Sách "Kiến thức và kỹ năng cơ bản dành cho đại biểu Hội đồng nhân dân"

Để giúp Ủy ban thường vụ Quốc hội trong việc hướng dẫn hoạt động của HĐND, thực hiện chức năng, nhiệm vụ bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng cho đại biểu HĐND, đáp ứng nhu cầu của đại biểu, Ban Công tác đại biểu tổ chức biên soạn cuốn sách Kiến thức và kỹ năng cơ bản dành cho đại biểu Hội đồng nhân dân để tham khảo trong hoạt động ở HĐND. Ấn phẩm này trình bày tổng quan về chính quyền địa phương và HĐND; cơ cấu tổ chức của HĐND; chức năng, nhiệm vụ; quy trình, thủ tục hoạt động; các kỹ năng cơ bản của đại biểu HĐND như tiếp xúc cử tri, xem xét dự thảo nghị quyết, giám sát v.v…

Lờigiới thiệu

Một nhiệm kỳ mới của Hội đồngnhân dân trên cả nước đã bắt đầu với những hoạt động, nhiệm vụ khó khăn, nặng nề.Trong khi đó, đa số đại biểu HĐND là những người mới trúng cử lần đầu, dù đãqua trải nghiệm công tác trên nhiều vị trí khác nhau, vẫn không khỏi cảm thấy mớilạ trong một môi trường hoạt động đặc thù như Hội đồng nhân dân.

Để giúp Ủy ban thường vụ Quốc hội trongviệc hướng dẫn hoạt động của HĐND, thực hiện chức năng, nhiệm vụ bồi dưỡng kiếnthức, kỹ năng cho đại biểu HĐND, đáp ứng nhu cầu của đại biểu, Ban Công tác đạibiểu tổ chức biên soạn cuốn sách Kiến thức và kỹ năng cơ bản dành cho đại biểuHội đồng nhân dân để tham khảo trong hoạtđộng ở HĐND. Ấnphẩm này trình bày tổng quan về chính quyền địa phương và HĐND; cơ cấu tổ chức của HĐND; chứcnăng, nhiệm vụ; quy trình, thủ tục hoạt động; các kỹ năng cơ bản của đại biểu HĐND như tiếp xúc cử tri, xem xét dự thảonghị quyết, giám sát v.v…

Cuốn sách không đề cập nhiều những vấn đềlý luận, mà có tính chất thực tế, xuất phát từ các quy định hiện hành và thựctiễn hoạt động của HĐND. Mỗi phần kết hợp cả thông tin ngắn gọn từ các văn bảnquy phạm pháp luật, đúc kết những kinh nghiệm của HĐND và đại biểu HĐND. Các bảng,biểu, sơ đồ, tình huống thực tiễn sẽ được chọn lọc đưa vào cuốn sách.

Cuốn sách có năm phần chính và một phần tra cứu ởcuối. Mỗi Phần được thiết kế độc lập vàkhông lặp lại, nhưng có chỉ dẫn đọc các vấn đề liên quan hoặc đọc cụ thể hơn ởphần khác. Khái quát nội dung các phần nhưsau:

Phần Một trình bày một số vấn đề tổng quan về chínhquyền địa phương và HĐND như: Khái niệm; cơ cấu tổ chức, chức năng của chínhquyền địa phương; phân định thẩm quyền của chính quyền địa phương; HĐND trongchính quyền địa phương với vị trí, vai trò, chức năng, nguyên tắc hoạt động,các mối quan hệ công tác của mình.

Phần Hai giới thiệu cơ cấu tổ chức của HĐND gồm: Đạibiểu HĐND; Thường trực HĐND; các Ban của HĐND; Tổ đại biểu HĐND; bộ máy giúpviệc của HĐND.

Phần Ba trình bày những điểm chung trong nhiệm vụ,quyền hạn của HĐND; tóm tắt các nhóm nhiệm vụ, quyền hạn của HĐND các cấp, theocác địa bàn khác nhau là nông thôn và đô thị.

Phần Bốn phân tích quy trình, thủ tục, cách thức tiếnhành các hoạt động của HĐND bao gồm: Kỳ họp HĐND; xây dựng, ban hành nghị quyếtcủa HĐND; giám sát; giữ mối liên hệ với cử tri.

Phần Năm trình bày các kinh nghiệm, kỹnăng của đại biểu HĐND trong hoạt động như làm việc với báo chí; kỹ năng thôngtin; kỹ năng phát biểu, tranh luận ở HĐND; kỹ năng phát hiện và chọn lựa vấn đề;giám sát, chất vấn...

Cuối cùng là phần Phụ lục với một số văn bản pháp luậtliên quan; một số địa chỉ cần thiết; những trang web hữu ích; một số mẫu vănbản trong hoạt động của HĐND.

Với mục đích, yêu cầu, và tính chất như vậy, cho nêncuốn sách không tránh khỏi thiếu sót. Ban Công tác đại biểu mong nhận được sựphản hồi, góp ý từ các vị đại biểu HĐND để tiếp tục hoàn thiện cuốn sách.

TTBD

Cập nhật : 9:24 - 28/05/2021
In trang này Click here to Print it!