Một số hạn chế của Luật Đất đai năm 2013 cần nghiên cứu sửa đổi, bổ sung (Phần 1)

Chính sách đất đai luôn là mối quan tâm hàng đầu của Đảng và Nhà nước Việt Nam, đặc biệt là vào những giai đoạn chuyển biến cơ chế quản lý kinh tế có tính chất lịch sử, vì nó không chỉ liên quan đến đời sống của tất cả mọi người mà còn là khâu then chốt trong điều hành vĩ mô với mục tiêu ổn định và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Luật Đất đai 2013 được Quốc hội khoá XIII, kỳ họp thứ 6 thông qua ngày 29 tháng 11 năm 2013 và có hiệu lực từ ngày 01 tháng 7 năm 2014 đã đánh dấu một bước chuyển biến đáng kể trong cơ chế quản lý kinh tế nói chung và trong lĩnh vực đất đai nói riêng.

Chính sáchđất đai luôn là mối quan tâm hàng đầu của Đảng và Nhà nước Việt Nam, đặc biệtlà vào những giai đoạn chuyển biến cơ chế quản lý kinh tế có tính chất lịch sử,vì nó không chỉ liên quan đến đời sống của tất cả mọi người mà còn là khâu thenchốt trong điều hành vĩ mô với mục tiêu ổn định và phát triển kinh tế - xã hộicủa đất nước. LuậtĐất đai 2013 được Quốc hội khoá XIII, kỳ họp thứ 6 thôngqua ngày 29 tháng 11 năm 2013 và có hiệu lực từ ngày 01 tháng 7 năm 2014 đã đánh dấu một bước chuyển biến đáng kểtrong cơ chế quản lý kinh tế nói chung và trong lĩnh vực đất đai nói riêng.

Tuy nhiên, thực tiễn cho thấy sau mộtthời gian áp dụng và thực hiện Luật Đất đai 2013, nhiều lỗ hổng trong hệ thốngchính sách cũng như các điều khoản của Luật đã lộ rõ. Tổng quát toàn bộ hệthống pháp luật đất đai hiện hành được xây dựng trên nền tảng Luật Đất đai năm2013, có thể đưa ra một số nhận xét cơ bản như sau:

Thứ nhất, hệthống chính sách đất đai chưa đồng bộ, đang tồn tại một số chính sách khó thựchiện đồng bộ. Ví dụ như Luật đã đặt quy định Nhà nước thu hồi đất theo quyhoạch để đưa ra đấu giá quyền sử dụng đất nhằm ngăn ngừa những tiêu cực trongviệc giao đất nhưng lại cho phép hộ gia đình, cá nhân được thực hiện quyền “chochủ đầu tư dự án thuê quyền sử dụng đất, góp vốn bằng quyền sử dụng đất với chủđầu tư dự án để thực hiện dự án theo quy định của Chính phủ” đối với trường hợpđất thuộc diện thu hồi để thực hiện dự án (điểm i Khoản 1 Điều 179 Luật Đấtđai). Cho đến nay, Chính phủ vẫn chưa có quy định cụ thể về việc thực hiện 2quyền này khi Nhà nước thu hồi đất.

Thứ hai, LuậtĐất đai năm 2013 còn nhiều quy định chưa bảo đảm tính phù hợp với Hiến pháp năm2013 và một số Luật có liên quan đến tài sản gắn liền với đất như Luật Đầu tư,Luật Quy hoạch, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản, Luật Bảo vệ và pháttriển rừng, Luật Quản lý, sử dụng tài sản công … Nhìn chung, khi soạn thảo LuậtĐất đai năm 2013, những chính sách lớn về quản lý, sử dụng tài sản gắn liền vớiđất chưa được liên kết một cách hệ thống giữa các Luật nên tồn tại, bất cập,mâu thuẫn hoặc là khoảng trống pháp luật, hoặc chồng chéo có sự xung đột phápluật.

Một ví dụ điển hình là Luật Đất đainăm 2013 đưa ra quy định giải quyết dự án đầu tư chậm thực hiện hoặc không thựchiện trong thời gian dài (dự án treo) trên nguyên tắc Nhà nước sẽ thu hồi cảđất đai và tài sản gắn liền với đất mà chủ dự án đã đầu tư sau khi gia hạn 24tháng thực hiện đối với các dự án rơi vào tình trạng treo. Quy định này tráivới Hiến pháp năm 2013 và Luật Đầu tư năm 2014 về quy định Nhà nước cam kết bảohộ tài sản của nhà đầu tư trong quá trình thực hiện dự án.

Theo khoản 2, Điều 49 Luật Đất đai 2013, trong trường hợp quyhoạch sử dụng đất đã được công bố mà chưa có kế hoạch sử dụng đất hàng năm cấphuyện thì người sử dụng đất được tiếp tục sử dụng và được thực hiện các quyềncủa người sử dụng đất theo quy định của pháp luật. Khi đã có kế hoạch sử dụngđất hàng năm thì người sử dụng đất chỉ bị hạn chế các nhóm quyền như: khôngđược chuyển mục đích sử dụng đất trái với kế hoạch đã công bố; không được xâydựng mới nhà cửa, nâng cấp công trình trên thực tế; không được trồng cây lâunăm… Quyền của người sử dụng đất cũng đã được Bộ luật Dân sự 2005 quy định rấtcụ thể như được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; hưởng thành quả laođộng, kết quả đầu tư trên đất; được bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất; cóquyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thếchấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất tương ứng với các nhóm chủ thể sử dụngđất.

Mặc dù vậy, vấn đề quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất hiện naychưa gắn với việc bảo đảm quyền và nghĩa vụ của người sử dụng. Theo quy địnhhiện hành, căn cứ vào nhu cầu định giá đất cụ thể tại địa phương, Sở Tài nguyênvà Môi trường lập kế hoạch định giá đất cụ thể trình Uỷ ban nhân cấp tỉnh phêduyệt và tổ chức thực hiện kế hoạch đã được phê duyệt. Việc lựa chọn tổ chức cóchức năng tư vấn xác định giá đất cụ thể được thực hiện theo quy định của phápluật đấu thầu. Với quy định này thì dường như, chỉ có các cơ quan hành chính vàcác đơn vị trực thuộc cơ quan này là chủ thể yêu cầu định giá, còn các tổ chứctư vấn giá đất vẫn chưa có vị thế độc lập khi họ bị phụ thuộc cả về hành chínhvà kinh tế.

Ngày 12/01/2017, Ban Bí thư đã ban hành Chỉ thị số 13-CT/TW về tăng cườngsự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng. Dođó, để bảo đảm tuân thủ sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý, sử dụngđất rừng, đồng thời thống nhất giữa Luật Đất đai và Luật bảo vệ rừng, cần luật hóa các chủ trương của Ban Bí thư nêu tại Chỉ thị,đồng thời quy định rõ việc quản lý, sử dụng khai thác đất rừng tự nhiên và đất rừng trồng để áp dụng chung trong cả nước.

Thứ ba, mụctiêu của Luật Đất đai năm 2013 được đặt ra là tăng cường quản lý nhà nước vềđất đai mà chưa chú trọng đến việc nâng cao hiệu suất và hiệu quả sử dụng đấtcho nên trong Luật rất thiếu những quy định, những chế tài cụ thể hướng đến sửdụng nguồn lực đất đai có hiệu quả. Mặt khác, Luật chưa chưa đưa ra được cácquy định nhằm khắc phục nguy cơ tham nhũng khi Nhà nước vừa có quyền quyết địnhvề đất đai với tư cách đại diện cho toàn dân thực hiện các quyền năng của mộtchủ sở hữu, đồng thời Nhà nước vừa có quyền quyết định về quản lý đất đai vớitư cách là cơ quan quản lý của Nhà nước.Về nguyên tắc, người quản lý chung phảiđứng ngoài các quyết định lien quan đến lợi ích từ đất đai mới bảo đảm tínhkhách quan, minh bạch và công tâm.

Thứ tư, cơ chếvốn hóa đất đai nói chung và vốn hóa đất công, tài sản công nói riêng chưa đượcxem xét kỹ lưỡng, chưa có những quy định hợp lý trong phân chia giá trị đất đaitừ vốn hóa. Ngay từ năm 2003, cơ chế đổi đất lấy công trình, lấy hạ tang đã bịloại bỏ, do cơ chế này chứa đựng nhiều nguy cơ tham nhũng, một phần giá trị đấtcông có thể chuyển phi lý vào túi riêng của tư nhân dựa trên sự lệch lạc củaviệc xác định giá trị đất đai. Đến Luật Đất đai năm 2013 vẫn lại thừa nhận hìnhthức này dưới dạng các dự án BT (xây dựng - chuyển giao), hoặc khi cổ phần hóadoanh nghiệp, trong đó Nhà nước trả cho nhà đầu tư dự án BT bằng đất đai màkhông có một quy định nào về xác định chất lượng công trình, chất lượng hạ tầngđã xây dựng và giá trị đất đai đem “đánh đổi”. Hoặc khi cỏ phần hóa doanhnghiệp, nhiều diện tích đất công rơi vào tay tư nhân.

Cụ thể,trong quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước còn những bất cập là một sốtỉnh, thành giao đất theo hình thức chỉ định, không đấu giá quyền sử dụng đất.Quy định về đấu giá quyền sử dụng đất đối với trường hợp giao đất, cho thuê đấtchưa rõ ràng, chặt chẽ, dẫn đến quá trình thực hiện tương đối khó khăn. Đốitượng quy định được giao đất, cho thuê đất không qua đấu giá còn khá rộng, chưacụ thể, đây là kẽ hở trong việc quản lý đất đai dễ xảy ra tiêu cực khi chuyểnquyền sử dụng đất từ doanh nghiệp nhà nước sang doanh nghiệp tư nhân thông quacổ phần hóa, sau đó có thể chuyển mục đích sử dụng đất mà không phải qua đấugiá...

Tại các nước có nền kinh tế chuyểnđổi từ bao cấp sang cơ chế thị trường đều xảy ra một quá trình chuyển một phầnrất lớn đất công từ khu vực nhà nước sang khu vực tư nhân. Đây là quá trìnhmang tính tất yếu vì trong một nền kinh tế bao cấp thì đất đai và tài sản gắnliền với đất đều thuộc sở hữu toàn dân, khi vận hành nền kinh tế thị trường thìNhà nước từ chức năng chỉ huy tập trung chuyển sang chức năng điều tiết thịtrường bằng chính sách.

Quá trình chuyển đổi đất công và tàisản công gắn liền với đất như vậy gọi là quá trình chuyển đất công và tài sảncông thành tiền để thu hồi vốn về ngân sách nhà nước hay còn gọi là quá trìnhvốn hóa đất công và tài sản công. Các hình thức vốn hóa đất đai ở nước ta đãđược thực hiện:

+ Đổi đất lấy công trình hay còn gọilà “sử dụng quỹ đất để phát triển hạ tầng” và nay được ẩn dưới tên gọi là “dựán BT”.

+ “Giao đất công để thực hiện các dựán đầu tư” và “bán tài sản công” khi Nhà nước không còn nhu cầu sử dụng.

+ “Cổ phần hóa doanh nghiệp nhànước”, trong đó tài sản của doanh nghiệp bao gồm cả đất đai và tài sản gắn liềnvới đất.

Nếu quá trình này không được quản lýchặt chẽ thì luôn gắn với tham nhũng lien quan đến phần giá trị chênh lệch giữagiá do Nhà nước xác định và giá thị trường.

Về vấn đề Nhà nước đầu tư hạ tầng làmgiá trị đất đai kề bên tăng lên, pháp luật mới chỉ đưa ra nguyên tắc “Nhà nướcđiều tiết lại giá trị tăng thêm không phải do chủ sử dụng đất đầu tư mang lại”mà không có quy định điều tiết cụ thể.

(Còn tiếp)

Cập nhật : 10:12 - 17/12/2020
In trang này Click here to Print it!