II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐÃ TRIỂNKHAI NHẰM ĐỔI MỚI BỘ MÁY HÀNH CHÍNH
- Đối với mô hình chính quyềnđô thị:
Quốc hội đã cho phép thí điểm môhình chính quyền địa phương ở thành phố Hà Nội và Đà Nẵng, tại kỳ họp sắp tới,Quốc hội sẽ xem xét quyết định mô hình chính quyền địa phương ở thành phố HồChí Minh. Theo đó, ở phường (với Hà Nội) và quận, phường (với Đà Nẵng) sẽ khôngtổ chức Hội đồng nhân dân. Chính quyền Phường như cánh tay nối dài của Ủy bannhân dân quận ở đơn vị hành chính Phường. Nguyên tắc hoạt động của Ủy ban nhândân có sự thay đổi căn bản, Ủy ban nhân dân không hoạt động tập thể mà theonguyên tắc thủ trưởng.
- Đối với các cơ quan chuyênmôn thuộc Ủy ban nhân dân:
Năm 2008, Chính phủ ban hành Nghị định13/2008/NĐ-CP về tổ chức cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đãcó nhiều thay đổi, trong đó, đã Giải thể Ủy ban Dân số, Gia đình và Trẻ em, sápnhập nhiều đơn vị cấp sở ( sáp nhật Ban Thi đua - Khen thưởng và Ban Tôngiáo vào Sở Nội vụ; hợp nhất Sở Công nghiệp với Sở Thương mại; hợp nhất Sở Thuỷsản với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; hợp nhất Sở Thể dục Thể thao, SởDu lịch với Sở Văn hoá - Thông tin), thành lập Sở Thông tin và Truyền thôngtrên cơ sở Sở Bưu chính, Viễn thông.
Tới năm 2014, khi ban hành Nghị định24/2014/NĐ-CP thay thế Nghị định 13 thì không có sự thay đổi các cơ quan chuyênmôn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. Một điểm mới là quy định mở về cơ quanchuyên môn đặc thù: Cơ quan chuyên môn đặc thù khác chỉ được tổ chức khi thậtcần thiết, phù hợp với đặc điểm, tình hình phát triển kinh tế - xã hội và đáp ứngyêu cầu quản lý nhà nước ở địa phương. Căn cứ tiêu chí do Thủ tướng Chính phủquy định, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xây dựng đề án thành lập cơ quan chuyên mônđặc thù khác, trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định. Bộ Nội vụ chủ trì,phối hợp với các Bộ, ngành liên quan xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ quy địnhlĩnh vực đặc thù, tiêu chí thành lập cơ quan chuyên môn về một số lĩnh vực đặcthù khác.
Điều 2, Nghị định 24 quy địnhnguyên tắc tổ chức bộ máy cơ quan chuyên môn t thuộc Ủy ban nhân dân “Tinh gọn,hợp lý, hiệu lực, hiệu quả, tổ chức sở quản lý đa ngành, đa lĩnh vực; không nhấtthiết ở Trung ương có Bộ, cơ quan ngang Bộ thì cấp tỉnh có tổ chức tương ứng”. Tuy nhiên, khi nhìn vào bảng so sánh dưới đâycó thể thấy nguyên tắc này chưa được thực hiện rõ nét, nhất là ở cấp tỉnh.
BẢNG SO SÁNH BỘ VÀ CƠ QUAN CHUYÊN MÔN THUỘCUBND
STT | Trung ương | Tỉnh | Huyện |
1. | Nội vụ | Nội vụ | Nội vụ |
2. | Tư pháp | Tư pháp | Tư pháp |
3. | Kế hoạch – ĐT | Kế hoạch – ĐT | Tài chính kế hoạch |
4. | Tài chính | Tài chính |
5. | Công thương | Công thương | Phòng kinh tế ở đô thị, phòng KT hạ tầng ở huyện |
6. | Khoa học CN | Khoa học CN |
7. | NN&PTNN | NN&PTNN | Huyện |
8. | Giao thông VT | Giao thông VT | Quận, Thị xã, thành phố |
9. | Xây dựng | Xây dựng |
10. | Tài nguyên MT | Tài nguyên MT | Tài nguyên MT |
11. | Thông tin và TT | Thông tin và TT | Văn hóa Thông tin |
12. | Văn hóa TTDL | Văn hóa TTDL |
13. | Lao động TBXH | Lao động TBXH | Lao động TBXH |
14. | Giáo dục Đào tạo | Giáo dục Đào tạo | Giáo dục Đào tạo |
15. | Y tế | Y tế | Y tế |
16. | Thanh tra CP | Thanh tra tỉnh | Thanh tra huyện |
17. | Văn phòng CP | Văn phòng UBND | VP HĐND- UBND |
18. | Ủy ban Dân tộc | Tùy địa phương | Tùy huyện |
19. | Ngoại giao | Tùy địa phương | |
20. | | Quy hoạch kiến trúc (HN, TP HCM) | |
21. | Ngân hàng NN | Không phải cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân | |
22. | Quân đội | Không phải cơ quan chuyên môn thuộc UBND |
23. | Công an |
III. MỘT VÀI KIẾN NGHỊ
1. Nguyên tắc đổi mới tổ chức bộ máy hành chính
Đổi mới tổ chức bộ máy hành chínhnhằm nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia cần đáp ứng các nguyên tắc sau:
- Áp dụng triệt để nguyên tắc đượcquy định trong Nghị định 24: Tinh gọn, hợp lý, hiệu lực, hiệu quả, tổ chức sởquản lý đa ngành, đa lĩnh vực; không nhất thiết ở Trung ương có Bộ, cơ quanngang Bộ thì cấp tỉnh có tổ chức tương ứng.
- Quản lý nhà nước là thống nhấtnhưng phải đảm bảo sự đa dạng, linh hoạt phù hợp với mô hình từng địa phương(đô thị, nông thôn; quy mô diện tích và dân số; sự khác biệt về kinh tế - xã hội; …)
- Phân định công việc rõ ràng,tránh có việc không cơ quan nào quản lý, có việc thì dẫm chân lên nhau trong điềuhành.
2. Một số đề xuất cụ thể
- Trong giai đoạn hiện nay, cần xâydựng Chính phủ mạnh trong điều hành, nâng cao vị thế của Chính phủ. Chủ tịch nước,người đứng đầu nhà nước, thay mặt nhà nước về đối nội và đối ngoại là người đứngđầu Chính phủ, cơ quan hành chính nhà nước cao nhất, cơ quan thực hiện quyềnhành pháp, cơ quan chấp hành của Quốc hội. Hiến pháp 1946 đã có mô hình này “Chínhphủ gồm có Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, Phó chủ tịch và Nội các. Nộicác có Thủ tướng, các Bộ trưởng, Thứ trưởng. Có thể có Phó Thủ tướng”
- Khi đã xây dựng mô hình chính quyềnđịa phương thì cần tạo sự độc lập tương đối về tổ chức bộ máy, các địa phươnglinh hoạt trong tổ chức để thực hiện tốt nhất nhiệm vụ được giao. Chính quyền TWchỉ nắm tới UBND cấp tỉnh, việc tổ chức cơ quan chuyên môn do UBND tỉnh tự quyếtđịnh. Ví dụ những địa phương chỉ có hơn 400.000 dân hiện nay cũng tổ chức bộmáy hành chính nhà nước như địa phương có hơn 8.000.000 dân, như vậy là lãngphí nguồn lực.
- Về cơ quan chuyên môn thuộc Ủyban nhân dân: giảm số lượng cơ quan quy định cứng cơ quan chuyên môn thuộc Ủyban nhân dân cấp tỉnh từ 17 cơ quan/20 bộ ngành (trừ Bộ Quốc phòng và Bộ Côngan) xuống còn khoảng 10 cơ quan, tương tự như vậy, giảm cơ quan chuyên môn thuộcỦy ban nhân dân cấp huyện. Đồng thời tạo sự linh hoạt cho địa phương. Ví dụ nhưĐà Nẵng đa số là các quận, chỉ còn 2 huyện (trong đó 1 huyện Hoàng Sa), khôngnhất thiết phải thành lập Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn.
- Về chính quyền các cấp, cần đổi mớitổ chức chính quyền, không nhất thiết cấp chính quyền nào cũng có HĐND và UBND.Đồng thời, tăng cường cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước, Hội đồng nhân dân kiểmsoát UBND thông qua hoạt động giám sát và quyết định ngân sách.
- Xây dựng Chính phủ điện tử thực chất. Chínhphủ điện tử là một tác nhân làm chuyển biến mạnh mẽ không chỉ hoạt động mà cả bộmáy hành chính.