Giải pháp của Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh tham gia hỗ trợ cho thanh thiếu niên vi phạm pháp luật tại cộng đồng (Phần 2)

Để nâng cao hiệu quả của hoạt động hỗ trợ cho thanh thiếu niên vi phạm pháp luật tại cộng đồng, tổ chức Đoàn cần tập trung vào những chương trình, hoạt động mà Đoàn có thế mạnh đặc thù. Bài viết này tiếp tục đưa ra một số giải pháp cụ thể.

Để nâng cao hiệu quả củahoạt động hỗ trợ cho thanh thiếu niên vi phạm pháp luật tại cộng đồng, tổ chứcĐoàn cần tập trung vào những chương trình, hoạt động mà Đoàn có thế mạnh đặcthù. Bài viết này tiếp tục đưa ra một số giải pháp cụ thể sau:

 

- Thứ hai, đẩy mạnh công tác hỗ trợ, tư vấn,giới thiệu việc làm cho thanh thiếu niên vi phạm pháp luật. Các cơ sở đoàn cầnchủ động liên kết, vận động các doanh nghiệp tại địa phương hoặc các câu lạc bộ, hội nhómsản xuất, kinh doanh của đoàn viên, thanh niên nhằm hỗ trợ, giúp đỡ thanh thiếuniên vi phạm pháp luật tìm kiếm việc làm. Bên cạnh đó, tổ chức đoàn có thể tậndụng hệ thống Trung tâm giới thiệu việc làm thanh niên của các tỉnh thành đoànvà các Trung tâm hỗ trợ thanh niên công nhân và lao động trẻ ở một sốtỉnh/thành lớn để tổ chức các chương trình tư vấn, giới thiệu việc làm chothanh niên và khuyến khích thanh thiếu niên vi phạm pháp luật cùng tham gia;khuyến khích thanh thiếu niên vi phạm pháp luật tham gia sinh hoạt đoàn.

Bên cạnh đó, để hoạt động hỗ trợ, tìm kiếm việc làm cho thanh thiếu niên vi phạm pháp luật được thiết thực và hiệu quả hơn cần phải đổi mớitheo hướng sau:

+ Tăng thời gian đào tạo nghề nhằm nâng cao tay nghề cho các đối tượngthanh niên vi phạm pháp luật đáp ứng được các yêu cầu, đòi hỏi của các doanhnghiệp, cơ sở lao động tại địa bàn. Theo đánh giá của thanh thiếu niên tại địabàn khảo sát, các nghề họ được Đoàn, Hội kết hợp với các trung tâm dạy nghề đàotạo thường là những nghề phổ thông, thời gian đào tạo ngắn (thường là 1 – 3tháng) do vậy khi vào làm tại các doanh nghiệp họ không đáp ứng được các yêucầu về trình độ tay nghề nên đã bị các doanh nghiệp sa thải, một phần thanhniên đã tự bỏ việc vì cho rằng mình không phù hợp với công việc đó). Bên cạnhđó một số đối tượng thanh niên khi trở về cộng đồng đã cho rằng trở ngại khôngnhỏ đối với họ trong quá trình tìm kiếm việc làm đó là thiếu sự ủng hộ, giúp đỡcủa các doanh nghiệp Nhà nước đóng trên địa bàn. Điều này cho thấy cần phảinâng cao hiệu quả công tác phối hợp giữa Đoàn, Hội và các tổ chức doanh nghiệpđóng trên địa bàn về giải quyết việc làm cho các đối tượng thanh niên vi phạmpháp luật trong thời gian tới.

+ Hoạt động dạy nghề hướng nghiệp và tìm việc làm cho thanh niên vi phạmpháp luật cần được tổ chức Đoàn, Hội trong các trường trại và trên địa bàn dâncư khảo sát kĩ lưỡng phù hợp với những yêu cầu đặc thù mà thị trường lao độngđặt ra. Cần thiết phải lựa chọn được một số nghề mũi nhọn, đặc trưng của cácđịa phương nơi thanh thiếu niên về sinh sống để đào tạo. Có như vậy mới giúpcho thanh thiếu niên từ các trường, trại khi trở về địa phương tái hòa nhậpcộng đồng dễ tìm kiếm được việc làm, có thu nhập ổn định. Đây được coi là mộttrong những giải pháp khả thi góp phần nhanh chóng tạo nên thành công trong quátrình hoàn lương cho các đối tượng thanh niên này.

+ Trong thời gian tới cần phải đổi mới việc triển khai thực hiện đề án:Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh và lực lượng Công an Nhân dân bảo lãnh,vay vốn tín chấp lập nghiệp cho người sau cai nghiện. Bởi lẽ theo đánh giá củaHội liên hiệp thanh niên Việt Nam đề án này chưa thực sự khả thi trong thực tế;đối tượng thanh niên sau cai nghiện vẫn còn khó tiếp cận với nguồn vốn, bêncạnh đó số lượng vốn vay còn quá ít, thủ tục còn rườm rà nên chưa thực sự pháthuy hiệu quả tốt trong việc hỗ trợ cho thanh niên lập nghiệp. Theo nghiên cứucủa tác giả Đặng Văn Nhân (2013) trích dẫn đánh giá của một thanh niên sau caitại quận 9, Thành phố Hồ Chí Minh thì khoảng vốn vay từ 5 – 7 triệu đồng chomột thanh niên sau cai rất khó giúp cho họ có thể dùng vào việc sản xuất kinhdoanh. Theo nghiên cứu của chúng tôi trong thời gian tới cần thiết phải nângcao hơn nữa mức vốn vay, kéo dài thêm thời hạn vay (thời hạn vay cũ là 2 năm).Có như vậy mới giúp cho việc giải quyết vay vốn theo qui định của đề án mớithực sự phát huy hiệu quả cao.

- Thứ ba, đoàn thanh niên cần chủ độngkhuyến khích, mời thanh niên thanh thiếu niên vi phạm pháp luật tham gia cáchoạt động, phong trào văn nghệ, thể thao, tình nguyện vì cộng đồng như thanhthiếu niên bình thường, từ đó giúp thanh thiếu niên vi phạm pháp luật dần xóabỏ mặc cảm, tích cực tham gia vào các hoạt động xã hội. Bên cạnh đó, giúp cộngđồng xã hội dần thay đổi quan điểm, cách nhìn về thanh thiếu niên vi phạm phápluật.

- Thứ, đoàn thanh niên các cấp cần hỗ trợ, tạo điều kiện cho những cán bộ đoàncó kinh nghiệm, uy tín, giữ những chức vụ nhất định trong hệ thống đoàn thanhniên tham gia vào các hoạt động hòa giải ở cơ sở; tham gia các phiên tòa cóliên quan đến người chưa thành niên. Phát huy trách nhiệm của đoàn thanh niên ởtrường học trong việc theo dõi, phối hợp với cơ quan điều tra, cơ quan tư pháptrong việc xử lý các vụ việc thanh thiếu niên vi phạm pháp luật. Kịp thời nắmbắt tình hình, nêu lên tiếng nói của thanh niên tham gia bảo vệ quyền lợi hợppháp của thanh thiếu niên vi phạm pháp luật.  

Trong hoạt động hòa giải ở cơsở, đoàn viên thanh niên cần phát huy vai trò tình nguyện, tham gia công tác xãhội để lắng nghe, nắm bắt tâm tư, tình cảm, nguyện vọng của thanh thiếu niên viphạm pháp luật cũng như nạn nhân và gia đình. Từ đó, góp phần vào công tác hòagiải giữa các bên. Ngoài ra, cán bộ đoàn cần được tạo điều kiện tham gia khihỏi cung thanh thiếu niên để hỗ trợ tâm lý, đặc biệt khi cha mẹ các em khôngthể có mặt để hỗ trợ tinh thần. Cán bộ đoàn, với tư cách là người có hiểu biếtvề tình hình kinh tế - xã hội tại địa phương cũng như hoàn cảnh gia đình củangười vi phạm pháp luật cũng có thể tư vấn cho cơ quan tiến hành tố tụng vềviệc áp dụng các biện pháp ngăn chặn thích hợp tại cộng đồng thay thế cho tạmgiam.

Hiện nay, Chính phủ đã banhành Nghị định 37/2018/NĐ-CP về quy định chi tiết thi hành các biện pháp giámsát, giáo dục người dưới 18 tuổi phạm tội được miễn trách nhiệm hình sự. Đoànthanh niên cần tạo điều kiện để cán bộ đoàn tham gia vàođội ngũ cán bộ tư pháp bán chuyên trách tại cấp xã theo quy định của Nghị định37/2018/NĐ-CP để giám sát, giáo dục, phục hồi cho thanh thiếu niên vi phạm phápluật tại cộng đồng.

- Thứ năm, đoàn thanh niên, với số lượng đoàn viên đông đảo và hệ thống cơ sở đoànrộng khắp trên cả nước có thể tham gia tích cực vào công tác theo dõi, thu thậpsố liệu, thống kê về thanh thiếu niên vi phạm pháp luật, phục vụ cơ quan nhànước có thẩm quyền trong việc sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện chính sách tư phápngười chưa thành niên.

Cập nhật : 11:16 - 17/12/2020
In trang này Click here to Print it!