Kinh nghiệm của pháp luật Hàn Quốc quy định về thanh thiếu niên (Phần 3)

Trong Phần 3 của chuyên đề Kinh nghiệm của pháp luật Hàn Quốc quy định về thanh thiếu niên, bài viết sẽ tiếp tục đề cập đến những nội dung cơ bản của 2 Luật: Luật Hỗ trợ phúc lợi xã hội cho thanh thiếu niên và Luật Khuyến khích tuyển dụng thanh niên.

2.3. Luật Hỗ trợ phúclợi xã hội cho thanh thiếu niên

          2.3.1. Những quy địnhchung

          - Về mục đích của Luật, Điều 1 quy định mục đích của luậtlà nhằm quy định các vấn đề liên quan đến nâng cao phúc lợi cho thanh thiếuniên theo luật khung về thanh thiếu niên.

          - Để đảm bảo sự công bằng và bình đẳng trong thụ hưởng cácphúc lợi xã hội của thanh thiếu niên, Điều 3 quy định việc đảm bảo quyền củathanh thiếu niên, trong đó: (1) Đảm bảo không bị phân biệt đối xử vì bất cứ lýdo nào; và (2) Đảm bảo thanh niên được tự do biểu đạt ý chí và ra quyết định.

          - Để đảm bảo các chính sách phúc lợi phù hợp với thanhthiếu niên, có sự tham gia của thanh niên, Điều 4 quy định:

+Thanh thiếu niên có quyền tham gia vào việc ra quyết định về các vấn đề liênquan đến bản thân trong việc lập pháp ở địa phương và gia đình, xã hội phải hỗtrợ họ tham gia;

          + Nhà nước và địa phương phải đảm bảo sự tham gia của cáctổ chức đại diện thanh thiếu niên vào các khâu tham vấn, thảo luận về chínhsách thanh niên, lấy ý kiến của họ;

          + Nhà nước và địa phương khi xây dựng chính sách phải thuthập ý kiến thanh thiếu niên hoặc dùng biện pháp nào đó đánh giá ý kiến thanhthiếu niên.

2.3.2. Các chính sách phúc lợi xã hộicho thanh thiếu niên

Đểhỗ trợ, giúp đỡ thanh niên, Luật Hỗ trợ phúc lợi xã hội thanh thiếu niên HànQuốc quy định một số chính sách dành cho thanh thiếu niên như:

-Thanh niên được miễn hoặc giảm phí sử dụng cơ sở hạ tầng giao thông, đến một sốnơi, bảo tàng, công viên,... (Điều 6)

-Khi tổ chức, cá nhân tổ chức các hoạt động liên quan đến cuộc sống hàng ngàycủa thanh niên, nhà nước và địa phương có quyền yêu cầu đơn vị tổ chức giảm giácho thanh thiếu thiếu niên. (Điều 6)

-Thanh thiếu niên muốn được giảm giá thì phải đưa các loại giấy tờ như: thẻ sinhviên hoặc thẻ căn cước công dân,....(Điều 6)

-Nhà nước và địa phương sẽ tìm kiếm các biện pháp đánh giá vấn đề nguy cơ vàgiáo dục nâng cao sức khỏe thể chất của thanh thiếu niên,  và sẽ thiết lập và thi hành các tiêu chuẩn cơbản về sức khỏe,  thể chất của thanhthiếu niên trên cơ sở tham vấn của các cơ quan liên quan. (Điều 8)

-Nhà nước và địa phương sẽ thực hiện các cuộc kiểm tra thể chất và sức khỏe đốivới thanh thiếu niên trên cơ sở quy định của luật pháp (Điều 9).

-Nhà nước và địa phương sẽ tìm kiếm các biện pháp để hỗ trợ thanh niên cần nhữngnhu cầu đặc biệt (bỏ nhà, bỏ học,…) (Điều 12).

-Nhà nước và địa phương sẽ cung cấp các sự tư vấn định hướng về giáo dục chothanh thiếu niên theo yêu cầu của thanh thiếu niên, của người đứng đầu trườnghọc. Những tư vấn hướng dẫn này sẽ được quan sát, theo dõi (Điều 15).

2.3.3. Đảm bảo thi hành luật

-Để thực hiện chính sách phúc lợi thanh thiếu niên, Điều 14 quy định việc tổchức, thành lập và hoạt động của Trung tâm bảo trợ thanh thiếu niên. Theo đó:

+Nhà nước và địa phương  sẽ thiết lập vàđiều hành  các cơ sở bảo trợ thanh thiếuniên để hỗ trợ nơi ở tạm thời cho thanh niên và giúp họ quay về cuộc sống giađình và xã hội;

+Mọi cơ sở bảo trợ thanh thiếu niên  phảimua bảo hiểm bắt buộc để bồi thường  cácthiệt hại về sức khỏe thân thể cho thanh thiếu niên theo nghị định của tổngthống;

+Nhà nước và địa phương sẽ hỗ trợ một phần hoặc toàn bộ chi phí liên quan đếnhoạt động tổ chức và điều hành của các trung tâm bảo trợ thanh thiếu niên trongphạm vi ngân sách cho phép.

-Bên cạnh đó, để thực hiện chính sách tư vấn, hỗ trợ thanh niên trong giáo dục ởĐiều 15, pháp luật quy định việc này sẽ được giao cho các Viện tư vấn thanhthiếu niên với cơ chế tổ chức, hoạt động được quy định bằng văn bản của TổngThống (Điều 17).

-Pháp luật cũng quy định một số hành vi bị nghiêm cấm như: nghiêm cấm tiết lộthông tin, kết quả khảm sức khỏe thanh thiếu niên (Điều 11), nghiêm cấm sử dụngtrái phép thẻ sinh viên, căn cước công dân của người khác để hưởng phúc lợi xãhội (Điều 7).

-Trên cơ sở các hành vi bị nghiêm cấm, Điều 20, 21 của Luật cũng dẫn chiếu đếnviệc xử lý vi phạm bằng các quy định hành chính, hình sự. Theo đó, người viphạm có thể bị xử lý hình sự hoặc phạt tiền không quá 500.000 won.

2.4.Luật Khuyến khích tuyển dụng thanh niên

2.4.1. Những quy định chung

LuậtKhuyến khích tuyển dụng thanh niên là một đạo luật đặc biệt, quy định một sốchính sách nhằm khuyến khích việc tạo việc làm cho thanh thiếu niên, vì vậy,cấu trúc của luật tương đối đơn giản, ngắn gọn. Cụ thể:

Vềmục đích, Điều 1 quy định mục đích của luật là hỗ trợ cho thanh niên thấtnghiệp bằng cách đào tạo phát triển kỹ năng làm việc.v.v. ở trong và ngoàinước, từ đó thúc đẩy tạo công ăn việc làm cho thanh niên, đóng góp vào sự pháttriển kinh tế và ổn định xã hội.

Đểtạo việc làm cho thanh niên, nhà nước và các cơ quan, tổ chức có trách nhiệm(Điều 3):

-Xây dựng và thực hiện các biện pháp, bao gồm dự báo cung và cầu nguồn nhân lực,thực trạng thất nghiệp của thanh niên, hướng nghiệp, dịch vụ việc làm, pháttriển đào tạo kỹ năng làm việc, và cố gắng tạo ra môi trường kinh tế xã hội đểgia tăng việc làm cho thanh niên thất nghiệp.

-Các doanh nghiệp, các tổ chức nhà nước theo Luật quản lý các tổ chức nhà nước,và doanh nghiệp quốc doanh theo Luật doanh nghiệp quốc doanh  sẽ chủ động hợp tác với Nhà nước và chínhquyền địa phương nhằm đưa ra biện pháp để gia tăng việc làm cho thanh niên.

-Các trường học theo Luật giáo dục tiểu học và trung học và luật giáo dục đạihọc sẽ nỗ lực cung cấp các chương trình giáo dục, đào tạo nghề, và các cơ hộithực tập cần thiết để bồi dưỡng nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng các yêucầu trong các lĩnh vực công nghiệp.

2.4.2. Chính sách khuyến khích tuyểndụng thanh niên

Đểkhuyến khích việc tuyển dụng thanh niên, nâng cao cơ hội việc làm cho thanhniên, pháp luật Hàn Quốc quy định một số chính sách như:

-Các tổ chức công và các doanh nghiệp nhà nước sẽ cố gắng tuyển dụng các thanhniên chưa có việc làm theo tỷ lệ 3/100 trên tổng số nhân viên hoặc nhiều hơnnữa trong mỗi năm (Điều 5);

-Chính phủ cam kết cố gắng gia tăng cơ hội việc làm trong khu vực công với nhucầu lớn về nguồn nhân lực; thực hiện các dự án tạo việc làm nhằm gia tăng việclàm của thanh niên thất nghiệp ; gia tăng tỷ lệ trợ cấp cho các dự án dịch vụxã hội và các chương trình công cộng khác và gia tăng việc làm của thanh niênthất nghiệp bằng cách điều chỉnh chi phí mỗi dự án đơn vị đến một mức độ chophép (Điều 6);

-Trợ cấp một phần hoặc toàn bộ chi phí phát sinh cho các doanh nghiệp vừa và nhỏtrong việc sử dụng thanh niên thất nghiệp hoặc cung cấp đào tạo phát triển kỹnăng làm việc (Điều 7);

-Chính sách cung cấp cho những thanh niên có cơ hội trải nghiệm công việc trongdoanh nghiệp,….trước khi họ chọn việc làm. Các doanh nghiệp, trường đại học,cao đẳng tham gia sẽ được hỗ trợ một phần hoặc toàn bộ chi phí (Điều 8);

-Chính sách phát triển các chương trình hướng nghiệp khác nhau nhằm giúp thanhniên lựa chọn công việc phù hợp với khả năng và năng lực của họ, như tư vấnnghề nghiệp và kiểm tra năng khiếu nghề nghiệp, và có thể trực tiếp vận hành cácchương trình đó thông qua các văn phòng bảo đảm việc làm (Điều 8);

-Chính sách định hướng nghề nghiệp thông qua tư vấn chuyên sâu phù hợp với từngcá nhân và thúc đẩy động lực, khả năng làm việc thông qua kinh nghiệm làm việcvà đào tạo phát triển kỹ năng làm việc (Điều 8);

-Chính sách hỗ trợ đào tạo phát triển kỹ năng làm việc của doanh nghiệp hoặc khuvực tư nhân, các doanh nghiệp vừa và nhỏ (Điều 10,11);

-Chính sách xây dựng hệ thống thu hút và hỗ trợ tài năng toàn cầu (Điều 12);

-Chính sách hỗ trợ việc làm cho thanh niên tham gia nghĩa vụ quân sự (Điều 17).

2.4.3. Bảo đảm thi hành

Đểthực hiện chính sách hỗ trợ việc làm cho thanh niên, pháp luật Hàn Quốc quyđịnh việc tổ chức và thành lập của Ủy ban đặc biệt về thúc đẩy việc làm chothanh niên (Điều 4). Theo đó, ủy ban sẽ sẽ được thành lập theo quyết định củaBộ lao động để tiến hành thảo luận và đánh giá những vấn đề chính liên quan đếnviệc gia tăng việc làm cho thanh niên. Nhiệm vụ của ủy ban bao gồm:

-Thiết lập và thực hiện các biện pháp nhằm thực hiện trách nhiệm của cơ quan nhànước theo quy định của luật;

-Hợp tác giữa các ngành công nghiệp, học viện và Chính phủ để tạo công ăn việclàm cho thanh niên.

-Giải quyết các vấn đề liên quan đến việc đảm bảo tỷ lệ tuyển dụng lao độngthanh niên thanh niên của các tổ chức công và doanh nghiệp nhà nước.

Bên cạnh đó, để kiểm tra, giám sát, bảo đảm thihành, luật quy định chế độ giám sát, kiểm tra (Điều 18) và xử phạt vi phạm(Điều 19). Theo đó, người vi phạm có thể bị phạt tiền tối đa 5 triệu won với cáchành vi vi phạm.

(Còn tiếp)

Cập nhật : 9:38 - 17/12/2020
In trang này Click here to Print it!