Kinh nghiệm của nghị viện một số nước trong việc tổ chức thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của các Ban, Viện thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội Việt Nam (Phần 1)

Trong quá trình xem xét, sửa đổi, bổ sung Luật tổ chức Quốc hội, đã có nhiều ý kiến đề nghị cần xem xét nâng cấp các ban, viện thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội thành các cơ quan của Quốc hội. Trong quá trình đó, việc nghiên cứu, tham khảo kinh nghiệm của các nước trong việc tổ chức các cơ quan thực hiện các chức năng tương ứng có vai trò rất quan trọng. Tuy nhiên, một trong những khó khăn trong việc nghiên cứu về kinh nghiệm của nghị viện các nước về vấn đề này là có rất ít nước tổ chức mô hình Ủy ban Thường vụ Quốc hội như ở Quốc hội Việt Nam. Vì vậy, trong bài viết này, chúng tôi sẽ khảo sát kinh nghiệm của nghị viện các nước trong việc tổ chức các cơ quan để thực hiện các nhiệm vụ tương ứng với các ban, viện thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội hiện nay gồm công tác tổ chức, nhân sự (công tác nội vụ); công tác dân nguyện và công tác nghiên cứu khoa học, cung cấp thông tin cho các đại biểu Quốc hội. Trước tiên, trong Phần 1 của bài viết sẽ đề cập tới Công tác tổ chức nội vụ, phần sau sẽ đề

Đặt vấn đề

Trong quá trình xemxét, sửa đổi, bổ sung Luật tổ chức Quốc hội, đã có nhiều ý kiến đề nghị cần xemxét nâng cấp các ban, viện thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội thành các cơ quancủa Quốc hội. Trong quá trình đó, việc nghiên cứu, tham khảo kinh nghiệm củacác nước trong việc tổ chức các cơ quan thực hiện các chức năng tương ứng cóvai trò rất quan trọng. Tuy nhiên, một trong những khó khăn trong việc nghiêncứu về kinh nghiệm của nghị viện các nước về vấn đề này là có rất ít nước tổchức mô hình Ủy ban Thường vụ Quốc hội như ở Quốc hội Việt Nam. Vì vậy, trongbài viết này, chúng tôi sẽ khảo sát kinh nghiệm của nghị viện các nước trongviệc tổ chức các cơ quan để thực hiện các nhiệm vụ tương ứng với các ban, việnthuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội hiện nay gồm công tác tổ chức, nhân sự (côngtác nội vụ); công tác dân nguyện và công tác nghiên cứu khoa học, cung cấpthông tin cho các đại biểu Quốc hội. Trước tiên, trong Phần 1 của bài viết sẽđề cập tới Công tác tổ chức nội vụ, phần sau sẽ đề cập tới 2 công tác còn lạilà: Công tác dân nguyện và Công tác nghiên cứu khoa học.

 

1. Công tác tổ chứcnội vụ

Theo nguyên tắc chung,Nghị viện ở các nước bao gồm các nghị sỹ do các cử tri trực tiếp bầu nên, cácnghị sỹ có vai trò địa vị ngang nhau trong việc tham gia các hoạt động của Quốchội. Bên cạnh đó, do nguyên tắc làm việc của Nghị viện là làm việc tập thể,quyết định theo đa số nên việc đặt ra những quy tắc, quy định liên quan đến nộivụ của Nghị viện là rất quan trọng.

Thông thường, nhữngvấn đề được xem là nội vụ ở nghị viện các nước thường liên quan đến các vấn đềnhư quy chế làm việc; cơ chế chính sách hỗ trợ hoạt động của các nghị sĩ; cácsắp xếp tổ chức mang tính nội bộ; quyền hạn và đặc quyền của các đại biểu; cácvấn đề liên quan đến chương trình làm việc; các vấn đề liên quan đến các biệnpháp kỷ luật các thành viên.

Những vấn đề nàythường do chính Nghị viện quyết định. Tuy nhiên, để giúp cho nghị viện trongviệc đưa ra những quyết định, thông thường, nghị viện các nước thường giao chocác ủy ban do nghị viện thành lập để chuẩn bị, xem xét trước. Các ủy ban nàyđược phân loại thành nhóm ủy ban nội vụ (internal committee hoặc domesticcommittee) khác với các loại ủy ban khác có chức năng xem xét, thẩm tra về cácchính sách pháp luật về kinh tế - xã hội của đất nước. Ở những nghị viện khácnhau, cách thức tổ chức các ủy ban nội vụ này có những điểm khác nhau nhất địnhvề số lượng và chức năng của từng ủy ban. Tuy nhiên, điểm chung ở phần lớn cácnghị viện thì đều xem đây là những ủy ban của nghị viện, trực tiếp trình cáckết quả xem xét của Ủy ban ra trước Quốc hội.

Ở Anh, các ủy ban nộivụ gồm nhiều ủy ban khác nhau, trong đó những ủy ban liên quan đến công việcgần tương tự như Ban công tác đại biểu thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội Việt Namđang thực hiện thì gồm có Ủy ban Tuyển chọn, Ủy ban Đặc quyền và Ủy ban Tiêuchuẩn. Ủy ban Tuyển chọn có chức năng chính là đề xuất các nghị sỹ tham gia cácủy ban của Nghị viện để thẩm tra các dự án luật được trình ra Nghị viện hay nóicách khác là thực hiện công tác tuyển chọn nhân sự cho các ủy ban của nghịviện. Đặc thù ở Nghị viện Anh là không có các ủy banthường trực để thẩm tra các dự án luật mà mỗi khi có các dự án luật được trìnhra Nghị viện thì Nghị viện sẽ xem xét, thành lập một ủy ban trực tiếp thẩm tradự án luật đó và sẽ tự giải thể khi hoàn thành xong nhiệm vụ. Ủy ban Tuyển chọncó chức năng xem xét, lựa chọn các thành viên tham gia các ủy ban đó của Nghịviện. Ủy ban Tuyển chọn có 9 thànhviên và thường là những người phụ trách của các đảng.

Ủy ban Đặc quyền và Ủyban Tiêu chuẩn của Nghị viện Anh thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến hoạt độngcủa các nghị sỹ, đặc biệt là trong việc xem xét các trường hợp những đặc quyềncủa nghị sĩ bị xâm phạm (Ủy ban Đặc quyền) và những trường hợp các nghị sỹ viphạm các quy định về quy tắc xử sự của các nghị sĩ (Ủy ban Tiêu chuẩn). Các ủyban này có tổng số thành viên là 10 nghị sĩ, do một nghị sỹ có thâm niên thuộcphe đối lập trong nghị viện làm chủ nhiệm. Các ủy ban này có thẩm quyền rất tolớn, có quyền đề nghị các nghị sĩ cung cấp các chứng cứ, các báo cáo liên quanđến hoạt động của mình. Trong trường hợp có những nghị sĩ vi phạm các quy địnhvề quy tắc xử sự của nghị sĩ, Ủy ban Tiêu chuẩn có thể đề xuất ra trước Nghịviện để áp dụng các hình thức xử lý như tạm đình chỉ tư cách nghị sỹ, giảmlương của nghị sỹ v.v...[1]

Tương tự như Nghị việnAnh, Hạ nghị viện Úc cũng thành lập các ủy ban để giải quyết những vấn đề liênquan đến sự vận hành nội bộ của Nghị viện. Theo đó, hiện nay đang có các ủy bancó liên quan trực tiếp đến công tác tổ chức nghị viện và hoạt động của các nghịsĩ là Ủy ban về Đặc quyền và Quyền lợi của Nghị sỹ, Ủy ban về Dịch vụ trong Tòanhà Nghị viện, Ủy ban Tuyển chọn. Trong đó, có điểm khác với Nghị viện Anh, Ủyban về Dịch vụ trong Tòa nhà Nghị viện có nhiệm vụ đưa ra các tư vấn về cácchính sách hỗ trợ cho các nghị sỹ trong Tòa nhà Nghị viện như các dịch vụ vàtiện nghi phục vụ trong tòa nhà[2].

Hạ viện Nam phi cũngcó một số ủy ban nội vụ để giải quyết những vấn đề liên quan đến hoạt động củaNghị viện. Những ủy ban này thường bao gồm những thành viên gạo cội của Nghịviện để giải quyết những vấn đề như về ngân sách hoạt động của nghị viện, cácđặc quyền của nghị sỹ, các công việc liên quan đến việc xem xét kỷ luật đối vớinghị sỹ[3].

Ở Hoa Kỳ, các côngviệc này cũng được giao cho các ủy ban thường trực của Nghị viện. Chẳng hạn nhưở Hạ nghị viện, các ủy ban có liên quan đến công tác nội vụ gồm: Ủy ban Đạođức, Ủy ban Quy tắc, Ủy ban Quản trị Tòa nhà. Trong đó, Ủy ban Đạo đức có chứcnăng xem xét các vấn đề liên quan đến việc thực hiện các quy định về quy tắcđạo đức của Nghị sỹ; Ủy ban Quy tắc xem xét việc đặt ra các quy trình, thủ tụclàm việc cụ thể, còn Ủy ban Quản trị Tòa nhà thì xem xét các vấn đề liên quanđến các dịch vụ và tiện ích cung cấp cho các nghị sĩ khi làm việc tại Tòa nhàQuốc hội.

Ở Cộng hòa Pháp, việcquyết định các vấn đề liên quan đến nội bộ của Nghị viện lại được giao cho mộtcơ quan có vị trí đặc biệt được gọi là Ban Nghị viện (Bureau of the NationalAssembly). Ở Hạ viện Pháp, cơ quan này gồm 22 thành viên, có thành phần tươngứng với tỷ lệ của các đảng phái trong Hạ viện. Chủ tịch Hạ viện là người đứngđầu cơ quan này và là người duy nhất làm thành viên của Ban một cách cố địnhtrong cả nhiệm kỳ. Trong khi đó, các thành viên khác được bầu theo từng năm.Dưới Chủ tịch Hạ viện là các Phó chủ tịch Ban với những nhiệm vụ được phân côngkhác nhau như về địa vị của các nghị sỹ, về các dịch vụ trong tòa nhà, vềtruyền thông và báo chí v.v...[4]. Cơ quantương tự ở Thượng viện Pháp gồm 26 thành viên nhưng có cách tổ chức và hoạtđộng tương tự như Ban nghị viện của Hạ viện.

 

(Còn tiếp)



[1]. Robert Rogers ang Rhodri Walters, How Parliament Works?,Routledge, p.312-313

[2]. Xem http://www.aph.gov.au

[3]. Xem https://www.parliament.gov.za/how-parliament-is-structured

[4]. The National Assembly in the French Institutions, 2010, pp.133-136

Cập nhật : 9:50 - 17/12/2020
In trang này Click here to Print it!