Một số hạn chế trong mô hình hỗ trợ cho thanh thiếu niên vi phạm pháp luật của Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh

Tình trạng thanh thiếu niên là người chưa thành niên vi phạm pháp luật đã và đang là vấn đề rất được dư luận xã hội quan tâm và đặt ra vấn đề hết sức cấp thiết đối với cả xã hội đó là tìm ra giải pháp đấu tranh, ngăn ngừa, phòng chống tội phạm trong thanh thiếu niên cũng như việc giải quyết hậu quả của hành vi vi phạm pháp luật do thanh thiếu niên gây ra.

Tình trạng thanh thiếu niên là người chưa thành niên vi phạm pháp luật đã và đang là vấn đề rất được dư luận xã hội quan tâm và đặt ra vấn đề hết sức cấp thiết đối với cả xã hội đó là tìm ra giải pháp đấu tranh, ngăn ngừa, phòng chống tội phạm trong thanh thiếu niên cũng như việc giải quyết hậu quả của hành vi vi phạm pháp luật do thanh thiếu niên gây ra. 

Đoàn Thanh niên cộng sản HồChí Minh, với vai trò là tổ chức chính trị - xã hội của thanh niên, là tiếngnói đại diện bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng và sự phát triển của thanh thiếuniên, trong những năm qua, Đoàn Thanh niên luôn phát huy vai trò xung kích, điđầu của thanh niên trong mọi lĩnh vực, trong đó có các chương trình, hoạt độngnhằm hỗ trợ thanh thiếu niên vi phạm pháp luật tái hòa nhập cộng đồng như: thắpsáng ước mơ hoàn lương, câu lạc bộ “sức sống trẻ”, mô hình “đồng đẳng”,.... vớihơn 10.000 đoàn xã, phường, thị trấn triển khai, giúp đỡ hơn 62.800 thanh thiếuniên chậm tiến trong giai đoạn 2012 – 2017[1]. Mặc dù các mô hình này đã đạt được những kết quả đángghi nhận, tuy nhiên, thực tế cho thấy công tác này vẫn còn bộc lộ một số hạn chếnhất định như: các nội dung và phương thức hỗ trợ chưa nhiều; sự phối hợp giữatổ chức Đoàn và các cơ quan, ban ngành địa phương chưa tốt; công tác hỗ trợ củaĐoàn chỉ tập trung về hỗ trợ đời sống tinh thần mà chưa đủ điều kiện để hỗ trợvề vật chất;....

Phân tích các mô hình, hoạt động hỗ trợ, phục hồicho thanh thiếu niên vi phạm pháp luật củaĐoàn TNCS Hồ Chí Minh trên cơ sở điều tra, khảo sát 200 thanh thiếu niên vi phạm pháp luật và 200 cán bộ Đoàn, Hội trực tiếp tham gia hoạtđộng ở 03 tỉnh thành: Ninh Bình, Đà Nẵng, Hội An, so sánh với các yêu cầu, điềukiện của mô hình tư pháp phục hồi theo tiêu chuẩn quốc tế, bao gồm (1) xây dựngđược mạng lưới hỗ trợ; (2) xây dựng được chương trình hợp tác; (3) được đánhgiá đầy đủ; có thể thấy, bước đầu, tổ chức đoàn, với mạng lưới tổ chức, cán bộđoàn rộng khắp đã phần nào đã xây dựng được hệ thống mạng lưới hỗ trợ thực hiệncác chương trình cho thanh thiếu niên vi phạm pháp luật từ đoàn cấp tỉnh/thànhphố xuống đến phạm vi thôn, xã, thể hiện rõ nhất ở mô hình 4+1. Tuy nhiên, cácchương trình hợp tác thực hiện các mô hình giữa đoàn và các tổ chức, cơ quan,ban ngành còn hạn chế, không rõ ràng, chủ yếu là các chương trình, kế hoạchhành động, phối hợp về đấu tranh, phòng ngừa vi phạm pháp luật trong thanh niênnói chung; đặc biệt, kết quả khảo sát cho thấy tiêu chí đánh giá là điểm hạn chế,thiếu sót trong hầu hết các mô hình của đoàn, việc đánh giá, nhận xét sự tiến bộcủa thanh thiếu niên chủ yếu được đánh giá một cách chủ quan bởi cán bộ đoàn hoặcnhững cán bộ chính quyền, đoàn thể, công an tham gia công tác hòa nhập cho cácem mà không dựa trên những tiêu chí rõ ràng, cụ thể.

          Bêncạnh đó, kết quả khảo sát ý kiến của đội ngũ cán bộ đoàn, học sinh trường giáodưỡng cũng như thảo luận nhóm, phỏng vấn sâu về quá trình thực hiện các hoạt độngphục hồi cho thanh thiếu niên vi phạm pháp luật cho thấy những tồn tại, hạn chếtrong công tác triển khai trên nhiều khía cạnh khác nhau. Cụ thể là:

          - Sự hạn chế của đội ngũ cán bộ đoàn về tư pháp phục hồi và giảiquyết các vụ việc thanh thiếu niên vi phạm pháp luật dẫn đến một thực tế là cáchoạt động hỗ trợ, bảo vệ thanh thiếu niên vi phạm pháp luật trong quá trình tốtụng chưa của đoàn chưa diễn ra một cách chủ động.

          - Kỹ năng của đội ngũ cán bộ Đoàn đốivới công tác hỗ trợ, giúp đỡ, phục hồi cho thanh thiếu niên vi phạm pháp luậtchưa đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn. Thực tế nhiều cán bộ Đoàn chỉ được đàotạo về hoạt động Đoàn và các phong trào, do đó thiếu kiến thức, kỹ năng về côngtác xã hội cũng như kiến thức pháp lý để hỗ trợ cho các đối tượng này hoặc kỹnăng, phương pháp tiếp cận chưa phù hợp với tâm lý lứa tuổi thanh niên; khảnăng phân tích, tư vấn cho các em trong việc tiếp tục học văn hóa hay học nghềchưa đúng hướng.

          - Chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể, đặcthù, riêng biệt của Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh về hoạt động hỗ trợ, giúpđỡ thanh thiếu niên vi phạm pháp luật.

          - Công tác hỗ trợ, giúp đỡ của Đoàn phầnlớn chỉ tập trung vào các hoạt động hỗ trợ về đời sống, tinh thần, mang tínhgiáo dục, động viên, khuyên nhủ là chính; không có nhiều điều kiện để hỗ trợcác em về vật chất. Qua nghiên cứu ở các địa bàn khảo sát, hầu như chỉ có ở ĐàNẵng, với sự phát triển về kinh tế và sự quan tâm của chính quyền địa phươngthì đoàn cơ sở mới có nguồn lực để động viên, hỗ trợ mỗi em khoảng 10 triệu đồngkhông hoàn lại. Ở các địa phương khác, hoạt động hỗ trợ về vật chất rất hạn chế,chủ yếu là hoạt động của cán bộ đoàn đi huy động, quyên góp, gây quỹ hỗ trợ cácem nên nguồn quỹ không được nhiều và không thể hỗ trợ cho tất cả các em thanhthiếu niên vi phạm pháp luật.

          - Công tác hỗ trợ về đào tạo nghề chothanh thiếu niên vi phạm pháp luật của đoàn cơ sở chưa bám sát được những yêu cầucủa thực tiễn, ngành nghề đào tạo đơn điệu (may, đan, sửa xe,...), thời gianđào tạo nghề ngắn nên chưa thể đảm bảo trình độ tay nghề của đối tượng theo yêucầu của doanh nghiệp.

          - Việc đánh giá hoạtđộng hỗ trợ, giúp đỡ thanh thiếu niên vi phạm pháp luật; đánh giá sự tiến bộ,phấn đấu của tổ chức đoàn đang tiến hành hiện nay hầu như không trên cơ sở,tiêu chí rõ ràng.

          - Phương pháp xây dựngkế hoạch hỗ trợ, giúp đỡ, mặc dù Hướng dẫn của Trung ương đoàn có đề cập đến bướckhảo sát nhu cầu của thanh thiếu niên và tham vấn ý kiến của các đối tượng thụhưởng nhằm hoàn thiện mô hình, giải pháp. Tuy nhiên, thực tế quá trình khảo sátcho thấy, hầu như rất ít các cơ sở đoàn có đủ điều kiện để thực hiện hai bướcnày, ngoại trừ một số cơ sở đoàn thuộc thành đoàn Đà Nẵng; các hoạt động hỗ trợcũng chủ yếu dừng lại ở động viên, giáo dục, cảm hóa, theo dõi, hướng dẫn; nhữnghoạt động làm cầu nối để gặp gỡ, hòa giải giữa thanh thiếu niên vi phạm pháp luậtvà nạn nhân còn rất hạn chế.

Trong những năm vừa qua Đoànđã triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ thiết thực cho các đối tượng thanh thiếuniên vi phạm pháp luật với nhiều loại hình, nội dung hỗ trợ khác nhau trên cáclĩnh vực của đời sống xã hội. Tuy nhiên, để hạn chế được những tồn tại nêu trên, cũng như nâng cao hiệuquả của hoạt động, tổ chức Đoàn cần tập trung triển khai vào những chươngtrình, hoạt động mà Đoàn có thế mạnh đặc thù.



[1] Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Báo cáo chính trị tại Đại hội Đoàn toàn quốclần thứ XI, 2016

Cập nhật : 9:54 - 17/12/2020
In trang này Click here to Print it!