Tinh thần phát triển thanh niên trong Luật Thanh niên 2020 (Phần 2)

Bên cạnh việc Luật Thanh niên 2020 đã ghi nhận vai trò đặc biệt quan trọng của thanh niên và ghi nhận các nguyên tắc để đảm bảo cho sự phát triển của thanh niên, Luật sửa đổi lần này đã quy định khung chính sách phát triển thanh niên rõ ràng hơn; tập trung quy định trách nhiệm cụ thể của các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức kinh tế, gia đình, nhà trường, tổ chức thanh niên với vai trò trung tâm của nhà nước trong việc tạo điều kiện, môi trường cho thanh niên phát triển; khuyến khích sự tham gia của thanh niên vào các hoạt động chính trị - xã hội bằng một số chính sách mới. Những vấn đề này sẽ được đề cập trong Phần 2 của bài viết này.

3. Luật Thanh niên quy địnhkhung chính sách phát triển thanh niên

          Luật Thanh niên 2020 đã tách các chínhsách của nhà nước đối với thanh niên thành một chương riêng (Chương III) theohướng quy định khung chính sách phát triển thanh niên để tránh sự chồng chéo vớicác chính sách mà thanh niên là đối tượng thụ hưởng đã được quy định trong cácluật chuyên ngành. Những chính sách này được thiết kế kết hợp giữa quy định vềkhung chính sách trên các lĩnh vực trên cơ sở tham khảo Bộ tiêu chí phát triểnthanh niên toàn cầu[1]và Bộ tiêu chí phát triển thanh niên ASEAN[2].Cụ thể, luật quy định các định hướng chính sách để các cơ quan nhà nước có thẩmquyền sẽ xây dựng, ban hành và tổ chức, triển khai các chính sách hỗ trợ, pháttriển thanh niên trên các lĩnh vực: học tập, nghiên cứu khoa học; lao động, việclàm; khởi nghiệp; bảo vệ, chăm sóc, nâng cao sức khỏe; văn hóa, thể dục, thểthao và chính sách khuyến khích thanh niên tham gia bảo vệ Tổ quốc.

          Đồng thời, Luật Thanh niên 2020 quy địnhvới một số chính sách đối với đối tượng thanh niên “đặc thù” bao gồm: thanhniên xung phong, thanh niên tình nguyện, thanh niên là người dân tộc thiểu sốvà thanh niên từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi để hỗ trợ, tạo điều kiện cho các đốitượng này phát triển, phát huy tính tích cực, tạo cơ hội bình đẳng cho mọi đốitượng thanh niên.

 

4. Luật Thanh niên 2020 tậptrung quy định trách nhiệm cụ thể của các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị -xã hội, tổ chức kinh tế, gia đình, nhà trường, tổ chức thanh niên với vai tròtrung tâm của nhà nước trong việc tạo điều kiện, môi trường cho thanh niên pháttriển

          Theo đó, Luật Thanh niên dành phần lớnChương IV và toàn bộ Chương V, Chương VI để quy định trách nhiệm của tổ chứcthanh niên, các cơ quan nhà nước, cơ quan, tổ chức, cá nhân trong xã hội cùngtham gia vào việc hỗ trợ, giúp đỡ thanh niên phát triển, rèn luyện bản thân.Trong đó, có những quy định lần đầu xuất hiện như quy định về trách nhiệm của Mặttrận Tổ quốc (Điều 31), trách nhiệm của Tổ chức xã hội (Điều 32), trách nhiệm củaTổ chức kinh tế (Điều 33).

          Kế thừa Luật Thanh niên 2005, LuậtThanh niên 2020 đã dành những quy định để làm rõ vai trò, vị trí của Đoàn TNCSHồ Chí Minh (Điều 28), Hội Liên hiệp thanh niên, Hội sinh viên Việt Nam đối vớithanh niên (Điều 29) và trách nhiệm của các tổ chức này trong việc đoàn kết, tậphợp thanh niên, tham gia xây dựng và tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật vềthanh niên.

          Đối với hoạt động quản lý nhà nước vềthanh niên, Luật Thanh niên 2020 đã quy định cụ thể hơn với 8 nhiệm vụ quản lýnhà nước (Điều 36) và phân công rõ ràng, rành mạch trách nhiệm của các cơ quancó liên quan như: Chính phủ (Điều 37); Bộ Nội vụ (Điều 38); Bộ, các cơ quanngang Bộ (Điều 39) và Ủy ban Nhân dân, Hội đồng Nhân dân cấc cấp (Điều 40).Theo đó, Chính phủ sẽ thống nhất quản lý nhà nước về thanh niên, bảo đảm cơ chế,biện pháp phối hợp giữa các cơ quan, bộ ngành, địa phương; Bộ Nội vụ sẽ là cơquan chịu trách nhiệm trước Chính phủ trong việc thực hiện quản lý nhà nước vềthanh niên; Các bộ, cơ quan ngang bộ thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước vềthanh niên theo ngành và lĩnh vực; Hội đồng Nhân dân, Ủy ban Nhân dân chịutrách nhiệm quản lý nhà nước về thanh niên, tổ chức triển khai chính sách, phápluật đối với thanh niên tại địa phương.

 

5. Luật Thanh niên 2020khuyến khích sự tham gia của thanh niên vào các hoạt động chính trị - xã hội bằngmột số chính sách mới như: Đối thoại với thanh niên (Điều 10); Tháng thanh niên(Điều 9); Chính sách của Nhà nước đối với tổ chức thanh niên. Cụ thể:

          LuậtThanh niên đã dành 01 điều để quy định tháng 3 hàng năm là Tháng Thanh niên nhằmphát huy tinh thần xung kích, tình nguyện, sáng tạo của thanh niên để tham giacác hoạt động vì lợi ích của cộng đồng, xã hội và vận động tổ chức, cá nhân đầutư phát triển thanh niên, tiếp tục khẳng định vai trò, sứ mệnh quan trọng củathanh niên.

          Luật Thanh niên đã dành 01 điều quy địnhvề vấn đề đối thoại với thanh niên nhằm cụ thể hóa tinh thần của Nghịquyết số 25-NQ/TW ngày 25/7/2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X “Vềtăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thanh niên thời kỳ đẩy mạnhcông nghiệp hóa, hiện đại hóa”. Trên cơ sở đó, thanh niên được tạo điều kiệnnhiều hơn nữa trong việc gặp gỡ, đối thoại với các cấp lãnh đạo để bày tỏ mongmuốn, nguyện vọng, đóng góp, khuyến nghị của mình trong việc xây dựng và quảnlý đất nước.

          Đối với các tổ chức thanh niên trong đóĐoàn TNCS Hồ Chí Minh là nòng cốt, Luật Thanh niên 2020 dành 01 quy định vềchính sách hỗ trợ của nhà nước đối với các tổ chức thanh niên, vừa cụ thể hóatinh thần của Kết luận số 80/KL-TW ngày 25/12/2013 của Bộ Chính trị về việc đẩymạnh thực hiện Nghị quyết số 25-NQ/TW ngày 25/7/2008 của Ban Chấp hành Trungương Đảng khóa X, vừa tạo điều kiện, hỗ trợ các tổ chức thanh niên hoạt động. Cụthể:

          “1. Tạo điều kiện để tổ chức thanhniên tham gia xây dựng và thực hiện chính sách, pháp luật đối với thanh niên.

          2. Bảo đảm điều kiện để tổ chức thanh niên thực hiện cácnhiệm vụ được Nhà nước giao.

          3. Hỗ trợ, tạo điều kiện để tổ chức thanh niên huy độngthanh niên thực hiện chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội và cácchương trình, dự án khác.

          4. Cơ quan, tổ chức, đơn vị của Nhà nước có trách nhiệm tạođiều kiện để Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tổ chức hoạt động giám sát,phản biện xã hội trong việc xây dựng và thực hiện chính sách, pháp luật đối vớithanh niên”.

 

Tài liệu tham khảo:

1. http://www.youthpolicy.org/blog/youth-policy-reviews-evaluations/state-of-youth-policy-2014/

2. https://thanhnien.vn/gioi-tre/chu-tich-quoc-hoi-sua-luat-de-giup-thanh-nien-thay-minh-da-lam-gi-cho-to-quoc-1124649.html

3. Viện Nghiên cứu Thanh niên,Báo cáo “Kinh nghiệm của một số quốc giatrên thế giới trong xây dựng chính sách, pháp luật về thanh niên”, Tài liệutham khảo phục vụ phục vụ quá trình xây dựng Luật Thanh niên và cung cấp thôngtin cho Đại biểu Quốc hội tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIV, Hà Nội, 2019



[1]Theo Báo cáo của Khối thịnh vượng chung năm 2016 (2016 Youth Development IndexReport), Bộ chỉ số phát triển thanh niên toàn cầu bao gồm 05 chỉ số: (1) Giáodục; (2) Việc làm và cơ hội; (3) Sức khỏe – sự thịnh vượng; (4) Sự tham gia củathanh niên vào đời sống xã hội; (5) Sự tham gia của thanh niên vào đời sốngchính trị.

[2]Theo Báo cáo lần đầu của ASEAN về chỉ số phát triển thanh niên năm 2017 (FirstASEAN Youth Development Index), Bộ chỉ số phát triển thanh niên ASEAN bao gồm04 chỉ số: (1) Giáo dục; (2) Sức khỏe và sự thịnh vượng; (3) Việc làm và cơhội; (4) Sự tham gia của thanh niên

Cập nhật : 16:33 - 16/12/2020
In trang này Click here to Print it!