Hỏi – đáp dành cho đại biểu dân cử tháng 10 – số 1

Câu hỏi: Hội đồng bầu cử quốc gia có cơ cấu, tổ chức hoạt độngnhư thế nào?

Trả lời:

TheoĐiều 12 Luật bầucử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hộiđồng nhân dân 2015, Hội đồng bầu cử quốc giado Quốc hội thành lập, có từ mười lăm đến hai mươi mốt thành viên gồm Chủ tịch,các Phó Chủ tịch và các Ủy viên là đại diện Ủyban thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và một số cơquan, tổ chức hữu quan. Trong đó, Chủ tịch Hộiđồng bầu cử quốc gia do Quốc hội bầu, miễn nhiệm theo đề nghị của Ủy ban thường vụ Quốc hội. Các Phó Chủ tịchvà các Ủy viên Hội đồng bầu cử quốc gia do Quốc hội phê chuẩn theo đề nghị củaChủ tịch Hội đồng bầu cử quốc gia.

Hội đồng bầu cử quốc gia thành lập các tiểu ban để giúp Hộiđồng bầu cử quốc gia thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn trong từng lĩnh vực.

 

Câu hỏi: Nguyên tắchoạt động của Hội đồng bầu cử quốc gia được pháp luật quy định như thế nào?

Trả lời:

Theo Điều 13 Luật bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhândân 2015, Hộiđồng bầu cử quốc gia hoạt động theo chế độ tập thể, quyết định theo đa số. Cáccuộc họp được tiến hành khi có ít nhất hai phần ba tổng số thành viên của Hộiđồng bầu cử quốc gia tham dự; các quyết định được thông qua khi có quánửa tổng số thành viên biểuquyết tán thành.

Hội đồng bầu cử quốc giachịu trách nhiệm trước Quốc hội và báo cáo về hoạt động của mình trước Quốchội, Ủy ban thường vụ Quốc hội.

 

Câu hỏi: Pháp luật quy định nhưthế nào về nhiệm vụ, quyềnhạn chung của Hội đồng bầu cử quốc gia?

Trả lời:

TheoĐiều 14 Luật bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân 2015, Hội đồng bầu cửQuốc gia có nhiệm vụ, quyền hạn chung như sau:

1. Tổ chức bầu cử đạibiểu Quốc hội.

2. Chỉ đạo, hướng dẫncông tác bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp.

3. Chỉ đạo công tác thôngtin, tuyên truyền và vận động bầu cử.

4. Chỉ đạo công tác bảovệ an ninh, trật tự, an toàn xã hội trong cuộcbầu cử.

5. Kiểm tra, đôn đốc việcthi hành pháp luật về bầu cử.

6. Quy định mẫu hồ sơ ứngcử, mẫu thẻ cử tri, mẫu phiếu bầu cử, nội quy phòng bỏ phiếu, các mẫu văn bảnkhác sử dụng trong công tác bầucử.

 

Câu hỏi: Trong việc tổ chức bầu cử đại biểuQuốc hội, Hội đồng bầu cử quốc gia có nhiệm vụ, quyền hạn như thế nào?

Trả lời:

TheoĐiều 15 Luật bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân 2015, nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng bầu cửquốc gia trong việc tổ chức bầu cử đại biểu Quốc hộiđược quy định như sau:

- Ấn định và công bố sốđơn vị bầu cử đại biểu Quốc hội, danh sách các đơn vị bầu cử và số lượng đạibiểu Quốc hội được bầu ở mỗi đơn vị bầu cử.

- Nhận và xem xét hồ sơcủa người được tổ chức chính trị, tổ chứcchính trị-xã hội, tổ chức xã hội, lực lượng vũ trang nhân dân, cơ quan nhà nướcở trung ương giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội; nhận hồ sơ và danh sách ngườiứng cử đại biểu Quốc hội do Ủy ban bầu cử ở tỉnh, thành phố trực thuộc trungương gửi đến.

- Gửi danh sách tríchngang lý lịch, bản sao tiểu sử tóm tắt và bản kê khai tài sản, thu nhập củanhững người được tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội,lực lượng vũ trang nhân dân, cơ quan nhà nước ở trung ương giới thiệu ứng cửđại biểu Quốc hội đến Ban thường trực Ủyban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam để thực hiện việc hiệpthương. Giới thiệu và gửi hồ sơ của người ứng cử đại biểu Quốc hội đã được ĐoànChủ tịch Ủy ban trung ương Mặttrận Tổ quốc Việt Nam hiệp thương, giới thiệu để về ứng cử tại các tình, thànhphố trực thuộc trung ương.

- Lập và công bố danhsách chính thức những người ứng cử đại biểu Quốc hội theo từng đơn vị bầu cử;xóa tên người ứng cử trong danh sáchchính thức những người ứng cử đại biểu Quốc hội.

- Nhận và kiểm tra biênbản xác định kết quả bầu cử của các Ủy ban bầucử ở tỉnh, thành, phố trực thuộc trung ương,Ban bầu cử; lập biên bản tổng kết cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội trong cả nước.

- Quyết định việc bầu cửthêm, bầu cử lại đại biểu Quốc hội hoặc hủy bỏ kết quả bầu cử và quyết địnhngày bầu cử lại ở khu vực bỏ phiếu, đơn vị bầu cử đại biểu Quốc hội có vi phạm pháp luật nghiêmtrọng.

- Xác nhận và công bố kếtquả bầu cử đại biểu Quốc hội trong cảnước; xác nhận tư cách của người trúng cử đại biểu Quốc hội.

- Trình Quốc hội khóa mớibáo cáo tổng kết cuộc bầu cử trong cả nước và kết quả xác nhận tư cách đại biểu Quốc hội được bầu.

- Giải quyết khiếu nại,tố cáo về công tác bầu cử đại biểu Quốc hội; chuyển giao hồ sơ, khiếu nại, tốcáo liên quan đến những người trúng cử đại biểu Quốc hội cho Ủy ban thường vụ Quốc hội.

- Quản lý và phân bổ kinhphí tổ chức bầu cử đại biểu Quốc hội.

 

Câu hỏi: Trong việcchỉ đạo, hướng dẫn công tác bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân, Hội đồng bầu cửquốc gia có nhiệm vụ, quyền hạn như thế nào?

Trả lời:

TheoĐiều 16 Luật bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân 2015, nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng bầu cửquốc gia trong việc chỉ đạo, hướng dẫn công tác bầu cử đại biểu Hội đồng nhândân được quy định như sau:

- Chỉ đạo, hướng dẫn việcthực hiện các quy định, của pháp luật về bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân.

- Hướng dẫn hoạt động củacác tổ chức phụ trách bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân.

- Kiểm tra việc tổ chứcbầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân.

- Hủy bỏ kết quả bầu cửđại biểu Hội đồng nhân dân và quyết định ngày bầu cử lại ở khu vực bỏ phiếu,đơn vị bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân có vi phạm pháp luật nghiêm trọng.

 

Câu hỏi: Các mối quan hệ công tác của Hội đồng bầu cử quốc gia được pháp luật quy định như thếnào?

Trả lời:

TheoĐiều 18 Luật bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân 2015, các mối quan hệ công tác của Hội đồngbầu cử quốc giađược quy định như sau:

- Hội đồng bầu cử quốcgia phối hợp với Ủy ban thườngvụ Quốc hội trong việc giám sát, kiểm tra công tác bầu cử đại biểu Quốc hội,đại biểu Hội đồng nhân dân.

- Hội đồng bầu cử quốcgia phối hợp với Đoàn Chủ tịch Ủy ban trungương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong việc hiệp thương, giới thiệu người ứng cửđại biểu Quốc hội, hướng dẫn việc hiệp thương, giới thiệu người ứng cử đại biểuHội đồng nhân dân và vận động bầu cử.

- Hội đồng bầu cử quốcgia phối hợp với Chính phủ trong việc bảo đảm kinh phí, an ninh, an toàn, cácđiều kiện cần thiết khác phục vụ cho công tác bầu cử đại biểu Quốc hội, đạibiểu Hội đồng nhân dân.

- Hội đồng bầu cử quốcgia chỉ đạo, hướng dẫn các tổ chức phụ trách bầu cử trong cả nước về công tácbầu cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân.

 

Câu hỏi: Hội đồng bầu cử quốc gia kết thúc nhiệm vụ khi nào?

Trả lời:

TheoĐiều 20 Luật bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân 2015 quy định, Hội đồng bầu cử quốc gia kết thúc nhiệm vụsau khi đã trình Quốc hội khóa mới báo cáo tổng kết cuộc bầu cử trong cả nướcvà kết quả xác nhận tư cách đại biểu Quốc hội được bầu, bàn giao biên bản tổngkết và hồ sơ, tài liệu về bầu cử đại biểu Quốc hội cho Ủy ban thường vụ Quốc hội khóa mới.

 

Tham khảo:

Luật bầu cử đại biểu Quốc hộivà đại biểu Hội đồng nhân dân 2015.

Cập nhật : 10:19 - 17/12/2020
In trang này Click here to Print it!