Một số lưu ý trong giám sát hoạt động tư pháp của Hội đồng nhân dân

Thẩm quyền giám sát của Hội đồng nhân dân bao gồm: giám sát việc tuân theo Hiến pháp, pháp luật ở địa phương và việc thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân cùng cấp; giám sát hoạt động của Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, cơ quan thi hành án dân sự cùng cấp và Ban của Hội đồng nhân dân cấp mình; giám sát quyết định của Ủy ban nhân dân cùng cấp và nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp dưới trực tiếp. Do vậy, Hội đồng nhân là Chủ thể trực tiếp thực hiện thẩm quyền giám sát và chịu trách nhiệm về việc thực hiện thẩm quyền này.

Hộiđồng nhân dân là cơ quan quyền lựcnhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ củaNhân dân, do Nhân dân địa phương bầu ra, chịu trách nhiệm trước Nhân dân địaphương và cơ quan nhà nước cấp trên. Hội đồng nhân dân quyết định các vấn đềcủa địa phương do luật định; giám sát việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật ởđịa phương và việc thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân. Hội đồngnhân dân quyết định nội dung giám sát theo đề nghị của Thường trực Hội đồngnhân dân trình trên cơ sở các kiến nghị của Ban của Hội đồng nhân dân, Tổ đạibiểu Hội đồng nhân dân, đại biểu Hội đồng nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp và ý kiến, kiến nghịcủa cử tri địa phương.

Thẩm quyền giám sát của Hộiđồng nhân dân bao gồm: giám sát việctuân theo Hiến pháp, pháp luật ở địa phương và việc thực hiện nghị quyết củaHội đồng nhân dân cùng cấp; giám sát hoạt động của Thường trực Hội đồng nhândân, Ủy ban nhân dân, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, cơ quan thi hànhán dân sự cùng cấp và Ban của Hội đồng nhân dân cấp mình; giám sát quyết địnhcủa Ủy ban nhân dân cùng cấp và nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp dưới trựctiếp. Do vậy, Hội đồngnhân là Chủ thể trực tiếp thực hiện thẩm quyền giám sát và chịu trách nhiệm vềviệc thực hiện  thẩm quyền này.

Giám sát là việc chủ thể giám sát theo dõi, xemxét, đánh giá hoạt động của cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát trongviệc tuân theo Hiến pháp và pháp luật về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn củamình, xử lý theo thẩm quyền hoặc yêu cầu, kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xửlý.

Giám sát của Hội đồng nhân dân bao gồm giámsát của Hội đồng nhân dân tại kỳ họp, giám sát của Thường trực Hội đồng nhândân, các Ban của Hội đồng nhân dân, Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân và các đạibiểu Hội đồng nhân dân. Hội đồng nhân dân báo cáo về hoạt động giám sát củamình trước cử tri địa phương thông qua phương tiện thông tin đại chúng và hoạtđộng tiếp xúc cử tri của đại biểu Hội đồng nhân dân. Hoạt động giám sát của Hội đồng nhândân tuân thủ nguyên tắc làm việc tập thể và quyết định theo đa số.

Giám sát hoạt động tư pháp của Hội đồng nhân dân đối với hoạt động của các cơ quan tưpháp là giám sát mang tính quyền lực, là quyền lực do nhân dân trao cho Hộiđồng nhân dân thông qua chế độ bầu cử trực tiếp và hiến định. Giám sát hoạtđộng tư pháp là một đặc thù của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Cơ quan Tưpháp tại các địa phương bao gồm: Tòa án, Viện Kiểm soát, Cơ quan Điều tra, cơquan Thi hành án là đối tượng chịu sự giám sát của Hội đồng nhân dân. Ngườiđứng đầu cơ quan tư pháp là những người giữ chức danh tư pháp, có chuyên mônliên quan đến hoạt động tư pháp, bổ trợ tư pháp (như luật sư, công chứng, giámđịnh, thừa  phát lại…) có thể chịu sựgiám sát của Hội đồng nhân dân.

Thực hiện quyền giám sát của Hội đồng nhân dân đối vớihoạt động của cơ quan tư pháp không có nghĩa là Hội đồng nhân dân can thiệp vào hoạt độngđiều tra, truy tố, xét xử, thi hành án, kiểm soát hoạt động tư pháp hoặc ra cácbản án, quyết định của tòa án, quyết định của thủ trưởng cơ quan điều tra, cơquan kiểm soát, cơ quan thi hành án mà quyền giám sát của Hội đồng nhân nhân làtheo dõi, xem xét, đánh giá tính hợp hiến, hợp pháp, tính tuân thủ và chấp hànhpháp luật của các cơ quan tư pháp trong suốt quá trình tố tụng. Đồng thời, pháthiện các vi phạm, hạn chế, yếu kém trong quá trình tố tụng để kiến nghị các cơquan nhà nước có thẩm quyền xem xét và xử lý theo đúng qui định của pháp luật.

Trên thực tế,Hội đồng nhân dân thường tổ chức các đoàn giám sát để tiến hành trực tiếp ở cáccơ quan tư pháp đối với việc chấp hành pháp luật trong hoạt động, nhất là mộtsố vụ án, vụ việc cụ thể nhưng luôn tuân thủ nguyên tắc không can thiệp vàohoạt động điều tra, tố tụng, giải quyết và ra quyết định của vụ việc. Thông quahoạt động giám sát Hội động nhân dân sẽ thu thập được những thông tin, căn cứthực tiễn cần thiết phục vụ cho việc hoạch định chính sách, pháp luật phù hợpvới đặc điểm tình hình của địa phương mà yêu cầu thực tiễn đặt ra. Trong nhữngnăm qua, Hội đồng nhân đã thể hiện vai trò, trách nhiệm của mình trong việctiến hành giám sát đối với hoạt động tư pháp trên các phương diện như: thẩmtra, cho ý kiến, xem xét báo cáo công tác, chất vấn, tổ chức các đoàn giám sátđể trực tiếp giám sát về hoạt động tư pháp của các cơ quan tư pháp ở địaphương, giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp vàgiám sát việc giải quyết đối với một số việc cụ thể.

Ở các nướctheo chế độ phân quyền, nhất là các nước phát triển phân quyền cứng giữa lậppháp, hành pháp và tư pháp độc lập và chế ước nhau thì để đảm bảo tính độc lậptuyệt đối trong hoạt động tư pháp thì không có giám sát hoạt động tư pháp. ỞViệt Nam, giám sát hoạt động tư pháp vừalà quyền, vừa là trách nhiệm của Hội đồng nhân dân trong việc xem xét, đánhgiá việc chấp hành luật pháp luật, tuân thủ pháp luật, áp dụng pháp luật cũngnhư trách nhiệm, hiệu lực, hiệu quả hoạt động của các cơ quan tư pháp. Đồngthời đánh giá tính đồng bộ, thống nhất, khả thi và thực tế áp dụng pháp luậtcủa hệ thống tư pháp qua đó góp phần vào công tác hoàn thiện, kiến nghị hoànthiện chính sách pháp luật, tạo hành lang pháp lý cho quá trình tố tụng giảiquyết vụ việc.

Giám sát hoạt động tư pháp của hội đồng nhân dân, theo bản chất của cơ quan đại diệnphải được tiến hành công khai, minh bạch, khách quan, dân chủ, hiệu quả và phảitiến hành chặt chẽ, thường xuyên nhưng không làm ảnh hưởng hoạt động của cơquan tư pháp; bảo đảm nguyên tắc độc lập, tuân thủ theo pháp luật trong hoạtđộng của các cơ quan tư pháp.

 Pháp luật qui định các thiết chế rất chặt chẽnhằm bảo đảm tính độc lập trong hoạt động tư pháp đối với những người giữa chứcdanh tư pháp như Chánh án, Viện trưởng, Thủ trưởng cơ quan điều tra, Thủ trưởngcơ quan thi hành án, điều tra viên, thẩm phán, kiểm soát viên, chấp hành viên. Họkhông phải là người ra quyết định về tố tụng; quyết định về truy tố; quyết địnhphê chuẩn hoặc không phê chuẩn hoặc hủy bỏ các quyết định tố tụng của Viện Kiểmsoát nhân dân khi tiến hành kiểm soát việc tuân theo pháp luật trong hoạt độngtư pháp. Họ là những người đứng đầu, chịu trách nhiệm về chính trị trong việclãnh đạo, quản lý toàn ngành trong việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ được phâncấp theo qui định của pháp luật.

Tóm lại, trong phạm vi thẩm quyền, Hội đồngnhân dân tiến hành giám sát đối với hoạt động của các cơ quan tư pháp trên haiphương diện:

Một là, giám sát hoạt động tư pháp nhằm theo dõi, xem xét, đánh giákết quả hoạt động, việc chấp hành, tuân thủ và áp dụng pháp luật; trách nhiệmtheo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn do luật định; đánh giá hiệu quả hoạt độngcủa các cơ quan tư pháp; đánh giá năng lực trách nhiệm công vụ của đội ngũ cánbộ, công chức, viên chức trong các cơ quan tư pháp tại địa phương.

Hai là, giám sát hoạt động tư pháp bao gồm giám sát chuyên đề, giámsát việc giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo; giám sát việc giải quyết đối vớicác việc cụ thể, vụ án cụ thể. Qua thực tiến áp dụng pháp luật cho thấy nếukhông có giám sát hoạt động tư pháp thì không có căn cứ thực tiễn làm cơ sở đểgiám sát hoạt động nhất là xem xét trách nhiệm của người đứng đầu trong côngtác lãnh đạo, quản lý ngành thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn theo quiđịnh của pháp luật.

Trên đây làmột số nội dung cần lưu ý trong quá trình thực hiện giám sát hoạt động tư phápcủa Hội đồng nhân dân các cấp đặc biệt là Hội đồng nhân dân cấp tỉnh. Hi vọngnội dung này sẽ giúp ích cho đại Hội đồng nhân dân trong quá trình thực hiệnnhiệm vụ./

 

Cập nhật : 15:03 - 17/12/2020
In trang này Click here to Print it!