Kinh nghiệm của pháp luật Hàn Quốc quy định về thanh thiếu niên (Phần 4)

2.5. Luật Bảo vệThanh thiếu niên

2.5.1. Những quy định chung:

Vềmục đích, Điều 1 quy định mục đích của luật là đảm bảo thanh niên phát triểnlanh mạnh bằng cách hạn chế rủi ro từ các sản phẩm truyền thông, chất gâynghiện.

Đểviệc bảo vệ thanh thiếu niên được hiệu quả, Điều 3, 4, 5 của luật quy định vềnghĩa vụ tham gia của gia đình, xã hội và nhà nước. Cụ thể:

-Nghĩa vụ của gia đình (Điều 3) baogồm:

+Bất kỳ ai Thực hiện quyền nuôi dưỡng với thanh thiếu niên hoặc người nuôi dưỡngthanh thiếu niên phải nỗ lực hết sức để giúp đỡ thanh thiếu niên tránh xa cácphương tiện truyền thông độc hại, chất gây nghiện và bảo vệ họ khỏi các hành vibạo lực, lăng mạ. khi thanh thiếu niên bị ảnh hưởng bởi những tác động trên  thì người nuôi dưỡng  phải tìm mọi cách ngăn cản lại.

+Nếu cần, người nuôi dưỡng có thể nhờ đến sự tư vấn của các cơ quan tham vấn ởđịa phương,  hoặc các cơ quan,   tổ chức thanh thiếu niên để bảo vệ họ.

          - Nghĩa vụ của xãhội (Điều 4), bao gồm:

          + Bất kỳ ai cũng phải nỗ lực hết sức để giúp thanh thiếuniên tránh xa môi trường độc hại,  khiphát hiện thanh thiếu niên bị ảnh hưởng độc hại,  bạo lực, lăng mạ,  họ đều phải có nhiệm vụ ngăn chặn bằng cáchthông báo cho các cơ quan có liên quan.

+Bất kỳ ai thực hiện các công việc có liên quan đến phân phối các sản phẩmtruyền thông,  chất gây nghiện có nguy cơgây hại đến thanh thiếu niên; và bất kỳ ai trực tiếp điều hành các cơ sở dịchvụ có nguy cơ gây hại đến thanh thiếu niên phải làm hết sức để đảm bảo thanh thiếuniên tránh xa các dịch vụ này.

-Nghĩa vụ của Nhà nước (Điều 5), baogồm:

+Xây dựng và thực thi chính sách cần thiết làm trong sạch môi trường thông tincho thanh thiếu niên;

+Thường xuyên nhận dàng các dạng sản phẩm, văn hóa phẩm, chất gây nghiện phátsinh trong thời đại điện tử, truyền thông có khả năng gây hại đến thanh niên;

+Khích lệ việc giữ bảo mật thông tin thanh thiếu niên từ các tổ chức, cá nhâncung cấp dịch vụ liên quan đến thanh niên cũng như khuyến khích việc hỗ trợ,hướng dẫn thanh thiếu niên tránh xa những thông tin độc hại;

+Tạo ra môi trường lành mạnh cho thanh thiếu niên.

          Phạm vi các sản phẩm, dịch vụ được kiểm soát để bảo vệthanh thiếu niên được quy định ở Điều 7, bao gồm: video, sản phẩm ca nhạc, nhảymúa, giải trí, bản ghi âm, ghi hình, ấn phẩm truyền thông, chương trình phátsóng, báo, tạp chí, poster, tờ rơi,....

          Để xác định một sản phẩm có nguy cơ ảnh hưởng đến thanhthiếu niên hay không, Điều 8 quy định:

-Ủy ban bảo vệ thanh thiếu niên sẽ quyết định những sản phẩm truyền thông Đượcquy định tại khoản 7 điều này là có hại hay không.

-Cơ quan này sẽ yêu cầu cơ quan có thẩm quyền khác xử lý thông tin gây hại đếnthanh thiếu niên.

-Đối với các  sản phẩm truyền thông khôngđáp ứng được các yêu cầu và bị xem là gây hại đến thanh thiếu niên,  Ủy ban bảo vệ thanh thiếu niên sẽ đưa vàodanh mục sản phẩm gây hại.

-Khi Ủy ban bảo vệ thanh thiếu niên hoặc các tổ chức khác quyết định sản phẩmtruyền thông bao gồm những nội dung bị cấm phân phối theo pháp luật hìnhsự  hoặc các luật khác, yêu cầu đặt ra làphải thông báo đến cơ quan hành chính để có những biện pháp hành chính, hình sựphù hợp trước khi quyết định.

-Đối với những sản phẩm phân phối cho những người khác ngoài thanh thiếu niên,mà không thể ngăn chặn sự tiếp cận của thanh thiếu niên, Ủy ban bảo vệ thanhthiếu niên hoặc các cơ quan khác phải định dạng những sản phẩm này là sản phẩmnguy hại cho thanh thiếu niên.

2.5.2. Chính sách bảo vệ thanh thiếuniên

Đểbảo vệ thanh thiếu niên khỏi nguy cơ bị ảnh hưởng từ rượu, bia, chất kích thíchvà các văn hóa phẩm, pháp luật Hàn Quốc quy định một số vấn đề sau:

-Các sản phẩm phải được xếp loại, gắn nhãn, chỉ dẫn, đóng gói (Điều 9, 10, 12,13), theo đó, các sản phẩm có nguy cơ ảnh hưởng đến thanh niên phải được cảnhbáo, chỉ dẫn (với rượu, bia, chất kích thích) hoặc gắn nhãn (với các sản phẩmphim ảnh, âm nhạc,…); đồng thời, các sản phẩm này phải được đóng gói theo quyđịnh của pháp luật.

-Doanh nghiệp, nhà sản xuất các sản phẩm có quyền tự đánh giá, gắn nhãn các sảnphẩm của mình; trên cơ sở đó, Ủy ban bảo vệ thanh thiếu niên sẽ quyết định việcxếp loại, gắn nhãn đó có phù hợp hay không (Điều 12).

-Các sản phẩm có nguy cơ ảnh hưởng đến thanh thiếu niên phải chịu những quy địnhđặc biệt trong kinh doanh, quảng cáo, phát sóng như: phải xác nhận độ tuổingười sử dụng (Điều 17); có khu trưng bày riêng, tách biệt với sản phẩm khác(Điều 18); hạn chế giờ phát sóng (Điều 19); hạn chế quảng cáo trên mạng, ở nơicông cộng (Điều 20).

-Các sản phẩm có nguy cơ ảnh hưởng đến thanh thiếu niên được thông báo công khaiđến thanh thiếu niên. Trách nhiệm thực hiện sẽ thuộc về Trung tâm bảo vệ thanhthiếu niên và Bộ trưởng Bộ Gia đình và Bình đẳng giới (Điều 21, 22).

-Đối với các sản phẩm internet games mà người sử dụng dưới 16 tuổi thì việc cungcấp dịch vụ phải có sự đồng ý của người giám hộ, nuôi dưỡng; không được cungcấp dịch vụ cho người dưới 16 tuổi vào thời gian 12 giờ đêm – 6 giờ sáng (Điều24, 26).

-Không bán các sản phẩm có nguy cơ ảnh hưởng đến thanh thiếu niên ở các máy bánhàng tự động (Điều 28)

-Doanh nghiệp phải làm rõ thông tin người chơi trước khi cung cấp dịch vụgame  qua internet (Điều 25)

-Doanh nghiệp không được tuyển dụng thanh thiếu niên vào làm việc ở các đơn vịsản xuất, kinh doanh các sản phẩm có nguy cơ ảnh hưởng đến thanh thiếu niên(Điều 29).

2.5.3. Đảm bảo thi hành luật

Đểthi hành chính sách bảo vệ thanh thiếu niên trước những sản phẩm có nguy cơ ảnhhưởng đến thanh thiếu niên, pháp luật Hàn Quốc quy định việc tổ chức, thành lậpvà nhiệm vụ của Ủy ban bảo vệ thanh thiếu niên và Trung tâm bảo vệ, hỗ trợthanh thiếu niên như sau:

-Ủy ban bảo vệ thanh thiếu niên (Điều 36, 37) được thành lập theo quyết định củaBộ trưởng Bộ Gia đình và Bình đẳng giới gồm 11 thành viên với các nhiệm vụ quảnlý như: kiểm tra các sản phẩm nguy cơ ảnh hưởng đến thanh thiếu niên; xử phạtcác hành vi vi phạm và các nhiệm vụ quản lý theo sự phân công của Bộ trưởng BộGia đình và Bình đẳng giới.

-Trung tâm bảo vệ, hỗ trợ thanh thiếu niên (Điều 35) được thành lập theo quyếtđịnh của Bộ trưởng Bộ Gia đình và Bình đẳng giới nhằm cung cấp các dịch vụ hỗtrợ y tế, sức khỏe cho những thanh niên bị ảnh hưởng bởi các hành vi nguy cơ từcác sản phẩm, ấn phẩm truyền thông (hỗ trợ cai nghiện internet, games, rượubia,…).

-Ở các địa phương, các văn phòng thanh thiếu niên khu vực có thể được thành lậptheo quyết định của thị trưởng thành phố để thực hiện các nhiệm vụ quản lý cácsản phẩm có nguy cơ ảnh hưởng đến thanh thiếu niên theo phân công (Điều 51)

LuậtBảo vệ thanh thiếu niên quy định một số hành vi bị cấm (Điều 30) như: thuêthanh thiếu niên uống rượu, phô bày thân thể, sắp xếp nam nữ thanh thiếuniên  ở chung trong quan hệ lao động,… Đểđảm bảo thi hành luật, Điều 57,58 quy định một số hình phạt hành chính, hìnhsự. Theo đó, hình phạt có thể lên đến 5 năm tù hoặc phạt tiền tối đa 20 triệuwon.

 

Cập nhật : 9:40 - 17/12/2020
In trang này Click here to Print it!