bon, đầu tư vào vốn tự nhiên đang là xu hướng chủđạo trong phát triển kinh tế của các nước trên thế giới hiện nay, nhất là cácnước đang phát triển. Các mô hình này tập trung vào việc đầu tư sảnxuất, tiêu dùng, xuất nhập khẩu, phân phối và kinh doanh các sản phẩm, hàng hóavà dịch vụ hướng tới tối ưu hóa sửdụng nguyên liệu, vậtliệu, năng lượng và chất thải, thân thiện với môi trường; đầu tư vào vốn tựnhiên.

Ở nước ta, nhiều chủ trương, chínhsách của Đảng và Nhà nước về thúc đẩy tăng trưởng xanh, phát triển nền kinh tếtuần hoàn, hướng tới phát triển bền vững cũng đã được ban hành nhưng còn thiếucơ sở pháp lý tạo nền tảng cho thúc đẩy các mô hình kinh tế này.Vốn tự nhiên là các nguồn tài nguyên thiên nhiên, baogồm tài nguyên đất, tài nguyên nước, tài nguyên rừng, nguồn lợi thủy sản,khoáng sản, nhiên liệu hóa thạch, các nguồn năng lượng tự nhiên và các dịch vụhệ sinh thái tự nhiên. Cũng giống như các dạng vốn khác (vốn vật chất, vốn tàichính và vốn con người), vốn tự nhiên cũng có thể bị suy giảm và suy thoái doquá trình sản xuất và tiêu dùng. Tuy nhiên, trong thời gian qua, với mô hìnhtăng trưởng trước đây, chúng ta mới chỉ tập trung tích lũy nhanh vốn vật chất,tài chính và con người mà thiếu đi sự quan tâm tới sự suy giảm, cạn kiệt của vốntự nhiên, tạo ra những rủi ro và thách thức lớn cho thế hệ tương lai.

Để giải quyết vấn cácvấn đề này, đồng thời tạo động lực phát triển bền vững và nâng cao chất lượngtăng trưởng và sự thịnh vượng quốc gia, Luật Bảo vệ môi trường 2020 đãbổ sung một chương về các công cụ kinh tế và nguồn lực cho bảovệ môi trường. Trong đó, đã bổ sung các chính sách về phát triển ngành côngnghiệp môi trường, dịch vụ môi trường, sản phẩm, dịch vụ thân thiện môi trường; ưu tiên thực hiện mua sắm xanh đối với dự án, nhiệm vụ sử dụngngân sách nhà nước; thúc đẩy việc khaithác, sử dụng và phát triển vốn tự nhiên; đặc biệt là thúc đẩy kinh tế tuần hoàn. Đồng thời, bổ sung chính sách về tíndụng xanh, trái phiếu xanh để huy động đa dạng các nguồn lực xã hội cho bảo vệ môi trường.

Với nhiều chính sách mới mang tính độtphá, Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 được kỳ vọng sẽ tạo bước tiến lớntrong công tác bảo vệ môi trường tại nước ta. Để bảo đảmthi hành Luật Bảo vệ môi trường 2020 có hiệu quả, thờigian tới, chúng ta phải tập trung rà soát các văn bản quy phạm pháp luật hiện hànhcó liên quan đến Luật Bảo vệ môi trường; kiến nghị cơ quan có thẩmquyền kịp thời sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ hoặc ban hành mới các văn bảnquy phạm pháp luật, đảm bảo phù hợp với quy định của Luật. Đồng thời, cần tậptrung tuyên truyền, phổ biến Luật đến các Bộ, ngành, địa phương, cán bộ, côngchức, viên chức, người lao động, doanh nghiệp và nhân dân với nội dung, hình thứcphù hợp nhằm sớm đưa Luật vào cuộc sống.

Cập nhật : 14:48 - 20/07/2021
In trang này Click here to Print it!