NHỮNG NỘI DUNG CHỦ YẾU CỦA CÔNG TÁC HIỆP THƯƠNG GIỚI THIỆU NGƯỜI ỨNG CỬ ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI (Phần 2)

Hội nghị hiệp thương là hội nghị giữa Uỷ ban Mặttrận Tổ quốc Việt Nam với các tổ chức thành viên được tiến hành ở Trung ương vàđịa phương để thỏa thuận về cơ cấu, thành phần và số lượng người của cơ quan, tổchức, đơn vị được giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhândân cũng như việc lập danh sách sơ bộ và lựa chọn, lập danh sách chính thức nhữngngười ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp.

Phần 2 và phần 3 của bài viết tiếp tục nghiên cứu,tìm hiểu các lần hội nghị hiệp thương theo luật định.

 

2.2.Điều chỉnh và hướng dẫn việc giới thiệu người ứng cử

Sau khi nhận được biên bản Hội nghị hiệp thương lần thứ nhất của cấptrung ương và cấp tỉnh gửi đến, UBTVQH tiến hành điều chỉnhlần thứ nhất cơ cấu, thành phần, số lượng người của cơ quan, tổ chức, đơn vị ởtrung ương và địa phương được giới thiệu ứng cử ĐBQH theo quy định tại Điều 40của Luật bầu cử ĐBQHvà đại biểu HĐND.

Trên cơ sở điều chỉnhlần thứ nhất của UBTVQH về cơ cấu, thành phần, số lượng người của các cơ quan,tổ chức, đơn vị được giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội, Ban thường trực Ủy banMTTQVN cấp tổ chức hội nghị hiệp thương có trách nhiệm thông báo cho các cơquan, tổ chức, đơn vị được phân bổ sốlượng người được giới thiệu ứng cử ĐBQH hướngdẫn về nội dung, thủ tục, trình tự giớithiệu người ứng cử, làm hồ sơ ứng cử.

2.3.Cơ quan, tổ chức, đơn vị tiến hành giới thiệu người ứng cử đại biểu Quốc hội

Bao gồm ba bước:

- Lãnh đạo cơ quan, tổchức dự kiến người ứng cử;

- Họp cử tri của cơquan, tổ chức lấy phiếu tín nhiệm.

- Trên cơ sở ý kiếnnhận xét và tín nhiệm của hội nghị cử tri nơi công tác hoặc nơi làm việc củangười được dự kiến giới thiệu ứng cử, ban lãnh đạo cơ quan, tổ chức, đơn vị tổchức hội nghị ban lãnh đạo mở rộng để thảo luận, giới thiệu người ứng cử ĐBQH.

Lưuý: Luật không quy định cứ phải giới thiệu người đứng đầu.Trong thực tế, nhiều cơ quan không giới thiệu người đứng đầu, nhất là các tổ chứcthành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Sinh hoạt của Quốc hội, nhất là các kỳhọp Quốc hội thường kéo dài; vì thế người đứng đầu, nhất là các Bộ trưởng, Chủtịch UBND, giám đốc các sở ngành rất khó bố trí thời gian để tham dự đầy đủ, vìthế các cơ quan, tổ chức có thể giới thiệu cấp phó hoặc người đại diện ứng cử…

Việc giới thiệu ngườiứng cử của các cơ quan, tổ chức phải xong trước hội nghị hiệp thương lần thứ hai ít nhất là 6 ngày.

Lưuý, tuythời gian được Luật cho phép khá dài nhưng khâu này khá phức tạp, nhiều công đoạn,ngay trong mỗi cơ quan được giới thiệu cũng phải tổ chức tới ba cuộc họp, hộinghị. Mặt khác còn có các quy định khác của Đảng mà Luật không quy định đượcnhư đảng viên không được tự ứng cử hoặc nhận sự đề cử mà không được cấp ủy cóthẩm quyền cho phép chẳng hạn… Vì thế các cơ quan, tổ chức và người ứng cử phảihết sức chủ động để không quá hạn luật định. Bởi nếu quá hạn, hồ sơ ứng cửkhông còn giá trị.

2.4.Việc nộp hồ sơ ứng cử của người ứng cử đại biểu Quốc hội và biên bản hội nghị

Chậm nhất 70 ngày trướcngày bầu cử, người ứng cử phải hoàn thành việc nộp hồ sơ ứng cử ĐBQH cho cơquan, tổ chức mình. Cơ quan, tổ chức có người ứng cử có trách nhiệm nộp hồ sơ ởcác địa chỉ sau đây:

- Người được cơ quan,tổ chức, đơn vị ở trung ương giới thiệu ứng cử nộp hai bộ hồ sơ ứng cử tại Hộiđồng bầu cử quốc gia;

- Người được cơ quan,tổ chức, đơn vị ở địa phương giới thiệu ứng cử và người tự ứng cử nộphai bộ hồ sơ ứng cử tại Ủy ban bầu cử ở tỉnh nơi mình cư trú hoặc công tác thườngxuyên;

Sau khi nhận và xemxét hồ sơ của những người ứng cử, nếu thấy hợp lệ theo quy định thì Hội đồng bầucử quốc gia chuyển danh sách trích ngang lý lịch, bản sao tiểu sử tóm tắt và bảnkê khai tài sản, thu nhập của người được giới thiệu ứng cử đến Ban thường trựcUBTWMTTQVN. Ủy ban bầu cử ở tỉnh chuyển hồ sơ ứng cử của người được giới thiệu ứngcử, người tự ứng cử tại địa phương đến Hội đồng bầu cử quốc gia; chuyển danhsách trích ngang lý lịch, bản sao tiểu sử tóm tắt và bản kê khai tài sản, thunhập của người được giới thiệu ứng cử, người tự ứng cử tại địa phương đến Banthường trực Ủy ban MTTQVN cấp tỉnh, để đưa vào danh sách hiệp thương.

* Mộtsố điểm lưu ý về hồ sơ ứng cử:

Theo Điều 35 của LuậtBầu cử, hồ sơ ứng cử bao gồm:

- Đơn ứng cử;

- Sơ yếu lý lịch có chứng nhận của cơ quan, tổchức, đơn vị có thẩm quyền;

- Tiểu sử tóm tắt;

- Ba ảnh chân dung màu cỡ 4cm x 6cm;

- Bản kê khai tài sản, thu nhập theo quy địnhcủa pháp luật về phòng, chống tham nhũng.

Trong thực tế một số cuộc bầu cử gần đây, cómột số vấn đề thuộc hồ sơ ứng cử đòi hỏi phải có quy định thêm để việc lựa chọnđược chính xác:

- Về việc chứng nhận vào bản sơ yếu lý lịch củangười ứng cử

- Về giấy chứng nhận sức khỏe

- Về giấy chứng nhận chấp hành pháp luật

Tuy nhiên rất tiếc do Quốc hội không sửa LuậtBầu cử nên không có cơ sở đề đề xuất việc bổ sung này. 

Hội đồng bầu cử quốc gia hướng dẫn cụ thể vềhồ sơ ứng cử.

2.5.Tổ chức hội nghị hiệp thương lần thứ hai

- Thời gian: Hội nghịhiệp thương lần thứ hai được tổ chứcchậm nhất là 65 ngày trước ngày bầu cử.

- Chủ thể tổ chức hiệp thương: Như hội nghị hiệp thương lần thứ nhất.

- Nội dung:

Hội nghị thảo luận, lập danh sách sơ bộ những người ứng cửĐBQH căn cứ vào các nội dung sau đây:

+ Tiêu chuẩn của đạibiểu Quốc hội;

+ Kết quả điều chỉnhlần thứ nhất của UBTVQH về dự kiến cơ cấu, thành phần, số lượng người được giớithiệu ứng cử ĐBQH của cơ quan, tổ chức, đơn vị;

+ Kết quả thỏa thuậntại hội nghị hiệp thương lần thứ nhất;

+ Hồ sơ, biên bản củacơ quan, tổ chức, đơn vị giới thiệu người ứng cử ĐBQH gửi đến;

+ Ý kiến nhận xét vàtín nhiệm của cử tri nơi công tác hoặc nơi làm việc đối với người được giới thiệuứng cử ĐBQH. 

Hội nghị này cũng sẽbàn kế hoạch tổ chức lấy ý kiến nhận xét và tín nhiệm của cử tri nơi cư trú đốivới người được cơ quan, tổ chức, đơn vị giới thiệu ứng cử, người tự ứng cử và lấyý kiến cử tri nơi công tác hoặc nơi làm việc (nếu có) của người tự ứng cử; nêura các vấn đề cần xác minh, làm rõ đối với những người ứng cử.

(Còntiếp)

Cập nhật : 14:40 - 20/07/2021
In trang này Click here to Print it!