Giải pháp của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tham gia hỗ trợ cho thanh thiếu niên vi phạm pháp luật tại cộng đồng (Phần 1)

Trong những năm vừa qua Đoàn đã triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ thiết thực cho các đối tượng thanh thiếu niên vi phạm pháp luật với nhiều loại hình, nội dung hỗ trợ khác nhau trên các lĩnh vực của đời sống xã hội như là: tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật, trợ giúp pháp lý, đào tạo nghề, giải quyết việc làm, khám chữa bệnh, tổ chức mô hình các câu lạc bộ phù hợp cho thanh thiếu niên trong đối tượng này tham gia. Tuy nhiên do có tồn tại nhất định cả về chủ quan, khách quan nên các hoạt động hỗ trợ của Đoàn vẫn chưa thực sự đạt kết quả cao.

Trongnhững năm vừa qua Đoàn đã triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ thiết thực cho cácđối tượng thanh thiếu niên vi phạm pháp luật với nhiều loại hình, nội dung hỗtrợ khác nhau trên các lĩnh vực của đời sống xã hội như là: tuyên truyền phổbiến giáo dục pháp luật, trợ giúp pháp lý, đào tạo nghề, giải quyết việc làm,khám chữa bệnh, tổ chức mô hình các câu lạc bộ phù hợp cho thanh thiếu niêntrong đối tượng này tham gia. Tuy nhiên do có tồn tại nhất định cả về chủ quan,khách quan nên các hoạt động hỗ trợ của Đoàn vẫn chưa thực sự đạt kết quả cao.

Để nâng cao hiệu quả của hoạt động hỗ trợ cho thanhthiếu niên vi phạm pháp luật tại cộng đồng, tổ chức Đoàn cần tập trung vàonhững chương trình, hoạt động mà Đoàn có thế mạnh đặc thù, cụ thể:

- Thứ nhất, hoạt động tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật,trợ giúp pháp lý. Trung tâm Trợ giúp pháp lý thanh niên, trực thuộc Trung ươngĐoàn TNCS Hồ Chí Minh cần phối hợp với các tỉnh, thành toàn xây dựng các kếhoạch, chương trình hoạt động tuyên truyền, phổ biến giáo dục, trong đó quantâm hơn đến đối tượng thanh thiếu niên vi phạm pháp luật tại cộng đồng và cáctrường giáo dưỡng. Chuẩn hóa các bộ tài liệu, chương trình, hướng dẫn, kịch bảnchi tiết các chương trình tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật, đặc biệtlà các chương trình có tính tương tác, sáng tạo cao như: Phiên tòa giả định;kịch tình huống, thi tìm hiểu pháp luật,… Chủ động phối hợp với các đoàn thể xãhội: Hội luật gia, Hội phụ nữ, Hội cựu chiến binh,… xây dựng các kế hoạch phốihợp trợ giúp pháp lý cho đoàn viên thanh niên nói chung và thanh thiếu niên viphạm pháp luật nói riêng.

Hoạt động này trên thực tế đã được tổ chức Đoàn ởcác địa phương kết hợp với các cơ quan chức năng như: công an, tư pháp phối hợpthực hiện nhằm nâng cao ý thức pháp luật, ý thức công dân cho thanh thiếu niên nóichung, thanh thiếu niên vi phạm pháp luật nói riêng cũng như hướng dẫn, giúp đỡhọ thực hiện một số thủ tục hành chính cần thiết để hòa nhập cùng cộng đồng.Tuy nhiên theo đánh giá của đối tượng thanh niên này cũng như nhận xét củangười dân cộng đồng thì công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật, hỗtrợ pháp lý chỉ mới được tiến hành định kỳ không thường xuyên, đôi khi hoạtđộng tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật của Đoàn chưa tới được các đốitượng thanh niên hư, thanh thiếu niên vi phạm pháp luật do vậy hiệu quả tácđộng của hoạt động này tới đối tượng thanh thiếu niên vi phạm pháp luật chưacao. Chính vì vậy, theo chúng tôi hoạt động tuyên truyền phổ biến pháp luậttrong thời gian tới nên tiến hành thường xuyên hơn, tăng cường các hoạt độngtuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật cho các nhóm đối tượng thanh niênkhác nhau trên địa bàn dân cư đồng thời cũng cần phải đổi mới theo hường mềmhóa các hình thức tuyên truyền dưới dạng sân khấu hóa, tạo sự cuốn hút, hứngthú cho các đối tượng thanh thiếu niên vi phạm pháp luật tham gia. Có như vậymới tạo nên sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức pháp luật cho chính đối tượngthanh niên này.

Bên cạnh đó, tổ chức đoàn cần phải sớm đầu tư, xâydựng các trung tâm trợ giúp pháp lý, tư vấn và dịch vụ pháp luật cho thanhthiếu nhi. Những trung tâm này không chỉ sẽ là nơi giúp thanh thiếu nhi có đượcnhững nhận thức và phương thức ứng xử đúng đán khi đối mặt với những vấn đềpháp luật mà còn là nơi tuyên truyền và phổ biến giáo dục pháp luật có tínhthực tiễn và cụ thể nhất đối với các nhóm đối tượng đặc thù này. Các trung tâmnày cần được mở rộng hoạt động trên nhiều vùng lãnh thổ để có thể trở thànhnhững người bạn , người trợ thủ pháp lý cần thiết cho mọi đối tượng thanh thiếunhi.

Để cho các trung tâm này hoạt động tích cực và cóhiệu quả, chính quyền và các đoàn thể, đặc biệt là Đoàn thanh niên Cộng sản HồChí Minh cần có kế hoạch đầu tư thích đáng cả về vật chất kỹ thuật và nhân lực,sự định hướng chỉ đạo hoạt động thực tiễn và cụ thể. Trong đó, chú trọng vàocác hoạt động (1) Trang bị cơ sở thông tin, tư liệu cần thiết và chính xác, tạođiều kiện cho thanh thiếu niên có thể tìm hiểu, tra cứu, khai thác các dữ liệupháp luật miễn phí; (2)Tập trung đào tạo những cán bộ pháp lý có phẩm chất vànăng lực về hoạt động tại các mạng lưới trung tâm trợ giúp pháp lý nói trên;(3) Hình thành và phát triển các hình thức tổ hoà giải của thanh thiếu nhi, cáctổ hoà giải này cần được sự tham gia hướng dẫn, giúp đỡ của các tổ chức đoànthể, cộng đồng và gia đình; (4) Tăng cường các hoạt động thông tin tư liệu, inấn và phát hành các loại sách vở tài liệu pháp luật cần thiết, xây dựng các tủsách pháp luật cho thanh thiếu nhi tại cơ sở.

Về hoạt động tham vấn,trợ giúp pháp lý, hỗ trợ tư pháp cho thanh thiếu niên vi phạm pháp luật: Do nhữngđặc trưng riêng về nhận thức và tâm lý của thanh thiếu niên vi phạm pháp luật,công tác tư vấn đối với các em là một công việc cần thiết tới mức bắt buộc.Chúng ta đều biết, hầu hết các em ở nhóm vị thành niên này đều phạm pháp là dothiếu sự chăm sóc, quan tâm và giáo dục đầy đủ của gia đình, nhà trường và cộngđồng. Hơn nữa, do nhận thức hạn chế, nhiều khi các em cũng không biết được rằngviệc mình làm là đúng hay sai, nên làm gì và không nên làm gì, Nếu làm thì làmnhư thế nào…Chính vì thế mà nhóm vị thanh niên phạm tội rất cần được tư vấn,trước hết là về định hướng rõ ràng để vượt qua trở ngại, vượt qua sự mặc cảm đểtrở lại với cuộc sống bình thường.

Trước khi tham vấn cho các em, cán bộ đoàn cần quantâm, nhận biết chính xác về hoàn cảnh của chúng để xem đâu là nhu cầu và đâu làmong muốn của chúng. Trên cơ sở hiểu rõ hoàn cảnh của vị thành niên, chúng tabiết được những mong muốn, nguyện vọng của chúng và có được những giải pháp xửlý đúng đắn đối với từng đối tượng. Đối với những nguyện vọng và nhu cầu thựctế và chính đáng, chúng ta có thể tư vấn cho các em những phương thức thực hiệnđể đạt được trong tương lai. Đối với mong muốn và nhu cầu không chính đáng,chúng ta có thể giúp đỡ, chỉ bảo để chúng nhận thức đúng đắn, có được nhữngđịnh hướng rõ ràng.

Chẳng hạn, với nhóm vị thành niên phạm tội mà mồcôi, không nơi nương tựa thì rất cần một mái ấm tình thương, cần được chăm sóc,nếu ở những gia đình mà bố mẹ suốt ngày chỉ mải lo làm ăn hoặc đối xử không tốtvới con cái thì cần được đi học không phải đóng tiền hoặc có một nghề nào đó đểphụ giúp cha mẹ… Nhận rõ được những điều đó, chúng ta sẽ có những định hướngđúng đắn, đa dạng và phù hợp với từng hoàn cảnh của mỗi đối tượng.

(Còn tiếp)

Cập nhật : 11:14 - 17/12/2020
In trang này Click here to Print it!