HĐND tỉnh Hà Tĩnh với việc quyết định các chính sách phát triển giáo dục tại địa phương (Phần 2)

Phần 1 của bài viết đã chỉ ra những thực trạng của ngành giáo dục nói chung và của việc ban hành chính sách phát triển giáo dục đào tạo nói riêng tại tỉnh Hà Tĩnh. Phần 2 của bài viết sẽ tập trung phân tích những giải pháp được đưa ra trong Nghị quyết số 20/2011/NQ-HĐND của Hội đồng nhân dân tỉnh Hà Tĩnh về phát triển giáo dục đào tạo Hà tĩnh cho giai đoạn 2011-2015 và những năm tiếp theo và Nghị quyết số 96/2018/NQ-HĐND về phát triển giáo dục mầm non và phổ thông tĩnh Hà Tĩnh đến năm 2025 và những năm tiếp theo.

Các cấp lãnh đạo tỉnh Hà Tĩnh đã nhận định muốn giáo dục đào tạo tỉnh nhàphát triển tốt hơn cho giai đoạn tới cần có chính sách đồng bộ, mạnh mẽ. Cácchỉ tiêu và nhóm giải pháp đưa ra đều nhắm tới khắc phục bằng được các tồn tạiyếu kém. Và Nghị quyết ra đời nhằm: Tạo bước chuyển biến mạnh mẽ đối với GD-ĐTtỉnh nhà theo hướng “chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa”. Xây dựng Ngành GD-ĐTphát triển cân đối về cơ cấu và quy mô, đa dạng về hình thức học tập, đáp ứngnhu cầu học tập thường xuyên, suốt đời của các tầng lớp nhân dân, hướng tới mộtxã hội học tập.

          Tập trung quy hoạch, sắp xếp lại hệthống trường lớp một cách hợp lý; Đảm bảo tốt các điều kiện dạy học; Nâng caochất lượng giáo dục toàn diện ở tất cả các ngành học, cấp học theo hướng tiếpcận với trình độ tiên tiến, phục vụ thiết thực cho phát triển kinh tế, văn hóa,xã hội của tỉnh, góp phần đáp ứng yêu cầu sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đạihóa đất nước.

          Nghị quyết cũng xác định hệ thống giảipháp như sau:

          1. Tăng cường giáo dụcchính trị, tư tưởng, đạo đức lối sống cho đội ngũ cán bộ, giáo viên, học sinh,sinh viên trong toàn ngành

          2. Tiếp tục làm tốt côngtác quy hoạch hệ thống trường học và cơ sở giáo dục. Cụ thể các cấp học được bố trí nhưsau:

          - Đối với GD mầm non: Mỗi xã bố trínhiều nhất một trường mầm non công lập ở vùng trung tâm. Những xã địa hình phứctạp, khó khăn trong giao thông thì bố trí thêm không quá 2 điểm lẻ. Khuyếnkhích, tạo điều kiện thuận lợi để các tổ chức, cá nhân mở thêm các trường ngoàicông lập.

          - Đối với GD tiểu học: mỗi xã bố trímột trường tiểu học ở vùng trung tâm. Những xã địa hình phức tạp, khó khăntrong giao thông thì bố trí thêm không quá 2 điểm lẻ.

          - Đối với GDTHCS: Kiên quyết sắp xếplại hệ thống trường THCS theo mô hình trường liên xã (2 hoặc 3 xã một trường)để đảm bảo quy mô mỗi trường không dưới 16 lớp.

          - Đối với GDTHPT: Không phát triểnthêm trường THPT công lập; khảo sát xây dựng kế hoạch, từng bước nhập một sốtrường quy mô nhỏ (dưới 18 lớp Tiếp tụcđầu tư xây dựng cơ sở vật chất, bổ sung trang thiết bị cho Trường THPT ChuyênHà Tĩnh, đáp ứng yêu cầu phát triển về quy mô và nâng cao chất lượng bồi dưỡngnhân tài trong thời kỳ mới.

          - Đối với giáo dục đại học và giáo dụcnghề nghiệp: Củng cố hệ thống các trường ĐH, CĐ, TCCN, CĐN và TCN hiện có; tiếptục đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, thiết bị kỹ thuật, đội ngũ để mở rộng vànâng cao chất lượng đào tạo

          - Nhập Trung tâm Bồi dưỡng giáo viênvà cán bộ quản lý giáo dục vào Trung tâm GDTX tỉnh. Bổ sung nhiệm vụ bồi dưỡngGV và CBQLGD cho TTGDTX tỉnh.

          - Sáp nhập các TTGDTX và Trung tâmGDKTTH-HN cấp huyện thành Trung tâm GDTX-HN-DN cấp huyện. Mỗi huyện chỉ bố trí1 trung tâm GDTX-HN-DN đảm nhiệm các chức năng nhiệm vụ về GDTX, HN và DN;

          - Khuyến khích các tổ chức, cá nhântrong và ngoài nước thành lập các trường và các cơ sở giáo dục tư thục ở cácngành học, cấp học nhằm khai thác tốt hơn đầu tư của xã hội cho GD-ĐT, đáp ứngtốt hơn nhu cầu học tập của nhân dân.

          3. Tích cực đổi mới côngtác quản lý giáo dục

          4. Xây dựng đội ngũ nhàgiáo và CBQLGD đồng bộ và chất lượng; thực hiện nghiêm túc quy chế chuyên môn,nâng cao chất lượng dạy học

          - Tiến hành rà soát, đánh giá lại độingũ nhà giáo và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục để sắp xếp, bố trí lại đảm bảoyêu cầu đủ về số lượng, đồng bộ và đảm bảo về cơ cấu, chuẩn về trình độ, chấmdứt tình trạng dạy chéo môn. Tiếp tục thực hiện Quyết định 132 về tinh giảnbiên chế (bằng kinh phí ngân sách địa phương) để mỗi năm giải quyết diện dôi dưtừ 150 đến 200 người. Phấn đấu đến năm 2015 có: 100% giáo viên và cán bộ quảnlý giáo dục đạt chuẩn, trong đó 60% giáo viên MN, 85% giáo viên TH, 65% giáoviên THCS, 15% giáo viên THPT và GDTX-HN-DN đạt trình độ trên chuẩn. Đội ngũgiáo viên và CBQL các trường ĐH, CĐ, TCCN và dạy nghề đảm bảo các yêu cầu vềchuẩn trình độ theo quy định, đủ điều kiện để mở các mã ngành mà tỉnh có nhucầu.

          5. Tăng cường đầu tư xâydựng cơ sở vật chất – thiết bị đảm bảo tốt yêu cầu nâng cao chất lượng dạy học

          6. Đẩy mạnh công tác xãhội hóa giáo dục, đa dạng hóa hình thức đào tạo, gắn đào tạo nghề với nhu cầuxã hội

          7. Thực hiện tốt chính sách khuyến khích, khen thưởngtrong giáo dục - đàotạo

8. Xây dựng các cơ sở giáo dục tiên tiến

9. Đảm bảo ngân sách cho việc thực hiện. Ngoàichi thương xuyên tỉnh cân đối để giành tổng số 6934,5 tỷ đầu tư cho giáo dụcđào tạo trong 5 năm.

 

(Còn tiếp)

 

Cập nhật : 10:52 - 17/12/2020
In trang này Click here to Print it!