Pháp luật về đấu thầu dưới góc nhìn phân tích chính sách.

Một trong những chủ trương của Đảng và Nhà nước ta trong Chiến lược phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2011-2020 là đổi mới, hoàn thiện hệ thống pháp luật liên quan để hoạt động khai thác tài nguyên, sử dụng vốn và tài sản công được thực hiện có hiệu quả, khắc phục tình trạng thất thoát, lãng phí, đẩy mạnh đổi mới tổ chức, cơ chế hoạt động của các đơn vị dịch vụ công phù hợp với kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
 

Một trong những chủ trương của Đảng và Nhà nước ta trong Chiến lược phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2011-2020 là đổi mới, hoàn thiện hệ thống pháp luật  liên quan để hoạt động khai thác tài nguyên, sử dụng vốn và tài sản công được thực hiện có hiệu quả, khắc phục tình trạng thất thoát, lãng phí, đẩy mạnh đổi mới tổ chức, cơ chế hoạt động của các đơn vị dịch vụ công phù hợp với kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn phát triển kinh tế và học tập kinh nghiệm quốc tế, Nhà nước ta đã ban hành khung pháp lý tương đối đồng bộ nhằm quản lý việc sử dụng nguồn vốn nhà nước trong hoạt động kinh tế nhằm đạt mục tiêu hiệu quả, minh bạch và nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước, trong đó có hoạt động đấu thầu.

Mục tiêu của đấu thầu là nhằm tạo ra một môi trường cạnh tranh và công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế cho tất cả các nhà thầu và chủ đầu tư. Theo chương trình xây dựng Luật, Pháp lệnh năm 2013, Dự thảo Luật Đấu thầu (sửa đổi) sẽ được trình Quốc hội thông qua vào kỳ họp thứ 6, Quốc hội Khóa XIII. Theo quy định trong dự thảo Luật sửa đổi lần này thì đấu thầu là “quá trình lựa chọn nhà thầu để ký kết và thực hiện hợp đồng cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn, hàng hóa và xây lắp thuộc dự án, dự toán mua sắm; lựa chọn nhà đầu tư để ký kết và thực hiện hợp đồng dự án đầu tư có sử dụng đất, dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư trên cơ sở bảo đảm cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế”.

Tuy nhiên, trên thực tế, công tác đấu thầu ở nhiều nơi đã không phát huy được hiệu quả và đúng mục tiêu như nêu trên, bởi những bất cập trong quá trình mời thầu, tổ chức đấu thầu, trong xử lý vi phạm và giải quyết tranh chấp của chính những người trong cuộc là chủ đầu tư, nhà thầu và cơ quan quản lý nhà nước về công tác đấu thầu. Họ tìm cách lách luật vì lợi ích cục bộ, nhưng lại gây ra những hậu quả lớn hơn cho lợi ích của các bên liên quan, thậm chí gây tổn hại đến lợi ích của nền kinh tế, của Nhà nước.

Nhằm cung cấp cho đại biểu một góc nhìn về phân tích chính sách thông qua việc tiếp cận nghiên cứu dự án Luật đấu thầu (sửa đổi), Trung tâm Bồi dưỡng đại biểu dân cử biên soạn tập san Pháp luật về đấu thầu dưới góc nhìn phân tích chính sách. Tập san này sẽ dựa trên phương pháp đánh giá tác động chính sách để phân tích một số bất cập điển hình của hoạt động đấu thầu hiện nay, chỉ rõ một số hiện tượng bất cập trong thực tế của hoạt động đấu thầu, phân tích những nguyên nhân nội tại, khách quan và những hậu quả thực tế do các hiện tượng này gây ra. Trên cơ sở đó, Tập san đề xuất một số giải pháp, đánh giá tác động của các giải pháp đó nhằm giải quyết được bất cập đã nêu trong tình hình hiện nay. Đây là một cách làm mới, dùng logic của đánh giá tác động pháp luật để phân tích chính sách.

Trong khuôn khổ tập san này, chúng tôi chỉ giới thiệu một số nội dung chính sách đấu thầu như là một nghiên cứu tình huống có tính chất tham khảo. Xin lưu ý rằng, ví dụ này không phải là nguồn tài liệu để trích dẫn và chỉ có tính chất minh họa để làm rõ thêm lý thuyết về phân tích chính sách bằng phương pháp đánh giá tác động pháp luật. (Tải tài liệu tại đây) 

Cập nhật : 9:15 - 28/05/2021
In trang này Click here to Print it!