Một số khuyến nghị nhằm phát triển giáo dục dân tộc thiểu số ở Việt Nam

Mặc dù còn có nhiều quan điểm khác nhau về vai trò của giáo dục và tăng trưởng kinh tế nhưng trong thực tế rõ ràng là chính phủ các nước không thể không đầu tư vào giáo dục, vì khoản đầu tư này tác động dài hạn không chỉ đối với các hoạt động của nền kinh tế mà còn đối với phúc lợi của toàn xã hội. Do đó, những chính sách của Chính phủ để khắc phục những khó khăn trong việc tiếp cận giáo dục của giáo viên và học sinh miền núi dân tộc thiểu số là hết sức cần thiết.

1. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền vềvai trò của giáo dục, về quyền học tập, nâng cao ý thức tự học của người dântộc thiểu số

Trong bối cảnh xu hướng hội nhập ngày càng sâu rộngcùng với sự phát triển không ngừng của khoa học kỹ thuật trên thế giớ, đặc biệtlà sự phát triển của Cách mạng công nghiệp lần thứ 4, các địa phương cần đẩy mạnhcông tác tuyên truyền, vận động trong toàn xã hội về các chủ trương, chính sáchcủa Đảng, Nhà nước về vai trò của giáo dục; về quyền học tập của người dân tộcthiểu số với công tác xóa đói, giảm nghèo nhằm thúc đẩy sự phát triển bền vữngvùng đồng bào dân tộc thiểu số. Theo đó, pháttriển bền vững phải trên cơ sở nền giáo dục - đào tạo toàn diện, tiên tiến luônluôn được đổi mới, quyền học tập của người dân luôn được bảo đảm.

2. Tăng cường đầu tư, phát triển giáo dục vùng đồng bàodân tộc thiểu số

Tập trung đầu tư nguồn lực sớm kiên cố hóa, chuẩn hóa cơ sở vậtchất trường, lớp ở tất cả các cấp học đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng giáodục toàn diện. Trước mắt, cần ưu tiên đầu tư xây dựng trường học mới cho các xãchưa có trường mầm non, khắc phục tình trạng trường học xuống cấp, chú trọng đầutư cơ sở vật chất các điểm trường lẻ để tăng quy mô huy động trẻ đến lớp; ưutiên nguồn vốn để từng bước hoàn thiện mạng lưới các trường học phổ thông, bảođảm đáp ứng nhu cầu đi học của học sinh trong độ tuổi. Thực hiện các chính sáchhuy động, khuyến khích các nguồn lực xã hội đầu tư cho phát triển giáo dục, đàotạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, từng bước giảm sự chênh lệch về phát triểngiáo dục giữa các vùng, miền. Thực hiện tốt các chính sách ưu tiên, hỗ trợ chohọc sinh dân tộc thiểu số, gia đình chính sách, các hộ nghèo..

3. Đào tạo đội ngũ giáo viên là người dân tộc thiểu số cótrình độ cả về sư phạm và kiến thức cho từng vùng, từng dân tộc

Xây dựng quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quảnlý, nhà giáo phù hợp với yêu cầu đổi mới giáo dục. Nâng cao số lượng và chất lượngđội ngũ, cán bộ, giáo viên là người dân tộc thiểu số ở các cấp quản lý giáo dụcvà trong các cơ sở giáo dục; làm tốt công tác cử tuyển; gắn đào tạo với sử dụng,bảo đảm đúng số lượng, cơ cấu, ngành nghề, trình độ, chức danh theo địa chỉ, bảođảm yêu cầu công tác, xây dựng đội ngũ giáo viên là người dân tộc thiểu số đạtchuẩn. Thực hiện đúng, đầy đủ, kịp thời các chế độ, chính sách cho giáo viên vàcán bộ quản lý, đặc biệt là phải ưu tiên tối đa cho các nhà giáo đang công táctại vùng sâu, vùng đặc biệt khó khăn để họ yên tâm với nghề nghiệp, gắn bó vớisự nghiệp “trồng người”.

4. Đổi mới chương trình giáo dục các cấp học và nâng cao chất lượnggiáo dục đào tạo.

Tập trung nghiên cứu, cải tiến phương pháp, nội dung, chươngtrình học và các bộ sách giáo khoa phù hợp với đối tượng người dân tộc thiểu số.Tiếp tục đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục theo hướng chuyển mạnh từ đào tạo,bồi dưỡng kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất của người học.Xây dựng nền giáo dục mở, thực học, thực nghiệp; bảo đảm các điều kiện nâng caochất lượng giáo dục.

Ngoài ra, hỗ trợ đầu tư đồng bộ các yếu tố đảm bảo chấtlượng dạy nghề theo các nghề trọng điểm được quy hoạch của các trường cao đẳng,trung cấp trong Vùng và để hình thành các trường nghề chất lượng cao nhằm đáp ứngnhu cầu nhân lực của các ngành công nghiệp hỗ trợ, lĩnh vực ưu tiên phát triểnvà nhân lực kỹ thuật trực tiếp trong sản xuất, kinh doanh, dịch vụ phục vụ chosự phát triển kinh tế - xã hội các địa phương vùng DTTS, miền núi.

5. Phát triển kinh tế nhằm xóa đói,giảm nghèo và khắc phục các rào cản tập quán

Tiếp tục thực hiện xóa đói, giảm nghèo, nâng cao mức sống củađồng bào dân tộc thiểu số, trọng tâm là đồng bào ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa- đây là điều kiện tiền đề để người dân tộc thiểu số thụ hưởng quyền học tập.Dó đó, các chính sách và chương trình hỗ trợ giảm nghèo khu vực miền núi, vùngđồng bào dân tộc thiểu số cần mang tính hệ thống, toàn diện, được thực hiện thườngxuyên, liên tục, bảo đảm nguồn lực để thực hiện, đánh giá theo kết quả đầu ravà bảo đảm tính liên thông, bao gồm từ việc ưu tiên đầu tư cơ sở hạ tầng kết nốivới các vùng động lực phát triển, khai thác tiềm năng, thế mạnh của khu vực miềnnúi, tạo điều kiện để bà con dân tộc thiểu số trên địa bàn tiếp cận được các dịchvụ xã hội cơ bản, đến việc hỗ trợ nâng cao trình độ, năng lực cho đội ngũ cán bộcơ sở tại chỗ, cho cộng đồng; hỗ trợ tạo sinh kế, tạo việc làm, thu nhập cho bàcon gắn với chuỗi giá trị; đẩy mạnh các hoạt động phổ biến, tuyên truyền phù hợpvới từng địa bàn, nhóm dân tộc, tạo sức mạnh và sự đồng thuận để thực hiện mụctiêu giảm nghèo bền vững.

Ngoài ra, cần đẩy mạnh công tác giáo dục, tuyên truyền nângcao nhận thức cho đồng bào khắc phục các rào cản tập quán như tảo hôn, du canhdu cư…; nâng cao nhận thức về vai trò của việc tiếp cận giáo dục trong xóa đói,giảm nghèo và phát triển kinh tế - xã hội.

6. Thực thi, rà soát và xây dựng chính sách đặc thù đối với độingũ cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh, sinh viên

Thực hiện đầy đủ, kịp thời các chính sách ưu tiên đối với nhàgiáo, cán bộ quản lý giáo dục ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khókhăn, vùng DTTS, miền núi và các chính sách khác theo quy định hiện hành củaNhà nước. Cũng như các chế độ, chính sách ưu tiên, miễn, giảm học phí, học bổng,hỗ trợ chi phí học tập, chính sách đối với trẻ mầm non; tín dụng cho học sinh,sinh viên và các chính sách khác theo quy định hiện hành của Nhà nước. Bên cạnhđó, tiếp tục rà soát, chỉnh sửa những bất cập đối với chính sách hiện có;nghiên cứu, đề xuất các chính sách đặc thù phù hợp với học sinh, sinh viên, nhàgiáo, cán bộ quản lý giáo dục ở vùng DTTS, miền núi. Và xây dựng các chính sáchđặc thù đối với con em đồng bào các dân tộc sau khi tốt nghiệp phổ thông trunghọc, nếu không thi được vào các trường trung cấp, cao đẳng, đại học thì bố trícho đi học nghề và giải quyết công ăn, việc làm sau khi ra trường để tránh lãngphí tiền của, công sức của bản thân học sinh, gia đình và nguồn nhân lực cho sựphát triển các vùng dân tộc.

Có thể nói rằng mặc dù còn có nhiều quan điểmkhác nhau về vai trò của giáo dục và tăng trưởng kinh tế nhưng trong thực tế rõràng là chính phủ các nước không thể không đầu tư vào giáo dục, vì khoản đầu tưnày tác động dài hạn không chỉ đối với các hoạt động của nền kinh tế mà còn đốivới phúc lợi của toàn xã hội. Do đó, những chính sách của Chính phủ để khắc phụcnhững khó khăn trong việc tiếp cận giáo dục của giáo viên và học sinh miền núidân tộc thiểu số là hết sức cần thiết.

 

Tài liệu tham khảo:

1. Đề tài trọng điểm cấp Bộ ‘Những nhân tố tác động tới tăng trưởng kinhtế các tỉnh, thành phố Việt Nam giai đoạn 2000-2006 và một số kiến nghị chogiai đoạn tới’. Trần Thọ Đạt.

2. Giáo dục và tăng trưởng Kinh tế ởĐông Á và Việt Nam – Trần Thọ Đạt, 2011.

3. Xem thêm tại Ủy Ban dân tộc http://ubdt.gov.vn/home.htm

4. Kếtquả điều tra thu thập thông tin về thực trạng kinh tế - xã hội của 53 dân tộcthiểu số năm 2019, Tổng cục thống kê.

5. Bảo đảm quyền học tập của người dân tộc thiểu số ởViệt Nam: Thực trạng và những kiến nghị- Đào Thị Tùng – Tạp Chí cộng sản, 2020.

6. Thực trạng và giải pháp công tác phát triển giáo dụcở vùng dân tộc thiểu số hiện nay – Hà Thị Khiết, 2018.

7. Sự học ở vùng sâu vùng xa – Báo tuổitrẻ - https://tuoitre.vn/su-hoc-o-vung-sau-vung-xa-440107.htm

Cập nhật : 10:10 - 17/12/2020
In trang này Click here to Print it!