Tin Hội nghị “Bình đẳng giới trong lập pháp ở Việt Nam”, ngày 12-13/1/2021 tại TP. Hội An

Ngày 12-13/1/2021, tại Thành phố Hội An (tỉnh Quảng Nam), Ban Công tác đại biểu của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã phối hợp với Ngân hàng Thế giới (World Bank) tổ chức Hội nghị tập huấn về Bình đẳng giới trong lập pháp ở Việt Nam. Phó Trưởng Ban Công tác đại biểu Đặng Xuân Phương và Điều phối viên Chương trình bền vững xã hội, Ngân hàng Thế giới, Ahmed Eiweida đồng chủ trì Hội nghị.

Ngày 12-13/1/2021, tại Thành phố Hội An (tỉnh Quảng Nam),Ban Công tác đại biểu của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã phối hợp với Ngân hàngThế giới (World Bank) tổ chức Hội nghị tập huấn về Bình đẳng giới trong lậppháp ở Việt Nam.

Phó Trưởng Ban Công tác đại biểu Đặng Xuân Phương và Điềuphối viên Chương trình bền vững xã hội, Ngân hàng Thế giới, Ahmed Eiweida đồngchủ trì Hội nghị.

Tham dự Hội nghị tập huấn có hơn50 đại biểu đến từ Hội đồng dân tộc, Ủy ban Pháp luật, Ủy ban Khoa học và Công nghệ, Ủy ban Đốingoại, Ủy ban Tư pháp của Quốc hội, BộLao động, Thương binh và xã hội, Đoàn đại biểu Quốc hội, Thường trực Hội đồngnhân dân và Văn phòng Hội đồng nhân dân các tỉnh Điện Biên, Sơn La, Nam Định,Quảng Ngãi, Gia Lai,…

Hội nghị lần này là tiếp nối củacác khóa học trực tuyến được Ban Công tác đại biểu và Ngân hàng Thế giới phốihợp triển khai trên website của Ngân hàng Thế giới từ tháng 6 năm 2020 đến nay.Các đại biểu đã thực hiện đủ 04 module học online và hoàn thành tốt bài thitrắc nghiệm đánh giá trực tuyến của Ngân hàng Thế giới sẽ tiếp tục được tham dựHội nghị tập huấn trực tiếp trong tháng 1 năm 2021. Theo Kế hoạch, sẽ có 02 Hộinghị với cùng nội dung tổ chức tại TP. Hội An (dành cho đại biểu khu vực miềnBắc và miền Trung) và tại TP. Cà Mau (dành cho đại biểu khu vực miền Nam).

Mục đích của khóa tập huấn “Bình đẳng giới trong lập pháp ở Việt Nam” nhằm tăng cường hiệu quả và tínhbền vững các chính sách, pháp luật về bình đẳng giới; thúc đẩy hợp tác, phù hợpvới cách thức tiếp cận đa chiều trong luật; truyền thông và đưa ra quyết địnhdựa trên bằng chứng - bảo đảm tất cả quán triệt thống nhất các khái niệm, mụctiêu, vai trò; phương thức luật pháp có thể giải quyết các thách thức đối vớibình đẳng giới,… Bên cạnh đó, hội nghị cũng nhằm nâng cao năng lực trong côngtác đánh giá tác động giới của chính sách, điều luật trong xây dựng văn bản quyphạm pháp luật; nâng cao năng lực đối thoại về khoảng cách giới ở Việt Nam, đặcbiệt là trao quyền kinh tế cho nữ giới; nhân rộng đối thoại về thực hiện Bộluật Lao động năm 2019, Luật Đất đai và đánh giá giới về giới Luật bảo hiểm xãhội,…

Phát biểu tại Hội nghị, Phó Trưởng Ban Công tác đại biểuĐặng Xuân Phương cho biết, ngay từ bản Hiến pháp đầu tiên năm 1946 của Việt Namđã khẳng định nguyên tắc: Tất cả quyền bính trong nước là của toàn thểnhân dân Việt Nam, không phân biệt nòi giống, gái trai, giàu nghèo, giai cấp,tôn giáo. Năm 2006, Quốc hội Việt Nam đã ban hành Luật Bình đẳng giới,trong đó đặt ra nhiệm vụ lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng văn bảnquy phạm pháp luật. Ngày 24.12.2010 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết địnhsố 2351/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011-2020.Thực tiễn cho thấy, việc lồng ghép giới trong xây dựng pháp luật tại Việt Namđã được thực hiện, từng bước đạt yêu cầu và hiệu quả.

Điều phối viên Chương trình bền vững xã hội, Ngân hàng Thếgiới Ahmed Eiweida cho rằng, Việt Nam đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhậntrong việc lồng ghép bình đẳng giới trong luật pháp. Điều này đã giúp bình đẳnggiới ở Việt Nam đạt được những kết quả tích cực trong thực tế. Tuy nhiên,Điều phối viên Ahmed Eiweida cũng nhận định, hiện nay đang có nhiều thách thứcđặt ra đòi hỏi Việt Nam cần thay đổi và thích ứng để đạt được những kết quả tốthơn nữa trong thực hiện bình đẳng giới.


Tại Hội nghị, các đại biểu tham dự đã cùng nhau tìm hiểu vềcác chuyên đề: Những lý do cần xem xét vấn đề về giới trong lập pháp được quyđịnh tại Điều 35 của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015; tóm tắtlại các thông điệp chính trong khóa học online về cách tiếp cận pháp luật thôngqua lăng kính về giới; trao đổi về các quy định trong Bộ luật Lao động năm 2012và 2019 về bình đẳng giới, các yếu tố ảnh hưởng đến tuyển dụng; chia sẻ kinhnghiệm trong công tác chuẩn bị đánh giá tác động về giới đối với Bộ Luật laođộng – những tiêu chí cần xem xét; thông tin dữ liệu về giới ở Việt Nam; nghiêncứu Luật Bảo hiểm xã hội Việt Nam thông qua lăng kính về giới; cách thức sửdụng công cụ phân tích giới để đánh giá tác động của các luật; tìm hiểu về LuậtĐất đai và bình đẳng giới; nghiên cứu, thảo luận về sự tham gia của lực lượnglao động nữ và chăm sóc trẻ em; tầm quan trọng của các quy định trong Bộ luậtLao động năm 2019 đối với việc hoàn thành các mục tiêu phát triển của Việt Nam;các quy định về chăm sóc trẻ em theo quy định tại Nghị định số 145/2020/NĐ-CP;…

Với 4 phiên, các đại biểu đã được nghe các chuyên gia củaNgân hàng Thế giới, chuyên gia từ các bộ, ngành trao đổi, cung cấp thông tin vềbình đẳng giới trong hoạt động lập pháp ở Việt Nam; tập trung xem xét sâuhơn vấn đề bình đẳng giới trong pháp luật về lao động; dữ liệu bình đẳng giớiphục vụ cho công tác xây dựng  pháp luật; cách sử dụng các công cụ phântích giới để đánh giá tác động của dự luật cũng như giải quyết các tháchthức khi triển khai các quy định pháp luật về bình đẳng giới...


Các đại biểu thảo luận nhóm với các chủ đề như: Quy định củaBộ luật Lao động về chăm sóc trẻ em (thực trạng; các thách thức; tươnglai, các địa phương có thể thúc đẩy việc thực hiện như thế nào); làmthế nào để khu vực công có thể phối hợp hiệu quả với khu vực tư trong việc cungcấp dịch vụ chăm sóc trẻ em tốt hơn; những ưu đãi về đất đai, tài chính mà mộtnhà đầu tư trong lĩnh vực ECD (chăm sóc trẻ em ban đầu) có thểđược hưởng;…

TTBD.

Cập nhật : 9:02 - 15/03/2021
In trang này Click here to Print it!