Thực trạng công tác bồi dưỡng đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh do Bộ Nội vụ tổ chức (phần 2)

Tháng 11/2020, Bộ Nội vụ (cụ thể là Trường Đại học Nội vụ) đã thực hiện cuộc khảo sát đánh giá chương trình bồi dưỡng đại biểu Hội đồng nhân dân nhiệm kỳ 2016-2021 và kiến nghị chương trình bồi dưỡng đại biểu Hội đồng nhân dân nhiệm kỳ 2021-2026 về các nội dung: Chương trình bồi dưỡng; Tài liệu bồi dưỡng; Thời gian, thời điểm tổ chức bồi dưỡng; đội ngũ giảng viên và phương pháp bồi dưỡng. Bài viết dưới đây sẽ tiếp tục đánh giá về các hoạt động bồi dưỡng do Bộ Nội vụ tổ chức dành cho đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh.

1.3 Về Tài liệu bồi dưỡng

Tàiliệu bồi dưỡng do Bộ Nội vụ chỉ đạo xây dựng được đại biểu Hội đồng nhân dânđánh giá cao, là cơ sở để các địa phương xây dựng Tài liệu bồi dưỡng đại biểuHội đồng nhân dân cấp huyện và cấp xã cho địa phương mình.

Kiếnthức trong Tài liệu bồi dưỡng đảm bảo yếu tố mới, chính xác, đầy đủ, đúng quyđịnh của pháp luật, ngắn gọn, xúc tích, dễ hiểu.

Việcbiên soạn tài liệu bồi dưỡng được giao cho Học viện Hành chính quốc gia, một cơsở đào tạo đầu ngành, với nhiều kinh nghiệm biên soạn giáo trình, có đội ngũgiảng viên, cộng tác viên rộng khắp ở nhiều lĩnh vực đã góp phần tạo nên chấtlượng của cuốn tài liệu giảng dạy cho người lớn tuổi.

Độingũ biên soạn gồm nhiều người, về cơ bản đều có trình độ tiến sỹ, nhiều ngườilà giáo sư, phó giáo sư nên có nhiều kinh nghiệm trong biên soạn tài liệu giảngdạy. Đội ngũ biên soạn cũng có sự đa dạng về kinh nghiệm công tác, không chỉ cógiảng viên mà nhiều cán bộ làm thực tiễn như ở Viện nghiên cứu quản lý kinh tếtrung ương, các cơ quan của Quốc hội, …

Quátrình biên soạn sách được thực hiện quy củ, qua nhiều bước, từ thông qua đềcương, phân công biên soạn đến thông qua bản thảo cuối. Tổng thể 5 chuyên đềcung cấp được kiến thức cơ bản nhất cho đại biểu Hội đồng nhân dân. Về cơ bản,so với tài liệu bồi dưỡng đại biểu Hội đồng nhân dân ở các nhiệm kỳ trước thìcuốn Tài liệu bồi dưỡng đại biểu Hội đồng nhân dân nhiệm  kỳ 2016-2021 đã được đổi mới, nâng cao vềchất lượng.

 

Một số thực trạng Tài liệu bồi dưỡngđại biểu Hội đồng nhân dân:

-Vềđội ngũ biên soạn, đội ngũ biên soạn Tài liệu gồm nhiều giáo sư, tiếnsỹ có kinh nghiệm biên soạn bài giảng nhưng bồi dưỡng đại biểu Hội đồng nhândân có một đặc thù riêng, do vậy, để đảm bảo tính thực tiễn, sát với nhu cầucủa đại biểu Hội đồng nhân dân thì cần có sự tham gia của Phó Chủ tịch Hội đồngnhân dân một số tỉnh, thành phố, đây là những người am hiểu hoạt động của Hộiđồng nhân dân, hiểu được đại biểu Hội đồng nhân dân thiếu gì, cần gì.

-Chưacó sự phân hóa phù hợp với cấp Hội đồng nhân dân. Nhiệm vụ, quyền hạncủa Hội đồng nhân dân 3 cấp rất khác nhau, trong đó, cấp huyện và cấp xã, theoquy định của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật, gần như không ban hànhnghị quyết chứa quy phạm pháp luật. Hay nói cách khác, ngoài lĩnh vực ngânsách, Hội đồng nhân dân cấp huyện và cấp xã hiếm khi ban hành chính sách (Nghịquyết quy phạm pháp luật)[1].Do vậy, sử dụng chung một bộ tài liệu cho Hội đồng nhân dân 3 cấp là không hợplý. Thực tế nhiều địa phương xây dựng bộ tài liệu riêng cho bồi dưỡng đại biểuHội đồng nhân dân cấp huyện và cấp xã như Bắc Kạn, Ủy ban nhân dân tỉnh Long Anban hành Kế hoạch 3506/KH-UBND cũng đã giao cho Trường Chính trị tỉnh biên soạnlại tài liệu bồi dưỡng đại biểu Hội đồng nhân dân cấp huyện, cấp xã.

- Về nội dung từng chuyên đề trong Tàiliệu bồi dưỡng

-Chuyên đề 1 về Hội nhập Quốc tế vànhững vấn đề đặt ra với Việt Nam. Chuyên đề cung cấp nhiều thông tin có giátrị, mới, cập nhật. Tuy nhiên, sự cần thiết của chuyên đề này cần có đánh giálại, không phải địa phương nào cũng có sự quan tâm tới hội nhập quốc tế. Vaitrò của Hội đồng nhân dân trong hội nhập quốc tế như thế nào, có vai trò lớnhay không? Mục 2 của chuyên đề trả lởi câu hỏi này nhưng câu trả lời chưa đáp ứngđược yêu cầu. Sáu vai trò của Hội đồng nhân dân chuyên đề đặt ra chưa sát vớinhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân, nhất là trong mục 2 tiếp cận với chủthể là Hội đồng nhân dân các cấp, bao gồm cả cấp huyện và cấp xã trong vấn đềhội nhập quốc tế.

Vềcơ bản, chuyên đề này cung cấp thông tin không đáp ứng được yêu cầu của đạibiểu Hội đồng nhân dân, nhất là với cấp huyện và cấp xã thì chuyên đề không cónhiều giá trị.

- Chuyên đề 2 về tình hình phát triển kinh tế -xã hội ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Chuyên đề này cung cấp cho đại biểucái nhìn tổng thể về kinh tế - xã hội của Việt Nam, rất hữu ích với đại biểuHội đồng nhân dân, nhưng mức độ quan tâm của đại biểu Hội đồng nhân dân cấptỉnh nhiều hơn. Nếu chuyên đề 1 có mục về vai trò của Hội đồng nhân dân tronghội nhập quốc tế thì ở chuyên đề 2 lại chưa có mục này, đây cũng là điều đángtiếc. Khi đại biểu Hội đồng nhân dân tiếp cận chuyên đề, ngoài cung cấp kiếnthức về kinh tế - xã hội, đại biểu còn cần biết, Hội đồng nhân dân hay cụ thể làđại biểu Hội đồng nhân dân có vai trò gì trong quyết định, phát triển kinh tế -xã hội của địa phương.

Nộidung cần thiết với đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh là mục “2. Một số nộidung cần quan tâm nhằm phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương giai đoạn2016-2020” chỉ đưa ra 3 vấn đề là công tác quy hoạch cấp tỉnh (theo Luật Quyhoạch); hiệu quả thẩm định môi trường các dự án đầu tư; cải thiện môi trườngcạnh tranh. Nội dung này chưa sát với yêu cầu của đại biểu Hội đồng nhân dân.

Nội dung kinh tế - xã hội là vấn đề Hội đồng nhân dân cáccấp xem xét tại mỗi kỳ họp thường lệ của Hội đồng nhân dân. Tuy nhiên ở mỗi cấpmức độ xem xét kinh tế xã hội lại khác nhau, trong khi vấn đề kinh tế - xã hộilại rất rộng lớn. Do vậy, chuyên đề cung cấp tình hình phát triển kinh tế - xãhội của Việt Nam mang tính vĩ mô, chưa phù hợp với Hội đồng nhân dân cấp huyệnvà xã.

Sở Nội vụ tỉnh Tiền Giang đánh giá mộtsố chuyên đề đầu nội dung trong chương trình, tài liệu bồi dưỡng còn dàn trải,mang tính chất giới thiệu sơ lược mà chưa đi vào trọng tâm mục tiêu bồi dưỡngđại biểu Hội đồng nhân dân.

Sở Nội vụ thành phố Hồ Chí Minh kiếnnghị chuyên đề kinh tế - xã hội Việt Nam cần lồng ghép vào phần kinh tế - xãhội địa phương.

-Chuyên đề 3 về Tổ chức chính quyền địa phương ở Việt Nam cung cấp nhữngquy định cơ bản về chính quyền địa phương theo quy định của pháp luật. Đại biểuHội đồng nhân dân cần hiểu tổng thể về bộ máy nhà nước, trong đó có chính quyềnđịa phương, do vậy, chuyên đề về tổ chức bộ máy nên mở rộng phạm vi giới thiệuvề cả hệ thống bộ máy cơ quan nhà nước từ trung ương xuống địa phương. Đây làtài liệu bồi dưỡng cho đại biểu Hội đồng nhân dân để thực hiện nhiệm vụ củamình, do vậy, nên tập trung giới thiệu quy định pháp luật, thực tiễn hoạt động,hạn chế/không nên giới thiệu về lý luận (ví dụ mục 2 Các mô hình tổ chức chínhquyền địa phương; giới thiệu các khái niệm).

Chuyênđề về tổ chức chính quyền địa phương có mục về nhiệm vụ, quyền hạn của chínhquyền địa phương, quy định này khá chung chung, trong khi đại biểu cần giớithiệu nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân (đã được nêu ở chuyên đề 4) vànhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân thì lại chưa có. 

Bêncạnh đó cần xem lại về nội dung, ví dụ như mục 2.2 về các hình thức phân địnhthẩm quyền khi đưa ủy quyền là một hình thức phân định thẩm quyền.

-Chuyên để 4 về Hội đồng nhân dân và đại biểu Hội đồng nhân dân. Chuyên đềđã giới thiệu những vấn đề cơ bản, quan trọng nhất về Hội đồng nhân dân và đạibiểu Hội đồng nhân dân.

Về kết cấu chuyên đề, trong chuyên đề này lại giới thiệu(dù là khá sơ lược) về tổ chức bộ máy cơ quan nhà nước từ trung ương xuống địaphương, khi đặt với chuyên đề 3 thấy rõ sự không thống nhất trong tổng thể cácchuyên đề.

Nhiệmvụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân các cấp khác nhau, đô thị và nông thôngcũng không giống nhau hoàn toàn, do vậy, chuyên đề có một mục trình bày vềnhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân chung cả 3 cấp, các loại hình đơn vịhành chính là không hợp lý. Trong mục 2.2 về hoạt động các cơ quan của Hội đồng nhân dân, đưa nội dung 2.2.3 tiếp xúc cửtri của đại biểu Hội đồng nhân dân là không hợp lý.

- Chuyên đề 5về kỹ năng hoạt động của đại biểu Hộiđồng nhân dân. Nhìn chung đã trình bày được những kỹ năng cơ bản nhất, kỹ năngnền tảng, cần thiết với đại biểu Hội đồng nhân dân. Đại biểu Hội đồng nhân dânkhông đồng đều về kinh nghiệm công tác, kinh nghiệm xã hội, do vậy, các kỹ năngmà đại biểu có được trước đây cũng khác nhau. Kỹ năng trong hoạt động của đạibiểu Hội đồng nhân dân nghe có vẻ mới (ví dụ kỹ năng tiếp xúc cử tri, tiếp côngdân …) nhưng cơ bản gồm nhiều kỹ năng nhỏ đã hình thành trong quá trình sống,học tập, công tác.

Đại biểu Hội đồngnhân dân các cấp cũng có nhu cầu về kỹ năng khác nhau (ngoài một số kỹ năng nềncơ bản như thuyết trình, phát biểu, giám sát, chất vấn, tiếp xúc cử tri, tiếpcông dân…), do vậy, chuyên đề mới trình bày được bộ kỹ năng cơ bản đối với đạibiểu Hội đồng nhân dân. Ví dụ như đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, đặc biệtcác thành phố lớn có sự quan tâm của báo chí, cần kỹ năng tiếp xúc với báo chí.



[1] Điều 30 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửađổi năm 2020) quy định: Hội đồng nhân dân cấp huyện ban hành nghị quyết để quyđịnh những vấn đề được luật, nghị quyết của Quốc hội giao hoặc để thực hiệnviệc phân cấp cho chính quyền địa phương, cơ quan nhà nước cấp dưới theo quyđịnh của Luật tổ chức chính quyền địa phương. Hội đồng nhân dân cấp xã ban hànhnghị quyết để quy định những vấn đề được luật, nghị quyết của Quốc hội giao.

Cập nhật : 15:00 - 17/12/2020
In trang này Click here to Print it!