Giải pháp bảo đảm quyền tiếp cận thông tin của công dân (phần 2)

Luật Tiếp cận thông tin 2016 được ban hành đã tạo cơ sở pháp lý vững chắc, đảm bảo quyền tiếp cận thông tin của công dân, hướng tới mục tiêu xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Trong Phần 1 của bài viết đã đề cập đến 2 giải pháp để giúp công dân có thể thực hiện quyền tiếp cận thông tin của mình một cách có hiệu quả, đó là: Nâng cao hiệu quả hoạt động tuyên truyền, phổ biến pháp luật về quyền tiếp cận thông tin; và Bảo đảm trách nhiệm của cơ quan nhà nước trong việc chủ động cung cấp thông tin. Trong Phần 2 này, bài viết sẽ đề cập đến giải pháp thứ 3, cũng là giải pháp cuối cùng, đó là: Bảo đảm quyền được chủ động tiếp cận thông tin của công dân.

3. Bảo đảm quyền được chủ động tiếp cậnthông tin của công dân

 

Để bảo đảm cho công dân được chủ động trong việctiếp cận thông tin, yêu cầu cung cấp thông tin, bên cạnh việc quy định mộtphạm vi tương đối rộng những thông tin cơ quan nhà nước phải chủđộng công bố công khai để mọi người được biết mà không cần thiết phảiyêu cầu, pháp luật của phần lớn các quốc gia đều có những quy địnhvề trình tự, thủ tục rõ ràng, thuận tiện bảo đảm cho công dân cóthể được tiếp cận đối với tất cả những thông tin mà họ yêu cầu miễnlà đáp ứng được các điều kiện theo luật định (trong trường hợp tiếp cận thôngtin có điều kiện) và không rơi vào các trường hợp không được tiếp cận thông tin(do liên quan đến bí mật nhà nước, an ninh, quốc phòng,…). Vì vậy, các văn bảnhướng dẫn thi hành cần làm rõ về việc công khai thông tin quy định tại Điều 17đến 21 Luật Tiếp cận thông tin 2016, đặc biệt là vấn đề thời hạn tối thiểu phảicung cấp, đăng tải những thông tin để công dân được biết.

Về hình thức yêu cầu cung cấp thông tin, hiện tại,theo quy định tại Điều 24 Luật Tiếp cận Thông tin 2016, việc yêu cầu cung cấpthông tin của công dân vẫn phải qua thủ tục điền vàophiếu yêu cầu cung cấp thông tin theo mẫu, trong bối cảnh việc thực hiện quyềntiếp cận thông tin vẫn còn đang là vấn đề mới đối với nhân dân và cơ quan nhà nước thì việc thực hiện yêu cầu cung cấpthông tin qua phiếu trong thời gian đầu có thể chấp nhận được. Tuy nhiên, đểtạo điều kiện cho mọingười thực hiện quyền lợi của mình,pháp luật cần mở rộng và đơn giản hóa thủ tục yêu cầu cung cấp thông tin. Theođó, việc yêu cầu có thể thực hiện bằng văn bản, kể cả dưới hình thứcvăn bản điện tử, thậm chí là qua điện thoại hoặc bằng lời nói (tùytính chất, mức độ phức tạp của thông tin mà công dân yêucầu).

Bên cạnh đó, pháp luật cần đảm bảo quyền khiếu nại,khiếu kiện của côngdân trong trường hợp bị từ chốicung cấp thông tin hoặc cung cấp thông tin không đúng theo quy định phápluật. Kinh nghiệm quốc tế cho thấy pháp luật của hầu hết các quốc giađều cho phép công dân có quyền khiếu nại, khiếu kiện đến cơ quan cóthẩm quyền. Một số quốc gia quy định quy trình giải quyết khiếu nại,khiếu kiện theo ba cấp độ như sau: trước tiên, việc giải quyết khiếunại sẽ được tiến hành trong phạm vi nội bộ cơ quan công quyền (cơ quanhành chính); sau đó, khiếu nại ra một cơ quan khác có thẩm quyềnnhưng độc lập với hệ thống cơ quan hành chính; và cuối cùng là khởikiện trước toà án. Một số quốc gia khác thì quy trình giải quyếtkhiếu nại, khiếu kiện chỉ bao gồm hai bước: trước tiên là giảiquyết khiếu nại trong phạm vi nội bộ cơ quan hành chính rồi sau đókhởi kiện ra toà án mà không có quy trình giải quyết khiếu nạitrước một cơ quan độc lập trước khi khởi kiện ra toà án. Trường hợpcá biệt, Bulgari không quy định việc khiếu nại trong phạm vi nội bộ hoặctheo trình tự khiếu nại hành chính, mà công dân khi bị từ chối cungcấp thông tin thì ngay lập tức có thể kiện ra toà án[1].

Việc được kiện thẳng ra toà án cho phép vụ việcđược giải quyết triệt để và khả năng thi hành án cao hơn, nhưng conđường qua toà án thường tốn kém và mất nhiều thời gian, khiếnquyền của công dân bị ảnh hưởng và vì vậy, cơ chế này tỏ ra khônghiệu quả. Việc giải quyết khiếu nại bằng con đường hành chính (lêncơ quan cấp trên của cơ quan bị khiếu nại) được nhìn nhận là mộtcơ chế nhanh chóng và không tốn kém nhưng thực tiễn ở nhiều quốcgia cho thấy, các cơ quan thuộc hệ thống hành chính thường có xuhướng ủng hộ việc từ chối cung cấp thông tin và điều này dẫn đếntình trạng là việc cung cấp thông tin luôn bị chậm trễ hay trì hoãn.ở Vương quốc Anh, 77% đơn khiếu nại nội bộ gửi cho các cơ quan Chínhphủ đã bị từ chối hoàn toàn vào năm 2005.

Trước thực tiễn này và để nhằm tháo gỡ nhữngvướng mắc của cả cơ chế giải quyết khiếu nại hành chính nội bộlẫn cơ chế giải quyết khiếu kiện trước toà án, pháp luật một sốquốc gia gần đây có xu hướng đi theo cơ chế giải quyết khiếu nại babước như đã trình bày ở trên. Cơ chế này cho phép vụ việc khiếunại được đưa ra giải quyết trước một cơ quan độc lập, sau khi đươngsự không thoả mãn với cách giải quyết trong phạm vi nội bộ của cơquan hành chính. Chỉ sau khi ngay cả việc giải quyết trước cơ quanđộc lập này vẫn chưa thỏa mãn yêu cầu của đương sự, thì vụ việcmới được đưa ra trước toà án.

Để góp phần đảm bảo quyền khiếu nại, khiếu kiện của công dân về vấn đề tiếp cận thông tin, pháp luật cần sớm quy địnhmột cơ quan chuyên trách đảm nhận chức năng giải quyết khiếu nại. Cho đến naycó khoảng trên 20 quốc gia đã thành lập cơ quan độc lập có chức nănggiải quyết khiếu nại trong lĩnh vực tiếp cận thông tin, cơ quan nàycó nhiều tên gọi khác nhau và có thể trực thuộc Quốc hội (ví dụ,trường hợp Hungary) hoặc trực thuộc Văn phòng Thủ tướng (như ở TháiLan), có khi trực thuộc một cơ quan của Chính phủ; thậm chí, ở một sốquốc gia, ủy ban này là một cơ quan độc lập hoàn toàn (như ở Serbia).Nhiều quốc gia trong đó có Vương quốc Anh, CHLB Đức, Thụy Sỹ vàSlovenia đã gộp ủy ban về Tự do thông tin và ủy ban quốc gia về Bảovệ dữ liệu là một. Đức và Canada cũng thực hiện việc sáp nhập hailoại cơ quan này tại các cơ quan chính quyền địa phương.

 

Tài liệu tham khảo:

1. Nguyễn Thị Thu Vân, Cơ chế bảo đảm quyền tiếp cận thông tin, Tạp chí Nghiên cứu lậppháp số 17 (154), tháng 9/2009.

2. Hội đồng Châu Âu, Báo cáo thường niên của về Thi hành Quy chế EC số 1049/2001 của Nghịviện và Hội đồng Châu Âu ngày 30/5/2001 về Tiếp cận của công chúng đối với cáctài liệu của Nghị viện, Hội đồng và Ủy ban Châu Âu.

3. Bộ Tưpháp Hoa Kỳ, Tóm tắt các báo cáo thườngniên về Luật Tự do thông tin, 2002.



[1]Nguyễn Thị Thu Vân, Cơ chế bảo đảm quyền tiếp cận thôngtin, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp số 17 (154), tháng 9/2009

Cập nhật : 9:30 - 17/12/2020
In trang này Click here to Print it!