Ảnh hưởng của truyền thông trong công tác phòng, chống HIV/AIDS

Truyền thông là một trong những biện pháp chủ yếu trong phòng, chống HIV/AIDS. Truyền thông không chỉ làm thay đổi hành vi, nâng cao nhận thức của người dân về nguy cơ, sự lây truyền HIV và các biện pháp phòng tránh, làm giảm sự kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS mà còn kết nối và thúc đẩy các dịch vụ về dự phòng, chăm sóc và điều trị cho người nhiễm HIV/AIDS, cũng như góp phần nâng cao trách nhiệm và sự quan tâm của các cấp, các ngành, các tầng lớp xã hội vào công cuộc phòng, chống HIV/AIDS, từ đó đã góp phần kiểm soát sự gia tăng dịch HIV/AIDS.

Truyền thông là mộttrong những biện pháp chủ yếu trong phòng, chống HIV/AIDS. Truyền thông khôngchỉ làm thay đổi hành vi, nâng cao nhận thức của người dân về nguy cơ, sự lâytruyền HIV và các biện pháp phòng tránh, làm giảm sự kỳ thị và phân biệt đối xửvới người nhiễm HIV/AIDS mà còn kết nối và thúc đẩy các dịch vụ về dự phòng,chăm sóc và điều trị cho người nhiễm HIV/AIDS, cũng như góp phần nâng cao tráchnhiệm và sự quan tâm của các cấp, các ngành, các tầng lớp xã hội vào công cuộc phòng,chống HIV/AIDS, từ đó đã góp phần kiểm soát sự gia tăng dịch HIV/AIDS.

 

Xác định rõ HIV/AIDS là một đại dịchnguy hiểm, là mối hiểm họa đối với tính mạng, sức khoẻ con người và tương lainòi giống của dân tộc, tác động trực tiếp đến sự phát triển kinh tế, văn hóa,trật tự và an toàn xã hội, đe dọa sự phát triển bền vững của đất nước, ngay từnăm 2004, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chiến lược quốc gia về phòng, chốngHIV/AIDS đến năm 2010 và tầm nhìn 2020 và tiếp đó ngày 12 tháng 07 năm 2006,Quốc hội đã ban hành Luật phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảmmiễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS). Từ khi triển khai Luật Phòng, chốngHIV/AIDS, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Y tế đã ban hành 3 Nghị định của Chính phủ, 8 Quyết định của Thủ tướng,2 chỉ thị Thủ tướng, và gần 200 Thông tư, Quyết định về hướng dẫn chuyên môn, kỹthuật về phòng, chống HIV/AIDS(Theo số liệu Báo cáo số1172 /BC-BYT ngày 30 tháng 7 năm2020 của Bộ Y tế về Đánh giá tác động chính sách đối với dự án Luậtphòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người(HIV/AIDS).

Công tác phòng, chống HIV/AIDS đã cómột hành lang pháp lý thuận lợi cho việc tổ chức triển khai các biện phápphòng, chống HIV/AIDS, các quy định của luật phòng, chống HIV/AIDS được cácchuyên gia quốc tế đánh giá phù hợp với chuẩn mực quốc tế, tính nhân văn cao,Việt Nam cũng là nước đầu tiên đã luật hóa được các biện pháp can thiệp giảmhại, tạo hành lang pháp lý cho triển khai đồng bộ các hoạt động phòng, chốngHIV/AIDS.

Qua 14 năm thực hiện Luật Phòng,chống HIV/AIDS, cho thấy về cơ bản khung chính sách về phòng, chống HIV/AIDSvẫn đáp ứng yêu cầu của thực tiễn. Theo tờ trình số 353/TTr-CP ngày 31/7/2020 của Chínhphủ về Dự án Luật sửa đổi, bổ sung mộtsố điều của Luật Phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịchmắc phải ở người (HIV/AIDS), tình hìnhnhiễm HIV tại Việt Nam đã giảm. Số ca nhiễm HIV phát hiện mới và tử vong giảm liên tục từnăm 2008 đến nay. Kể từ ca nhiễm HIVđầu tiên được phát hiện từ năm 1990 tại TP. Hồ Chí Minh, cho đến nay, hiện trêntoàn quốc đang báo cáo 212.000 người đang nhiễm HIV và 103.000 người nhiễm HIVđã tử vong.Hệ thống tổ chức, mạng lưới người làmcông tác phòng, chống HIV/AIDS từ trung ương đến xã, phường đã được thiết lậpvà kiện toàn. Các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS được triển khai đồng bộ, đa dạng,phù hợp với tình hình thực tế của từng địa phương. Nhận thức của người dân vềHIV/AIDS và các biện pháp phòng, chống HIV/AIDS đã được nâng cao, giảm sự kỳ thị,phân biệt đối xử với người nhiễm HIV và gia đình họ. Người nhiễm HIV đã được tạođiều kiện, hỗ trợ về hòa nhập cộng đồng, an sinh xã hội, học tập, làm việc vàtích cực tham gia công tác phòng, chống HIV/AIDS.

Những kết quả đạtđược ở trên không chỉ là thành công trong công tác thực hiện Luật mà còn cho thấyảnh hưởng không nhỏ của công tác truyền thông trongphòng, chống HIV/AIDS.Hoạtđộng truyền thông cơ bản đã đáp ứng được mục đích và yêu cầu của thông tin,giáo dục truyền thông về phòng, chống HIV/AIDS và góp phần trong việc thay đổinhận thức và hành vi của cộng đồng đối với HIV/AIDS.

Trên cơ sở quy định của pháp luật liên quan đến truyền thôngphòng, chống HIV/AIDS, hoạt động thông tin, giáo dục, truyền thông về phòng, chốngHIV/AIDS đã bảo đảm đúng mục đích và yêu cầu của pháp luật, bảo đảm về tínhchính xác, rõ ràng, đơn giản, thiết thực. Báo cáo số1169/BC-BYT ngày 30/7/2020 của Bộ Y tế về Tổng kết 13 năm thi hành Luật Phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứngsuy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS) đã nêu lên những thành công màcông tác truyền thông mang lại, cụ thể:

Về nội dung, truyền thông về phòng,chống HIV/AIDS đã tuân thủ theo quy định tại Điều 10 Luật phòng, chống HIV/AIDSđồng thời cũng bảo đảm không phân biệt đối xử, không làm ảnh hưởng đến bình đẳnggiới đã được thực hiện nghiêm túc, không còn việc đưa thông tin, hình ảnh tiêucực về người nhiễm HIV, đặc biệt không có các hình ảnh, pano, áp phích đưa hìnhảnh người nhiễm HIV gắn với các tệ nạn xã hội hoặc các hình ảnh phản cảm.

Về hình thức,truyền thông đã được thực hiện đa dạng, bảo đảm về số lượng và chất lượng, baogồm:

          - Truyền thông trựctiếp: Hoạt động truyền thông trực tiếp được thực hiện thông qua tổ chức các hộithảo, hội nghị, tập hoặc có thể được lồng ghép với các hoạt động tư vấn, xétnghiệm tự nguyện, tư vấn cho phụ nữ mang thai hoặc các hoạt động do các cộngtác viên hoặc tuyên truyền viên đồng đẳng cho nhóm nguy cơ cao hoặc truyềnthông trực tiếp lồng ghép vào các chiến dịch truyền thông trên địa bàn hoặc hoạtđộng truyền thông định kỳ thông qua các câu lạc bộ đồng đẳng, những người đồngcảm, ban ngành đoàn thể.

- Truyền thông gián tiếp: Thông qua tài liệu, tờ rơi, tờ gấp,tranh ảnh, pano, áp phích, tranh cổ động, lồng ghép trong hoạt động văn hóa,văn nghệ, sinh hoạt của tổ chức và các đoàn thể, câu lạc bộ, tủ sách pháp luật,thông qua chương trình giáo dục pháp luật trong các cơ sở giáo dục của hệ thốnggiáo dục quốc dân. Bên cạnh đó, truyền thông thông qua phương tiện thông tin đạichúng đã các địa phương coi trọng hơn, trong đó nhiều địa phương đã nghiêm túcthực hiện quy định của Thông tư liên tịch số 20/2010/TTLT-BTTTT-BYT ngày20/08/2010 về việc hướng dẫn việc ưu tiên về thời điểm, thời lượng phát sóngtrên đài phát thanh, đài truyền hình; dung lượng và vị trí đăng trên báo in,báo điện tử đối với thông tin, giáo dục, truyền thông về phòng, chống HIV/AIDS.Các phóng sự, tọa đàm, trao đổi được thực hiện dưới nhiều hình thức, phong phúvề nội dung với nội dung mang tính giáo dục, hướng dẫn thay đổi hành vi ngày mộtnhiều hơn trên các báo viết, báo điện tử. Câu lạc bộ báo chí về công tác phòngchống HIV/AIDS tiếp tục phát huy hiệu quả. Các thông tin hiện nay hướng tớigiáo dục chống kỳ thị phân biệt đối xử, thay đổi hành vi hơn so với trước đây.Một số địa phương bên cạnh việc phát các chương trình truyền thông do Trungương xây dựng, đã chủ động xây dựng các phóng sự, tiểu phẩm của địa phương mìnhcũng như xây dựng các chuyên mục trên báo của tỉnh và phát hành bản tinHIV/AIDS. Ngoài ra, việc sử dụng hệ thống loa phát thanh của xã, phương đã pháthuy hiệu quả trong đưa truyền thông về phòng, chống HIV/AIDS đến với người dân.

Các hình thức truyền thông cũng được sử dụng một các linh hoạt nhưbên cạnh các hoạt động chuyên đề thì truyền thông phòng, chống HIV/AIDS đã đượclồng ghép trong các chương trình khác quan đến chăm sóc sức khỏe hoặc xây dựngcác tiểu phẩm, phim ngắn có đề cập đến HIV/AIDS hoặc là một nội dung trong hoạtđộng phổ biến, giáo dục pháp luật hoặc tổ chức các hội thi về HIV/AIDS,trong đó có nội dung về Luật phòng chống HIV/AIDS hoặc triển khai Phong trào“Toàn dân tham gia phòng chống HIV/AIDS tại cộng đồng dân cư”.. từ đó, tạo ra sựthu hút đối với người xem, người nghe cũng như tránh được sự nhàm chán khi tiếpcận các thông tin về phòng, chống HIV/AIDS. Theo đó, công tác truyền thông đã đạtđược kết quả đáng kể cụ thể. Năm 2015 có 10 triệu lượt người thuộc đối tượngđích của chương trình được truyền thông phòng, chống HIV/AIDS (tăng gần 3 triệulượt so với cùng kỳ năm 2014).

Về đối tượng truyền thông, hoạtđộng truyền thông đã tập trung vào các đối tượng theo quy định Điều 11 Luậtphòng, chống HIV/AIDS với quan điểm bảo đảm mọi người dân đều có quyền tiếp cậnthông tin về phòng, chống HIV/AIDS. Đặc biệt, để nâng cao hiệu quả của hoạt độngtruyền thông về phòng, chống HIV/AIDS cũng như thu hút sự tham gia của nhiềungười dân hơn, BộY tế, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốccùng thực hiện Kế hoạch hành động chung mang tên "Toàn dân tham gia phòng,chống HIV trong cộng đồng" tiếp cận tới khoảng 17 triệu người. Tại địa phương, nhiều tỉnh đã thực hiện triển khai lồngghép Chương trình “Toàn dân tham gia phòng, chống HIV/AIDS tại cộng đồng dâncư” với Chương trình "Toàn dân xây dựng nông thôn mới" từ đó đã huy độngđược sự tham gia của xã hội cùng chia sẻ, giúp đỡ, hỗ trợ người nhiễm HIV hòanhập cộng đồng, tránh sự kỳ thị, phân biệt với người nhiễm HIV.

Bên cạnh đó, tùy thuộc vào từng đối tượng nội dung truyền thông đãđược điều chỉnh bảo đảm phù hợp với từng đối tượng, trình độ, lứa tuổi, giớitính, truyền thống, văn hóa bản sắc dân tộc, tôn giáo, đạo đức xã hội, tín ngưỡngvà phong tục tập quán, nhiều địa phương đã chủ động xây dựng nội dung truyềnthông cho một số đối tượng đặc thù như đồng bào dân tộc ít người, cư dân vùngbiên giới, ngư dân, người lao động trong các doanh nghiệp, người đang chấp hànhhình phạt tù, người đang bị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sởgiáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc... Trong đó, việc truyền thông đốivới dân di biến động đã được một số địa phương thực hiện tại cửa khẩu biên giớiđối với đối tượng là lái xe, người lao động tại cửa khẩu và nhân viên các ngànhnghề dễ bị lợi dụng.

Công tác truyền thông cho đồng bào dân tộc thiểu số cũng đã đượcchú trọng về hình thức và nội dung bảo đảm phù hợp với đặc thù của đồng bào dântộc là dân trí thấp và tỷ lệ không biết tiếng kinh còn cao như truyền thông qualoa đài tại tuyến xã, thông qua cuộc họp thôn bản, tại các phiên chợ, phân pháttờ rơi, sách nhỏ về HIV bằng ngôn ngữ địa phương cho đối tượng có nguy cơ caolà người dân tộc thiểu số, thành lập các đội truyền thông lưu động để thực hiệnđịnh kỳ truyền thông cho người dân tộc thiểu số sống ở vùng sâu vùng xa thôngqua nhiều hoạt động như chiếu phim.

Truyền thông về phòng, chống HIV/AIDS nhâncác sự kiện cũng là một thế mạnh các địa phương. Hình thức này thường áp dụngtrong dịp diễn ra các ngày hội, ngày lễ hoặc các sự kiện lớn và hầu hết các tỉnhđược điều tra đều tập trung tổ chức truyền thông nhân Thángcao điểm dự phòng lây truyền từ mẹ sang con,Ngày Thế giới phòng, chống HIV/AIDS, đặc biệt từ năm 2008, đã tổ chức Thánghành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS và theo báo cáo của các tỉnh, thành phố,hoạt động này đã thu hút được hàng triệu người tham gia.

Hiệu quả của việc thực hiện pháp luật về truyền thông phòng, chốngHIV/AIDS được thể hiện trong việc thay đổi nhận thức của cộng đồng đối vớiHIV/AIDS. Sau hơn 20 năm khitrường hợp nhiễm HIV đầu tiên được phát hiện tại Việt Nam, người dân đã có những hiểu biết cơ bản về phòng, chốngHIV/AIDS. Xuất phát từ những chuyển biến lớntrong nhận thức nên những hành vi kỳ thị phân biệt đối xử đối với người nhiễmHIV và người bị ảnh hưởng bởi HIV đã giảm đáng kể. Ngoài ra, đã có một sự thay đổi quan trọng trong nhận thứcvề phòng, chống HIV/AIDS là việc người dân không còn coi người nhiễm HIV luôn vớicác tệ nạn xã hội. Đây chính là kết quả của việc thay đổi nội dung truyền thôngvề phòng, chống HIV/AIDS không còn việc đưa thông tin, hình ảnh tiêu cực về ngườinhiễm HIV như không có các hình ảnh, pano, áp phích đưa hình ảnh người nhiễmHIV gắn với các tệ nạn xã hội hoặc các hình ảnh phản cảm.

Đốivới ngành y tế, nhận thức của cán bộ, nhân viên y tế cũng đã có chuyển biến lớn.Việc phân biệt đối xử trong khám bệnh, chữa bệnh đã giảm đáng kể. Việc xét nghiệmHIV đối với người bệnh không còn tràn lan như trước đây, công tác tư vấn đã dầnđi vào nền nếp, việc thông báo kết quả HIV đã được tuân thủ bảo đảm quyền lợi củangười nhiễm HIV.

Kếtquả của hoạt động truyền thông còn được thể hiện qua việc thay đổi hành vi đặcbiệt trong nhóm nguy cơ cao. Đối với thay đổi hành vi trong nhóm phụ nữ mạidâm, số phụ nữ mại dâm nói rằng có sử dụng bao cao su với khách hàng trong lầnquan hệ tình dục gần nhất rất cao (85,2%), tỷ lệ phụ nữ mại dâm có sử dụng baocao su khi có quan hệ tình dục với khách lạ trong 1 tháng qua đạt 68,5%.

          Như vậy, kết quả của hoạt động truyềnthông góp phần cải thiện nhận thức của người dân, giúp họ hiểu rõ hơn về HIV, từđó có thái độ tích cục, đồng cảm hơn với người nhiễm HIV. Người nhiễm HIV cũngnhận được sự quan tâm, hỗ trợ nhiều hơn của cộng đồng và các cơ quan, đoàn thể.

Rõ ràng, có truyền thông thì người dân mới có thể nâng cao nhậnthức và thay đổi hành vi an toàn về phòng, chống HIV/AIDS, sự lây truyền HIV vàcác biện pháp phòng, chống. Thông tin, giáo dục và truyền thông thay đổihành vi nhằm khuyến khích cộng đồng cùng tham gia đối thoại về các yếu tố lâylan của HIV/AIDS, các hành vi nguy cơ và các yếu tố làm tăng hoặc giảm các hànhvi nguy cơ. Từ đó, tạo ra nhu cầu về thông tin, dịch vụ và thúc đẩy hành động,thực hiện hành vi an toàn để làm giảm nguy cơ và làm giảm sự kỳ thị xã hội.

 

Tài liệu tham khảo:

1. Báo cáo số1169/BC-BYT ngày 30/7/2020 của Bộ Y tế về Tổng kết 13 năm thi hành Luật Phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứngsuy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS).

2. Tờ trình số353/TTr-CP ngày 31/7/2020 của Chính phủ về Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống nhiễm virút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS).

3. Báo cáo số 1172 /BC-BYT ngày 30 tháng 7 năm 2020 của Bộ Y tế về Đánh giá tác động chính sách đối với dự án Luậtphòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người(HIV/AIDS).

4. Truyền thông phòng, chống HIV/AIDS, thực sự cầnthiết

http://vaac.gov.vn/Tin-Tuc/Detail/Truyen-thong-phong-chong-HIV-AIDS-thuc-su-can-thiet

5. Đa dạng hóa các kênh truyền thông về phòng, chốngHIV/AIDS

https://phutho.gov.vn/vi/da-dang-hoa-cac-kenh-truyen-thong-ve-phong-chong-hivaids

6. Tăng cường phòng, chống HIV/AIDS trongtình hình mới

https://congannghean.vn/phap-luat/202009/tang-cuong-phong-chong-hivaids-trong-tinh-hinh-moi-908311/

 

Cập nhật : 9:36 - 17/12/2020
In trang này Click here to Print it!