Quan điểm của Chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trò của thanh niên

Những năm 1844, Mác đã nghiên cứu thế hệ đang lớn lên của giai cấp vô sản và rút ra kết luận đầu tiên: “Tương lai của giái cấp công nhân tùy thuộc vào tình trạng của thế hệ thanh niên của nó"" và “Những người công nhân tiên tiến nhất ý thức đầy đủ rằng tương lai của nhân loại hoàn toàn tùy thuộc vào sự giáo dục thế hệ công nhân đang lớn lên"".

Trong khi nghiên cứu về thanh niên, đánh giá cao vai trò, vị trí củathanh niên trong tiến trình lịch sử: “Donhững quy luật phát triển khách quan của xã hội, thanh niên bao giờ cũng giữvai trò xã hội quan trọng, trong việc kế thừa và phát triển những thành tựu củangười đi trước”[1]. Những năm 1844, Mác đã nghiên cứu thế hệ đanglớn lên của giai cấp vô sản và rút ra kết luận đầu tiên: “Tương lai của giái cấp công nhân tùy thuộc vào tình trạng của thế hệthanh niên của nó”[2] Những người công nhân tiên tiến nhất ý thức đầy đủ rằng tương lai củanhân loại hoàn toàn tùy thuộc vào sự giáo dục thế hệ công nhân đang lớn lên”[3].

Trong bản Cương lĩnh đầutiên của Liên minh cộng sản do Mác và Ăngghen chuẩn bị đã nêu rõ tầm quan trọngcủa giáo dục đối với sự phát triển của thanh niên. Hai ông cho rằng, cần giáodục thanh niên để họ làm chủ ngành nghề đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nướcvà sở thích của cá nhân mỗi thanh niên: “Việcgiáo dục mang lại cho thanh niên khả năng nhanh chóng nắm vững trên thực tế toàn bộ hệ thống sản xuất. Trong thực tiễn làmcho họ có thể lần lượt chuyển từ ngành sản xuất này sang ngành sản xuất khác tùy theo nhu cầu của xã hội hoặctùy theo bản thân họ”. Tư tưởng nêu trên của Mác thể hiện rõ sự cần thiếtphải chăm lo giáo dục thanh niên về kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo, kinh nghiệm đểhọ tự tin, vững vàng tham gia vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội.

Trước và trong những năm cách mạng Nga lần thứ nhất, Lênin kêu gọi Đảngphải nhanh chóng tập hợp rộng rãi thanh niên vào tổ chức để giáo dục: “Cần có những lực lượng trẻ. Thanh niên sẽquyết định kết quả toàn bộ cuộc đấu tranh. Hãy lấy thanh niên mà xây dựng lênhàng trăm nhóm xung phong và động viên họ nỗ lực hoạt động. Cần phải khẩntrương một cách táo bạo tập hợp và đưa tất cả những người có sáng kiến cáchmạng vào hoạt động. Đừng sợ là họ chưa được đào tạo đầy đủ, đừng run trước việchọ chưa có kinh nghiệm và chưa phát triển hoàn thiện”[4].

Lênin lãnh đạo thành côngcuộc cách mạng vô sản đầu tiên trên thế giới. Người đã dày công vận động thànhlập và lãnh đạo Đoàn Thanh niên Cộng sản Nga – Tổ chức đại diện cho thanh niên.Lênin nêu ra quan điểm cần phát huy vai trò của Đoàn TNCS trong việc giáo dục,đào tạo thanh niên: “Chỉ khi nào Đoànthanh niên cộng sản gắn liền từng bước học tập, huấn luyện và giáo dục của mìnhvới cuộc đấu tranh chống lại bóc lột thì lúc đó mới xứng đáng với danh hiệu làđoàn thể của thế hệ trẻ cộng sản chủ nghĩa”[5].

Chủ tịchHồ Chí Minh là người Việt Nam đầu tiên tiếp thu và vận dụng chủ nghĩa Mác –Lênin vào điều kiện cụ thể của nước ta. Người sớm nhận ra vị trí, vai trò củathanh niên trong cuộc cách mạng dân tộc, dân chủ dành độc lập. Chủ tịch Hồ ChíMinh cho rằng, thanh niên không tác rời dân tộc và thanh niên giữ vai trò điđầu trong cách mạng: “Muốn hồi sinh dântộc thì trước hết phải hồi sinh thanhniên”. Hồ Chí Minh coi vận mệnh dân tộc phụ thuộc chặt chẽ vào thanh niên.Người khẳng định, “muốn thức tỉnh dântộc” đứng lên đấu tranh giành lại độc lập để xây dựng xã hội mới thì trước hết“phải thức tỉnh thanh niên”. Người chỉ rõ: “Thanh niên là một bộphận quan trọng của dân tộc. Dân tộc bị nô lệ thì thanh niên cũng bị nô lệ: Dântộc được giải phóng, thanh niên mới được tự do. Vì vậy thanh niên phải hăng háitham gia cuộc đấu tranh của dân tộc”[6].

Chủ tịch Hồ ChíMinh  cho rằng, thanh niên là người chủhiện tại và tương lai của đất nước. Người chỉ rõ: “Người ta thường nói: thanh niên là người chủ tương lai của nước nhà.Thật vậy, nước nhà thịnh hay suy, yếu hay mạnh, một phần lớn là do các thanhniên. Thanh niên muốn làm chủ tương lai cho xứng đáng thì ngay hiện tại phảirèn luyện tinh thần và lực lượng của mình, phải ra làm việc để chuẩn bị cho cáitương lai đó”[7].

Trongbài báo Dân vận viết vào ngày 15 /10 /1949, để trả lời cho câu hói ai và tổchức nào làm công tác dân vận? Chủ tịch Hồ Chí Minh viết: “Tất cả cán bộ chính quyền,tất cả cán bộ đoàn thể và tất cả hội viên của các tổ chức nhân dân (Liên Việt,Việt Minh…) đều phải phụ trách dân vận”. Đối tượng của công tác dân vận làcác tầng lớp nhân dân Việt Nam kể cả ở trong nước và nước ngoài. Về đối tượngcủa công tác dân vận, Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Dân vận là vận động tất cả lực lượng của mỗi người dân không để sótmột người nào, góp thành lực lương toàn dân, để thực hành những việc nên làm,những công việc Chính phủ và đoàn thể đã giao”[8].Theo tư tưởng Hồ Chí Minh thì tất cả các cơ quan, đơn vị của Đảng, chính quyền,Mặt Trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể nhân dân, các lực lượng vũ trang  và cán bộ của các cơ quan, đơn vị đó đều làchủ thể của công tác dân vận của Đảng (trong đó có công tác thanh vận). Và tấtcả người Việt Nam ở trong nước và ở nước ngoài đều là đối tượng của công tácdân vận.

Chủ tịch Hồ ChíMinh cho rằng, tiềm năng của thanh niên là vô cùng to lớn nhưng trước hết cầnphải tập hợp thanh niên trong một tổ chức cách mạng. Người cho rằng: “Thanh niên ta rất hăng hái. Ta biết họplòng hăng hái đó lại và dìu dắt đúng đắn thì thanh niên sẽ thành một lực lượngrất mạnh mẽ”[9].

Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, tổ chức thanh niên là hạt nhân để tập hợp, đoànkết thanh niên, đồng thời là người trực tiếp tổ chức, giáo dục, động viên thanhniên. Tổ chức đó phải là Đoàn thanh niên Cộng sản.Nhiệm vụ chủ yếu của tổ chức Đoàn là vận động, tập hợp, đoàn kết thanh niên,giác ngộ thanh niên đi theo Đảng làm cách mạng. Người nhấn mạnh:“Đoànthanh niên là cánh tay và đội hậu bị của Đảng, là người phụ trách dìu dắt cáccháu nhi đồng”[10]. Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, để thực hiệntốt chức năng, nhiệm vụ, Đoàn Thanh niên cần thường xuyên quan tâm công tác xâydựng Đoàn vững mạnh, phải củng cố tổ chức Đoàn, phải đoàn kết tốt nội bộ chặtchẽ và phải đoàn kết rộng rãi các tầng lớp thanh niên. Người chỉ rõ: “Tổ chức của Đoàn phải rộng hơn Đảng”[11]. Và nếu muốn tập hợp rộng rãi thu hútđông đảo thanh niên thì: “Về phần mình,thì Đoàn phải nghiên cứu tìm ra nhiều hình thức và phương pháp thích hợp đểđoàn kết và tổ chức thanh niên một cách rộng rãi và vững chắc, để làm trònnhững nhiệm vụ mà Đảng và Chính phủ giao phó cho thanh niên”[12].

Chủ tịch Hồ Chí Minh có nhiều bài viết và nóivề Đoàn Thanh niên Cộng sản của Việt Nam. Ngay từ những năm hoạt động tại Pháp,Nguyễn Ái Quốc đã chuẩn bị để thành lập ra tổ chức của thanh niên. Vào năm1927, Người viết cuốn Đường cách mệnh. Trong cuốn sách này, Nguyễn Ái Quốc đãđề cập đến tổ chức Cộng sản thanh niên quốc tế. Theo Người, Cộng sản thanh niênquốc tế được tổ chức trong các Đảng Xã hội. Trong nội dung Thanh niên quốc tế,Nguyễn Ái Quốc đã nói rõ những mục đích của tổ chức này. Về mối quan hệ giữacộng sản Thanh niên với Đảng cộng sản, Nguyễn Ái Quốc viết: “Hai đoàn thể ấyđối với nhau theo cách dân chủ, nghĩa là khi Đảng có việc thì có đại biểu củathanh niên đến dự hội. Khi thanh niên có việc gì thì Đảng có đại biểu đến dựhội”. Vấn đề cốt lõi có tính bản chất trong mối quan hệ giữa hai tổ chứccộng sản được Nguyễn Ái Quốc chỉ rõ: “Đường chính trị thì thanh niên theoĐảng chỉ huy, nhưng việc làm thì thanh niên độc lập”[13].



[1]  Mác – Ăgghen. Tuyểntập, Tập 36, Nxb. Tiến bộ Matxcova,  năm1980, tr.23

[2] Mác – Ăgghen. Tuyển tập, Tập 1, tr. 438

[3] Mác và Awgghen. Tuyển tập, Tập 16. Bản tiếng Đức, Nxb.Becslin, 1964, tr.193

[4] Lênin. Toàn tập, Tập 9, tr.247

[5] Sách đã dẫn, Tập 41, tr.308

[6] Hồ Chí Minh. Về giáo dục thanh niên, Nxb. Thanh niên, năm1980, tr.129

[7] Hồ Chí Minh (2004), Toàn tập, tập 5, Nxb Chính trị quốc gia,Hà Nội, tr.185

[8] Hồ Chí Minh. Toàn tập, Tập 6, Nxb. Chính trị quốc gia sựthật, năm 2011, tr.232

[9] Hồ Chí Minh (2004), Toàn tập, Tập 7, Nxb Chính trị quốc gia,Hà Nội, tr.162

[10] Hồ Chí Minh (2004), Toàn tập, tập 12, Nxb Chính trị quốcgia, Hà Nội,tr.65

[11]Hồ Chí Minh (2004), Toàn tập, tập 10, Nxb Chính trị quốcgia, Hà Nội,tr.284

[12] Hồ Chí Minh (2004), Toàn tập, tập 8, Nxb Chính trị quốc gia,Hà Nội,tr.263.

[13] Hồ Chí Minh. Tuyển tập, Tập 1, Nxb. Chính trị quốc gia,năm 2002, tr.423

Cập nhật : 9:57 - 17/12/2020
In trang này Click here to Print it!