Những nội dung cơ bản của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2020 (Phần 4)

Trong Phần 4 cũng là phần cuối của chuyên đề Những nội dung cơ bản của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2020, sẽ đề cập đến những Sửa đổi, bổ sung các quy định để nâng cao chất lượng văn bản quy phạm pháp luật.

3. Sửa đổi, bổ sung các quy định để nâng cao chất lượng văn bảnquy phạm pháp luật

3.1.Tiếp tục khẳng định và quy định cụ thể hơn cơ chế bảo đảm sự lãnh đạo của Đảngtrong xây dựng, ban hành VBQPPL

Bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng là nguyên tắcchủ đạo, xuyên suốt từng khâu của quy trình xây dựng, ban hành VBQPPL. Để tiếptục khẳng định, làm rõ và sâu sắc hơn cơ chế bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng tronghoạt động xây dựng, ban hành VBQPPL, Luật năm 2020 đã sửa đổi, bổ sung 06 Điềucủa Luật năm 2015 (Điều 47, 58, 92, 121, 130 và Điều 139), trong đó, bổ sung nộidung thẩm định, thẩm tra phải bảo đảm “Sựphù hợp của chính sách trong đề nghị xây dựng văn bản và nội dung dự thảo văn bảnvới đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước”.

3.2.Lần đầu tiên đưa vào Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật quy định về phảnbiện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong quy trình xây dựng, ban hànhVBQPPL[1]

- Luật năm 2020 đã sửa đổi, bổ sung Điều 6 của Luậtnăm 2015 để quy định về phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trongquy trình xây dựng, ban hành VBQPPL. Các nội dung khác liên quan đến phản biệnxã hội được thực hiện theo quy định của Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và cácvăn bản có liên quan.

- Luật năm 2020 quy định: (1) Thời điểm thực hiện phảnbiện xã hội được thực hiện trong giai đoạn tổ chức lấy ý kiến về dự thảoVBQPPL; (2) quy định hồ sơ dự án, dự thảo gửi thẩm định, thẩm tra, trình cơquan có thẩm quyền phải bao gồm văn bản phản biện xã hội trong trường hợp dự thảoVBQPPL đã được phản biện xã hội; (3) quy định trách nhiệm của cơ quan chủ trìsoạn thảo trong việc nghiên cứu, giải trình, tiếp thu ý kiến phản biện xã hộikhi chỉnh lý dự thảo văn bản.

3.3. Tăng cường trách nhiệm của các cơquan nhằm bảo đảm tính thống nhất và nâng cao chất lượng của dự thảo VBQPPL

(1) Luật năm 2020 bổ sung quy định vào khoản 2 Điều12: “Trường hợp văn bản, phần, chương, mục,tiểu mục, điều, khoản, điểm của VBQPPL do mình đã ban hành có quy định khác vớivăn bản mới nhưng cần tiếp tục được áp dụng thì phải được chỉ rõ trong văn bảnmới đó” để khắc phục tình trạng xung đột, mâu thuẫn có thể xảy ra giữa cácVBQPPL. Bên cạnh đó, khi ban hành VBQPPL, cơ quan ban hành văn bản phải đồng thờisửa đổi, bổ sung, bãi bỏ văn bản do mình đã ban hành trái với quy định của vănbản mới đó, thay vì yêu cầu phải sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ ngay trong văn bản mớinhư quy định của Luật năm 2015.

(2) Quy định cơ quan, tổ chức, cá nhân trình đề nghịxây dựng luật, pháp lệnh, dự thảo nghị quyết, đề nghị xây dựng nghị định theoquy định tại khoản 3 Điều 19 và đề nghị xây dựng nghị quyết của HĐND cấp tỉnhquy định tại khoản 4 Điều 27 thì trong hồ sơ đề nghị có “Dự kiến đề cương chi tiết” thay vì chuẩn bị “Đề cương” như quy định của Luật năm 2015.

(3) Bổ sung yêu cầu khi gửi hồ sơ thẩm định, thẩmtra, trình cơ quan có thẩm quyền xem xét, thông qua, cơ quan, tổ chức, cá nhântrình dự án luật, pháp lệnh, dự thảo nghị quyết, nghị định của Chính phủ phảicó Báo cáo về rà soát các VBQPPL có liên quan đến dự án, dự thảo trong hồ sơ dựán, dự thảo VBQPPL (sửa đổi, bổ sung các Điều 58, 59, 62, 64, 92 và Điều 93).

(4) Bổ sung “Nghị quyết của Chính phủ về đề nghị xâydựng luật, pháp lệnh, nghị quyết, nghị định” vào hồ sơ gửi thẩm định, hồ sơtrình dự án luật, pháp lệnh, nghị quyết, nghị định (sửa đổi, bổ sung Điều 58,92 và Điều 93).

(5) Bổ sung “Báocáo đánh giá tác động của chính sách trong dự thảo văn bản” vào hồ sơ gửi thẩmđịnh dự thảo quyết định của Thủ tướng Chính phủ; hồ sơ gửi thẩm định, hồ sơtrình thông tư của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ (bổ sung vào Điều 98,102 và Điều 103).

3.4.Quy định rõ các trường hợp một VBQPPL được ban hành để đồng thời sửa đổi, bổsung, thay thế, bãi bỏ nội dung trong nhiều VBQPPL do cùng cơ quan ban hành

Luậtnăm 2015 tại khoản 3 Điều 12 quy định về kỹ thuật một văn bản sửa nhiều văn bản,nhưng chưa quy định rõ khi nào thì đượcáp dụng kỹ thuật này, dẫn đến tình trạng kỹ thuật này bị lạm dụng nhiềutrong thời gian qua[2]. Đểkhắc phục hạn chế nêu trên, Luật năm 2020 đã sửa đổi, bổ sung Điều 12, xác định rõ 03 trường hợp một VBQPPL được banhành để đồng thời sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ nội dung trong nhiều VBQPPLdo cùng cơ quan ban hành, gồm: (1) Để thực hiện điều ước quốc tế có liên quanmà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên; (2) Nội dung sửa đổi, bổsung, thay thế, bãi bỏ có liên quan chặt chẽ với nhau để bảo đảm tính đồng bộ,thống nhất với văn bản mới được ban hành; (3) Để thực hiện phương án đơn giảnhóa TTHC đã được phê duyệt.

3.5.Bổ sung trường hợp ngưng hiệu lực của VBQPPL

Khoản1 Điều 153 của Luật quy định về các trường hợp VBQPPL ngưng hiệu lực toàn bộ hoặcmột phần thiếu trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 170 nêu trên, do đó, Luậtnăm 2020 đã bổ sung trường hợp này vào khoản 1 Điều 153. Đồng thờiquy định rõ cơ quan có thẩm quyền ban hành VBQPPL quyết định ngưng hiệu lựctoàn bộ hoặc một phần của văn bản là để kịpthời bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

3.6.Xác định rõ thời hạn đăng tải và đưa tin VBQPPL ở trung ương và địa phương

Luậtnăm 2020 đã sửa đổi, bổ sung Điều 157, trong đó quy định rõ: (1)  Văn bản quy phạm pháp luật ở trung ương phảiđược đăng tải toàn văn trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật chậm nhất là 15ngày kể từ ngày công bố hoặc ký ban hành; (2) Văn bản quy phạm phápluật ở địa phương phải được đăng tải toàn văn trên Cơ sở dữ liệu quốc gia vềpháp luật chậm nhất là 15 ngày kể từ ngày thôngqua hoặc ký ban hành.

 



[1] Hiện nay, việc phản biện xã hội và trìnhtự, thủ tục thực hiện phản biện xã hội đối với dự thảo VBQPPL của Mặt trận Tổquốc Việt Nam đang được thực hiện theo quy định của Luật Mặt trận Tổ quốc ViệtNam năm 2015 và Nghị quyết liên tịch số403/2017/NQLT-UBTVQH14-CP-ĐCTUBTWMTTQVN. Tuy nhiên, việc phản biện xã hội của Mặttrận Tổ quốc Việt Nam đối với dự thảo VBQPPL.

[2] Tínhtừ 01/01/2009 đến trước ngày 01/7/2016 (7 năm), Quốc hội đã ban hành 161, trongđó có 32/161 luật áp dụng kỹ thuật “một luật sửa nhiều luật”. Trong khi đó, chỉtrong 03 năm kể từ ngày Luật năm 2015 có hiệu lực, Quốc hội ban hành 29 luậtnhưng có tới 11/29 luật áp dụng kỹ thuật này, đặc biệt, tại Kỳ họp thứ 7 Quốc hộikhóa XIV đã thông qua 7 dự án luật và 6/7 luật áp dụng kỹ thuật “một luật sửanhiều luật”

Cập nhật : 10:18 - 17/12/2020
In trang này Click here to Print it!