Vận động bầu cử và những điều cần biết

Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dânlà hoạt động nhằm lựa chọn, bầu ra những đại biểu xứng đáng đại diện cho ý chí,nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân tham gia cơ quan quyền lực nhà nướccao nhất, góp phần xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩacủa nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân.

Vận động bầu cử là phương thức hoạt động tạo cơ hội gặpgỡ giữa ứng cử viên đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân với nhân dân,cử tri tại đơn vị bầu cử bằng hội nghị tiếp xúc cử tri và phương tiện thông tinđại chúng. Tại đó, ứng cử viên đại biểu Quốc hội, đạibiểu Hội đồng nhân dân trình bày với cử tri về dự kiến chương trình hành độngthực hiện trách nhiệm đại biểu nếu được bầu làm đại biểu Quốc hội, đại biểu Hộiđồng nhân dân và trao đổi những vấn đề mà cử tri quan tâm. Đây là cơ hội để cửtri tiếp xúc với người ứng cử, hiểu rõ hơn người ứng cử, trên cơ sở đó cânnhắc, lựa chọn, bầu những người đủ tiêu chuẩn làm đại biểu Quốc hội, đại biểuHội đồng nhân dân. Theo Luật bầu cử Quốc hội và Hội đồng nhân dân, vận động bầucử được quy định như sau:

Nguyên tắcvận động bầu cử: Việc tổ chức vận động bầu cử phải bảo đảm các nguyên tắc dân chủ,công khai, bình đẳng, đúng pháp luật, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội. Ngườiứng cử đại biểu Quốc hội, ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân ở đơn vị bầu cử nàothì thực hiện vận động bầu cử tại đơn vị bầu cử đó. Các tổ chức phụ trách bầucử và thành viên của các tổ chức này không được vận động cho người ứng cử. Thời gian tiến hành vận động bầu cửđối với các ứng cử viên được quy định tính từ ngày công bố danh sách chính thứcnhững người ứng cử và kết thức trước thời điểm bắt đầu bỏ phiếu 24 giờ. Nhưvậy, căn theo thời gian của quy trình bầu cử, các ứng cử viên đại biểu Quốchội, đại biểu Hội đồng nhân dân có khoảng 1 tháng để tiến hành vận động bầu cử,thu hút sự chủ ý và ủng hộ để cử tri bầu mình.

Trách nhiệm của cơ quantổ chức trong chỉ đạo công tác vận động bầu cử: Hội đồng bầu cử quốc gia chỉ đạo côngtác thông tin, tuyên truyền và vận động bầu cử trong phạm vi cả nước; Ủy banbầu cử các cấp chỉ đạo thực hiện công tác thông tin, tuyên truyền, vận động bầucử và giải quyết khiếu nại, tố cáo về vận động bầu cử ở địa phương.

Các cơ quan báo chí ở trung ương có trách nhiệm đưatin về quá trình tổ chức công tác bầu cử, tình hình vận động bầu cử trong phạmvi cả nước. Các cơ quan thông tin đại chúng của địa phương có trách nhiệm đưatin về hội nghị tiếp xúc cử tri, trả lời phỏng vấn của những người ứng cử đạibiểu Quốc hội, ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân và việc vận động bầu cử ở địaphương.

Ban thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấptỉnh có trách nhiệm tổ chức hội nghị tiếp xúc cử tri cho người ứng cử đại biểuQuốc hội. Ban thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp tỉnh, cấp huyện,cấp xã có trách nhiệm tổ chức hội nghị tiếp xúc cử tri cho người ứng cử đạibiểu Hội đồng nhân dân cấp mình, Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm phốihợp với Ban thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp trong việc tổchức hội nghị tiếp xúc cử tri cho người ứng cử đại biểu Quốc hội, ứng cử đại biểuHội đồng nhân dân.

Cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị- xã hội, tổ chức xã hội, đơn vị sự nghiệp, tổ chức kinh tế, đơn vị vũ trangnhân dân và chính quyền địa phương trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mìnhtạo điều kiện cho người ứng cử đại biểu Quốc hội, ứng cử đại biểu Hội đồng nhândân tiếp xúc với cử tri ở cơ quan, tổ chức, đơn vị, địa phương mình.

Những điều không đượclàm trong vận động bầu cử.

-           Lợi dụng vận động bầu cử để tuyên truyềntrài với Hiến pháp và pháp luật hoạt làm tổn hại đến danh dự, nhân phẩm, uy tín, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chứccá nhân khác

-           Lạm dụng chức vụ, quyền hạn để sử dụngphương tiện thông tin đại chúng trong vận động bẩu cử

-           Lợi dụng vận động bầu cử để vận độngtài trợ, quyên góp ở trong nước và nước ngoài cho tổ chức, cá nhân mình.

-           Sử dụng hoặc hứa tặng, cho, ủng hộ tiện,tài sản hoặc lợi ích vật chất để lôi két, mua chuộc cử tri.

 

 

Kỹ năng cần thiết trongvận động bầu cử của ứng cử viên:

Ứng cử viên được đề cử hay tự ứng cử đều bình đẳngtrước pháp luật về bầu cử, do đó trong các hoạt động vận động bầu cử các ứng cửviên không nên e ngại, lo lắng mà nên chủ động gần gũi, gặp gỡ, trò chuyện vớicử tri. Trong tất cả các hình thức vận động bầu cử, đầu tiên ứng cử viên cần nắmrõ mục đích của hội nghị hay buổi phỏng vấn là để ứng cử viên ra mặt cử tri,trình bầu chương trình hành động và trả lời các câu hỏi của cử tri về tiểu sử,chương trình hành động, qua đó tạo điều kiện để cử tri đánh giá ứng cử viên.

Bên cạnh đó, để chủ động trong các buổi tiếp xúc cửtri hoặc trả lời phỏng vấn, ứng cử viên cần chuẩn bị chu đáo về nội dung, hìnhthức, tác phong để tham dự, phát biểu và trả lời các câu hỏi. Về nội dung ứngcử viên cần chuẩn bị kỹ càng chương trình hành động cùng kế hoạch trình bàychương trình hành động. Ngoài ra, ứng cử viển cũng cần tìm hiểu cơ bản về thànhphần, cách thức tổ chức và điệu kiện tiến hành hội nghị; tìm hiểu đặc điểm dâncử, tình hình địa phương nơi tổ chức hội nghị; cần lường trước các câu hỏi củacử tri và các tình huống có thể xẩy ra. Tùy từng địa điểm của hội nghị tiếp xúccử tri, ứng cử viên cần có sự điều chỉnh nhất định về chương trình hành động.

Về hình thức, ứng cử viên cũng cần quan tâm đến cáchthức, thái độ giao tiếp phù hợp với cử tri để có sự thiện cảm của cử tri, cụthể là: trang phục cần lịch sự, giản dị, phù hợp với bản thân và phong tục củađịa phương; nên đến sớm hơn so với thời gian hội nghị bắt đầu để có thể tranhthủ hỏi thăm tình hình với cử tri, tạo dựng mối quan hệ ngoài hội nghị sẽ khiếncho không khí hội nghị bớt căng thẳng hơn; không nên để cử tri chờ đợi; chủđộng chào hỏi, trò chuyện với cử tri, đặc biệt chú trọng đến một số nhân vậnnhư người cao tuổi, lão thành cách mạng,..

Về tư thế tác phong, trong hội nghị khi trình bàychương trình hành động cần bình tĩnh nói chậm rãi, rõ ràng, dứt khoát, khôngnên vội vã đọc một mạch chương trình hành động. Cần có nhịp ngừng ngắt, và cósự giao tiếp với cử tri. Trong khi trình bày chương trình hành động nên nói vonghĩa là không nên cầm giấy để đọc nội dung trình bày. Nếu quên ý ứng cử viêncó thể dừng lại, bình tĩnh nhìn vào bài chuẩn bị. Ứng cử viên nên chọn cách nóidễ hiểu, đơn giản tránh dùng các thuật ngữ chuyên môn xa lạ với số đông tại địaphương.

Khi trình bày hay trả lời các câu hỏi của cử tri, ứngcử viên cần nhìn vào cử tri, tự tin, tười cười bình tĩnh, không nên căng thẳng,lo lắng bởi vì khi cử tri đặt câu hỏi với mình điều này cho thấy cử tri đangquan tâm đến mình, những điều cử tri hỏi là những điều cử tri muốn biết. Do đó,việc cần làm của ứng cử viên lúc này chỉ là làm sáng tỏ sự quan tâm của cử tri,thỏa mãn những thắc mắc của cử tri. Khi những thắc mắc của cử tri khi được thoảnmãn, ứng cử viên sẽ được cử tri đánh giá cao, có khả năng cao hơn trong cuộcvận động.  

Điều lưu ý nữa đối với ứng cử viên khi tham gia vậnđộng, ứng cử viên không nên vung tay quá mức hay đút tay túi quần khi nóichuyện với cử tri. Khi trả lời các câu hỏi của cử tri, ứng cử viên nên để cửtri hỏi hết rồi trả lời.  Ứng cử viên nêntập hợp vấn đề thành các nhóm nội dung để trả lời. Vì có những câu hỏi của cửtri sẽ có những nội dung giống nhau. Việc phân loại câu hỏi theo nội dung vấnđề giúp ứng cử viên trả lời ngắn gọn nhưng vẫn đầy đủ được nội dung  hỏi của ứng cử viên. Ứng cử viên nên chọn cáchtrả lời có hiệu quả, có hai cách trả lời để ứng cử viên có thể áp dụng thứnhất, ứng cử viên trả lời theo thử tự dễ trước khó sau; hoặc có thể trả lờitheo vấn đề cụ thể trước khái quát sau hoặc ngược lại. Đối với những vấn đềnhạy cảm hoặc chưa rõ, ứng cử viên cần hẹn nghiên cứu và trả lời sau; không nênđể lạc đề hoặc để lôi kéo vào các cuộc cãi vã. Ứng cử viên cũng cần đảm bảo thời gian trình bày dự kiến chương trìnhhành động đúng thời gian quy định và tắt điện thoại trong thời gian hội nghịdiễn ra.

Cập nhật : 11:12 - 17/12/2020
In trang này Click here to Print it!