Những nội dung cơ bản của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2020 (Phần 2)

Sau hơn 2 năm nghiên cứu, tổng kết xây dựng luật, với sự nỗ lực của Bộ Tư pháp và các cơ quan, tổ chức có liên quan, ngày 18/6/2020, tại Kỳ họp thứ 9, Quốc hội Khóa XIV thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sau đây gọi là Luật năm 2020) và ngày 01/7/2020, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ký Lệnh công bố số 09/2020/L-CTN. Luật có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2021. Luật năm 2020 sửa đổi, bổ sung 54 điều về nội dung và 14 điều về kỹ thuật của Luật năm 2015. Trong Phần 1 và Phần 2 của chuyên đề này sẽ đề cập cụ thể về những Sửa đổi, bổ sung thẩm quyền, trình tự, thủ tục xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật ở Trung ương.

1.3. Thu hẹp phạm vi nghị định phải lập đề nghị xây dựng xây dựngnghị định

Luậtnăm 2015 quy định tách bạch quy trìnhxây dựng chính sách với quy trình soạn thảo (quy trình 2 bước) đối với mộtsố loại nghị định của Chính phủ đồng thời quy định rất chặt chẽ về trình tự, thủtục lập đề nghị xây dựng nghị định. Tuy nhiên, đối với việc ban hành một số loạinghị định của Chính phủ việc áp dụng quy trình 02 bước là chưa thực sự phù hợp,không bảo đảm tính kịp thời trong xây dựng, ban hành VBQPPL, làm hạn chế khảnăng phản ứng nhanh của Chính phủ đối với những nhu cầu, đòi hỏi cấp bách củatình hình kinh tế - xã hội. Luật năm 2020 đã bỏ yêu cầu lập đề nghị xây dựngtheo quy trình chính sách đối với Nghị định quy định tại khoản 2 Điều 19 nhưngvẫn phải thực hiện đánh giá tác động của chính sách trong giai đoạn soạn thảo đốivới nghị định này.

(1)Quy trình lập đề nghị xây dựng nghị định tại khoản 2 Điều 19 đơn giản hơn, theođó Bộ, cơ quan ngang bộ trình Thủ tướng Chính phủ đề nghị xây dựng nghị định. Hồsơ đề nghị xây dựng nghị định trình Thủ tướng Chính phủ gồm: (i) Tờ trình đềnghị xây dựng nghị định; (ii) Báo cáo tổng kết việc thi hànhpháp luật hoặc đánh giá thực trạng các vấn đề liên quan đến đề nghị xây dựngnghị định (gửi bằng bản giấy); (iii) Tàiliệu khác (nếu có) (gửi bằng bản điện tử).  Văn phòng Chính phủ có trách nhiệm tiếp nhận,kiểm tra hồ sơ đề nghị xây dựng nghị định của bộ, cơ quan ngang bộ trình Thủ tướngChính phủ xem xét, quyết định.

(2)Quy trình lập đề nghị xây dựng nghị định tại khoản 3 Điều 19 thực hiện theo quyđịnh của Luật năm 2015, theo đó Bộ, cơ quan ngang bộ trình Chính phủ đề nghịxây dựng nghị định quy định tại khoản 3 Điều 19. Trình tự như sau: (i) Sau khithẩm định, Bộ, cơ quan ngang bộ trình Chính phủ các tài liệu đã được chỉnh lý;(ii) Văn phòng Chính phủ có trách nhiệm tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ đề nghị xây dựngnghị định của bộ, cơ quan ngang bộ và đề xuất đưa vào thảo luận tại phiên họp củaChính phủ; (iii) Chính phủ xem xét, thông qua đề nghị xây dựng nghị định tạiphiên họp của Chính phủ và biểu quyết thông qua đề nghị xây dựng nghị định;(iiii) Văn phòng Chính phủ chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp, cơ quan đề nghịxây dựng nghị định soạn thảo nghị quyết về đề nghị xây dựng nghị định với nhữngchính sách đã được Chính phủ thảo luận, thông qua, trình Thủ tướng Chính phủxem xét và ký ban hành.

1.4.Đổi mới quy trình xây dựng, ban hành VBQPPL theo trình tự, thủ tục rút gọn

Luậtnăm 2015 quy định việc áp dụng trình tự, thủ tục rút gọn trong 03 trường hợp. Trongthời gian qua, đã phát sinh một số trường hợp cần phải ban hành ngay văn bản đểxử lý các vấn đề phát sinh trong thực tiễn như: trường hợp ban hành văn bản đểbãi bỏ VBQPPL trái pháp luật hoặc không còn phù hợp tình hình phát triển kinh tế- xã hội; kéo dài thời gian thực hiện văn bản; ban hành thông tư để giải quyếtnhững vấn đề cấp bách phát sinh trong thực tiễn (điều chỉnh giá xăng, dầu, lệphí trước bạ ô tô, xe máy…). Để khắc phục hạn chế nêu trên, Luật năm 2020 đã sửađổi, bổ sung các quy định liên quan đến việc xây dựng, ban hành VBQPPL theotrình tự, thủ tục rút gọn, cụ thể:

Thứ nhất, bổ sung các trường hợp banhành VBQPPL theo trình tự rút gọn

- Luật2015 quy định 03 trường hợp: (1) Trường hợp khẩn cấp theo quy định của pháp luậtvề tình trạng khẩn cấp; trường hợp đột xuất, khẩn cấp trong phòng, chống thiêntai, dịch bệnh, cháy, nổ; trường hợp cấp bách để giải quyết những vấn đề phátsinh trong thực tiễn theo quyết định của Quốc hội; (2) Trường hợp để ngưng hiệulực toàn bộ hoặc một phần của VBQPPL trong một thời hạn nhất định; (3) Trường hợpcần sửa đổi ngay cho phù hợp với VBQPPL mới được ban hành.

Luậtnăm 2020 bổ sung 03 trường hợp được xây dựng, ban hành VBQPPL theo trình tự, thủtục rút gọn: (1) Bãi bỏ một phần hoặc toàn bộ VBQPPL trái pháp luật hoặc khôngcòn phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội; (2) Kéo dài thời hạn ápdụng toàn bộ hoặc một phần của VBQPPL trong một thời hạn nhất định để giải quyếtnhững vấn đề cấp bách phát sinh trong thực tiễn; (3) Ban hành ngay VBQPPL để thựchiện điều ước quốc tế có liên quan mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam làthành viên.

Thứ hai, bổ sung thẩm quyền quyết địnhviệc áp dụng trình tự, thủ tục rút gọn

- Luậtnăm 2020 bổ sung thẩm quyền của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ được banhành thông tư theo trình tự, thủ tục rút gọn trong 3 trường hợp: (1) Bãi bỏ mộtphần hoặc toàn bộ VBQPPL trái pháp luật hoặc không còn phù hợp với tình hìnhphát triển kinh tế - xã hội; (2) Kéo dài thời hạn áp dụng toàn bộ hoặc một phầncủa VBQPPL trong một thời hạn nhất định để giải quyết những vấn đề cấp báchphát sinh trong thực tiễn; (3) Trường hợpcấp bách để giải quyết những vấn đề phát sinh trong thực tiễn. Tuy nhiên, việcban hành thông tư trong trường hợp này phải được Thủtướng Chính phủ quyết định việc áp dụngtrình tự, thủ tục rút gọn và phải có ý kiến bằng văn bảncủa Bộ trưởng Bộ Tư pháp.

- Bộtrưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởngViện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán nhà nước quyết định việc xây dựng,ban hành văn bản theo trình tự, thủ tục rút gọn của đối với VBQPPL do mình banhành trong trường hợp quy định tại khoản 2 và khoản 4 Điều 146 của Luật (Bổ sung khoản 3a vàoĐiều 147)

Thứ ba, bổ sung trình tự, thủ tục rút gọnđối với hình thức thông tư của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Việnkiểm sát nhân dân tối cao, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, quyết định củaTổng Kiểm toán nhà nước

- Bổsung quy định về tổ chức lấy ý kiến đối tượng chịu sự tác động trực tiếp củavăn bản, ngoài việc lấy ý kiến cơ quan, tổ chức có liên quan về dự thảo văn bảnnhư quy định hiện hành.

- Bổsung vào hồ sơ gửi thẩm định, thẩm tra VBQPPL “bản tổng hợp, giải trình, tiếp thu ý kiến góp ý của cơ quan, tổ chức,cá nhân trong trường hợp lấy ý kiến”.

Thứ tư, quy định cụ thể về hồ sơ, trìnhtự, thủ tục xem xét thông qua VBQPPL theo trình tự, thủ tục rút gọn

 - Bổ sung hồ sơ trình dự thảo thông tư củaChánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, dựthảo quyết định của Tổng Kiểm toán nhà nước bao gồm tờ trình và dự thảo; Hồ sơtrình dự thảo thông tư của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ bao gồm tờtrình, dự thảo và báo cáo thẩm định;

- Vềtrình tự xem xét, thông qua, bổ sung quy định Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quanngang bộ, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dântối cao, Tổng Kiểm toán nhà nước xem xét, ký ban hành văn bản quy phạm pháp luậtngay sau khi nhận được dự thảo văn bản.

1.5.Mở rộng phạm vi quy định thủ tục hành chính trong thông tư, thông tư liên tịch, quyết định của Tổng Kiểm toán nhà nước

Trongquá trình thi hành Luật năm 2015, quy định thủ tục hành chính (TTHC) trongVBQPPL đã bộc lộ một số hạn chế, bất cập như chỉ cho phép ban hành TTHCtrong  thông tư, thông tư liên tịch, quyếtđịnh của Tổng Kiểm toán nhà nước trong trường hợp được giao trong luật,  không phải được giao trong các VBQPPL khác, kểcả nghị quyết của Quốc hội. Quy địnhnày có điểm chưa hợp lý vì về nguyên tắc, luật và nghị quyết của Quốc hộiđều là văn bản thể hiện ý chí của Quốc hội và do Quốc hội ban hành. Khoản 4 Điều172 không cho phép sửa đổi, bổ sung các TTHC đã ban hành trước ngày Luật năm2015 có hiệu lực, kể cả sửa đổi các TTHC đã có cho đơn giản hơn, ít tốn kém thờigian, tiền bạc hơn đối với người dân và doanh nghiệp là chưa hợp lý, không phùhợp với thực tiễn.

Đểkhắc phục những quy định chưa hợp lý nêu trên và giúp tháo gỡ khó khăn, vướng mắccho bộ, ngành trong việc ban hành TTHC, cũng như trong việc sửa đổi, bổ sungquy định về TTHC trong các thông tư và VBQPPL đã được ban hành trước ngày Luậtnăm 2015 có hiệu lực (01/7/2016), Luậtnăm 2020 đã sửa đổi, bổ sung khoản 4 Điều 14 và khoản 4 Điều 172 của Luật năm2015 như sau:

(1) Thông tư, thông tư liên tịch, quyết định của TổngKiểm toán nhà nước và VBQPPL được quy định TTHC trong trường hợp “nghị quyết của Quốc hội giao” ngoài trườnghợp “được luật giao” theo quy định củaLuật năm 2015.

 (2) Được sửađổi, bổ sung các VBQPPL có quy định TTHC được ban hành trước ngày 01/7/2016 vớiđiều kiện không được làm phát sinh thủ tục hành chính mới hoặc quy định thêmthành phần hồ sơ, yêu cầu, điều kiện, tăng thời gian giải quyết thủ tục hànhchính đang áp dụng.

(Còn tiếp)

Cập nhật : 10:00 - 17/12/2020
In trang này Click here to Print it!