Những nội dung cơ bản của luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2020 (Phần 1)

Sau hơn 2 năm nghiên cứu, tổng kết xây dựng luật, với sự nỗ lực của Bộ Tư pháp và các cơ quan, tổ chức có liên quan, ngày 18/6/2020, tại Kỳ họp thứ 9, Quốc hội Khóa XIV thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sau đây gọi là Luật năm 2020) và ngày 01/7/2020, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ký Lệnh công bố số 09/2020/L-CTN. Luật có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2021. Luật năm 2020 sửa đổi, bổ sung 54 điều về nội dung và 14 điều về kỹ thuật của Luật năm 2015. Trong Phần 1 và Phần 2 của chuyên đề này sẽ đề cập cụ thể về những Sửa đổi, bổ sung thẩm quyền, trình tự, thủ tục xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật ở Trung ương.

1. Sửa đổi, bổ sung thẩm quyền, trình tự, thủ tục xây dựng và banhành văn bản quy phạm pháp luật ở Trung ương

1.1.Bố sung thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật

Thứ nhất, bổ sung hình thức nghị quyếtliên tịch giữa Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ với Đoàn Chủ tịch Ủy bantrung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam[1]

Để bảo đảm thống nhất với Luật Mặt trận Tổ quốc ViệtNam năm 2015 và Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân năm2015, cũng như quy phạm hóa vấn đề phát sinh trong thực tiễn, Luật năm 2020 đãsửa đổi, bổ sung một số quy định của Luật năm 2015, cụ thể:

(1) Bổ sung hình thức nghị quyết liên tịch giữa Ủyban thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Đoàn Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổquốc Việt Nam vào khoản 3 Điều 4 của Luật năm 2015.

(2) Quy định về nội dung ban hành nghị quyết liên tịchđể “hướng dẫn một số vấn đề cần thiếttrong công tác bầu cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân” (bổsung vào Điều 18).

(3) Bổ sung quy trình xây dựng, ban hành nghị quyếtliên tịch giữa Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Đoàn Chủ tịch Ủy ban trungương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (sửa đổi, bổ sung Điều 109).

Thứ hai, bổ sung hình thức thông tư liên tịch giữaChánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, TổngKiểm toán nhà nước, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ

Theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015(khoản 5 Điều 5), Luật Kiểm toán nhà nước năm 2015 (Điều 13), Luật sửa đổi, bổsung một số điều của Luật Kiểm toán nhà nước năm 2019 (khoản 2 Điều 1) và LuậtPhòng, chống tham nhũng năm 2018 (khoản 1 Điều 88) thì Kiểm toán nhà nước cótrách nhiệm phối hợp với các cơ quan khi phát hiện vụ việc có dấu hiệu của tộiphạm, khi chuyển hồ sơ, tài liệu có liên quan và kiến nghị xem xét, khởi tố vụán hình sự. Tuy nhiên, theo quy định của Luật năm 2015 thì Tổng Kiểm toán nhànước không có thẩm quyền liên tịch ban hành thông tư, do vậy, việc phối hợp giữaKiểm toán nhà nước với các cơ quan có liên quan gặp nhiều khó khăn, làm giảm hiệulực, hiệu quả phòng, chống tham nhũng nói chung và vai trò, trách nhiệm của Kiểmtoán nhà nước nói riêng trong phòng, chống tham nhũng.

Để bảo đảm tính đồng bộ của hệ thống pháp luật, Luậtnăm 2020 đã bổ sung hình thức thông tư liên tịch với Tổng Kiểm toàn nhà nước, cụthể là:

(1) Bổ sung quy định Tổng Kiểm toán nhà nước là mộtchủ thể tham gia ban hành thông tư liên tịch (khoản 8a vào Điều 4).

(2) Quy định nội dung ban hành thông tư liên tịch đểquy định về việc phối hợp giữa Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Việntrưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán nhà nước, Bộ trưởng, Thủtrưởng cơ quan ngang bộ trong việc thực hiện trình tự, thủ tục về tố tụng vàphòng, chống tham nhũng (sửa đổi Điều25).

(3) Quy định Tổng Kiểm toán nhà nước là chủ thể cóquyền thỏa thuận, phân công cơ quan chủ trì soạn thảo thông tư liên tịch và làmột trong những người có thẩm quyền ký banhành thông tư liên tịch (sửa đổi khoản 1 và khoản 5Điều 110).

Thứ ba, Luật năm 2020 cũngquy định Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, không ban hành thông tư liên tịch.

1.2.Về đổi mới quy trình xây dựng dự án luật, pháp lệnh, dự thảo nghị quyết

Thứ nhất, Luật năm 2020 quy định cụ thểhơn trách nhiệm của Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội để nâng cao vaitrò, trách nhiệm, đồng thời tạo sự chủ động cho HĐDT và các Ủy ban của Quốc hộitrong quá trình thẩm tra dự án, dự thảo VBQPPL

(1) Luật quy định rõ khi thẩm tra đề nghịxây dựng luật, pháp lệnh, kiến nghị về luật, pháp lệnh thuộc lĩnh vực do mìnhphụ trách, HĐDT, Ủy ban của Quốc hội có trách nhiệm “gửi văn bản thẩm tra đến Ủy ban pháp luật và cử đại diện tham dự phiênhọp thẩm tra của Ủy ban pháp luật” (sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 47).

(2) Quyđịnh rõ trách nhiệm của HĐDT, Ủy ban của Quốc hội phải tham gia thẩm tra dự án, dự thảo do cơ quan khác của Quốc hội chủ trì thẩm tra về các nội dung liên quan đến lĩnh vực do mình phụ trách, đồngthời phải gửi văn bản tham gia thẩm tra đến cơ quan chủ trì thẩm tra vàcử đại diện tham dự phiên họp thẩm tra của cơ quan chủ trì thẩm tra (sửađổi, bổ sung khoản 1 Điều 63).

(3) Quy định bắt buộcviệc gửi hồ sơ dự án luật, pháp lệnh, dự thảo nghị quyết đến cơ quan chủ trì thẩmtra, HĐDT và tất cả các Ủy ban của Quốc hội để tiếnhành thẩm tra, tham gia thẩm tra (sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 64).

(4) Bổ sung nội dungthẩm tra về việc bảo đảm chính sách dân tộc nếu dự thảo văn bản có quy địnhliên quan đến vấn đề dân tộc (bổ sung khoản 6Điều 65). Bổ sung một điều mới (Điều 68a) quy định về trách nhiệm của HĐDTtrong thẩm tra việc bảo đảm chính sách dân tộc trong dựán luật, pháp lệnh, dự thảo nghị quyết. Điều này quy định rõ về trách nhiệm thẩmtra của HĐDT, cách thức thẩm tra và nội dung thẩmtra việcbảo đảm chính sách dân tộc trong các dự án, dự thảo VBQPPL.

Thứ hai, nâng cao trách nhiệm và tăng cườngsự phối hợp của các cơ quan trong quá trình tiếp thu, chỉnh lý dự án luật, nghịquyết của Quốc hội, dự án pháp lệnh, dự thảo nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốchội

Đánhgiá kết quả 03 năm thi hành Luật năm 2015 cho thấy trong quá trình tiếp thu, chỉnhlý một số dự thảo luật, pháp lệnh, nghị quyết còn nhiều khó khăn, vướng mắc, nhấtlà đối với các dự thảo bộ luật, luật lớn có nội dung phức tạp với nhiều chínhsách mới được bổ sung theo ý kiến của UBTVQH và đại biểu Quốc hội. Một trong nhữngnguyên nhân dẫn đến khó khăn, vướng mắc nêu trên là do Luật năm 2015 chưa quy địnhrõ trách nhiệm của từng cơ quan, tổ chức và sự phối hợp giữa các cơ quan, tổ chứctrong quá trình tiếp thu, chỉnh lý dự thảo luật, pháp lệnh, nghị quyết, do vậythời gian qua còn để xảy ra sai sót.

Đểkhắc phục các hạn chế nêu trên và nhằm nâng cao trách nhiệm, tăng cường sự phốihợp của các cơ quan trong quá trình tiếp thu, chỉnh lý dự án luật, nghị quyết củaQuốc hội, dự án pháp lệnh, dự thảo nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Luậtnăm 2020 sửa đổi, bổ sung 04 điều của Luật năm 2015 (Điều 74, 75, 76 và Điều77), cụ thể như sau:

(1) Bổsung quy định, cơ quan, tổ chức, đại biểu Quốc hội trình dự án, dự thảo phải cóý kiến bằng văn bản về những nội dung giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo,trong đó nêu rõ vấn đề có ý kiến khác với dự thảo báo cáo giải trình, tiếp thu,chỉnh lý và đề xuất phương án để báo cáo Ủy ban thường vụ Quốc hội (điểm b khoản7 Điều 74, điểm b khoản 2 Điều 75, điểm e khoản 1 và điểm b khoản2 Điều 77).

(2)Bổ sung trong trường hợp cần thiết, theo yêu cầu của Ủy ban Thường vụ Quốc hội,cơ quan trình dự án có trách nhiệm tổ chức đánh giá tác động của chính sách đểbáo cáo Quốc hội trong trường hợp đại biểu Quốc hội (ĐBQH), Nhân dân đề nghị bổsung chính sách mới vào dự thảo luật.

(3) Bổsung quy định Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định việc tổ chức Hội nghị đại biểuQuốc hội hoạt động chuyên trách trong trường hợp cần thiết để thảo luận, cho ýkiến đối với những dự án, dự thảo có những vấn đề quan trọng, vấn đề lớn cònnhiều ý kiến khác nhau (điểm d khoản 2 Điều 75).

(4)Bổ sung trách nhiệm của Tổng thư ký Quốc hội trong việc tổ chức tổng hợp ý kiếnĐBQH, kết quả biểu quyết để báo cáoUBTVQH và gửi cơ quan chủ trì thẩm tra, cơ quan trình, tổ chức, đại biểu Quốc hộitrình dự án, dự thảo. (khoản 6 Điều 74, điểm c khoản 3 Điều 75).

(5) Quyđịnh rõ hơn trách nhiệm phối hợp của Bộ Tư pháp trong suốt quá trình tiếp thu,chỉnh lý dự án luật, dự thảo nghị quyết giữa 2 kỳ họp của Quốc hội. Theo đó, BộTư pháp có trách nhiệm phối hợp với Thường trực cơ quan chủ trì thẩm tra, cơquan, tổ chức, đại biểu Quốc hội trình dự án, dự thảo và Thường trực Ủy banPháp luật để nghiên cứu, giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo và hoàn thiện dựthảo báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý theo ý kiến của đại biểu Quốc hội,Đoàn đại biểu Quốc hội, Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội (điểm đ khoản2 Điều 75).

(Còn tiếp)



[1] Luật năm 2015 chưa quy định hình thứcnghị quyết liên tịch giữa Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ với Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốcViệt Nam nhưng trên thực tế, để bảo đảm cho hoạt động bầu cử, ngày 01/02/2016,UBTVQH, Chính phủ, Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đãliên tịch ban hành Nghị quyết liên tịch số 11/2016/NQLT/UBTVQH-CP-ĐCTUBTWMTTQVNhướng dẫn quy trình hiệp thương, giới thiệu người ứng cử đại biểu Quốc hội khóaXIV, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016 - 2021.

Cập nhật : 9:58 - 17/12/2020
In trang này Click here to Print it!