Thực trạng giáo dục dân tộc thiểu số ở Việt Nam (Phần 2)

Trong phần 1 của bài viết đã đề cập đến Thành tựu đạt được của giáo dục dân tộc thiểu số ở Việt Nam. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được, giáo dục và đào tạo dân tộc thiểu số còn có những hạn chế nhất định. Tiếp theo Phần 2 của bài viết sẽ đề cập đến Một số tồn tại, hạn chế của giáo dục dân tộc thiểu số ở Việt Nam.

2. Một số tồn tại, hạn chế của công tác giáo dục đốivới đồng bào các dân tộc thiểu số ở Việt Nam

2.1 Trình độ của đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lýở vùng dân tộc thiểu số còn hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển kinhtế - xã hội của các địa phương.

Tỷ lệ cán bộ là người dân tộc thiểu số trong cáccơ quan cấp tỉnh, cấp huyện còn thấp (khoảng 11,32%). Trong tổng số 48.200 cánbộ dân tộc thiểu số cấp xã, số người có trình độ học vấn trung học cơ sở chiếm45,7%, tiểu học 18,7%, chỉ có 1,9% có trình độ cao đẳng và đại học. Năng lực,trình độ  của đội ngũ cán bộ ở thôn, bản,phum, sóc còn thấp hơn nhiều. Bên cạnh đó, lực lượng trong độ tuổi lao động củavùng dân tộc thiểu số đã qua đào tạo mới đạt 10,5%. Nguồn nhân lực vùng dân tộcthiểu số có trình độ đại học và trên đại học mới đạt 2,8%, riêng người dân tộcthiểu số chiếm khoảng 1,1%, thấp hơn 4 lần so với toàn quốc1. [1]

Nhìn chung, chất lượng nguồn nhân lực đồng bàodân tộc thiểu số còn hạn chế, đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số thiếu về số lượngvà một bộ phận yếu về trình độ chuyên môn.

2.2 Đầu tư vào cơ sở vật chất, trường lớp còn hạnchế khiến cho công tác phát triển giáo dục, nâng cao trình độ học vấn của đồngbào còn gặp nhiều khó khăn.

Mạng lưới trường lớp, điều kiện cơ sở vật chất, thiết bị dạyhọc tuy đã được tăng cường đầu tư nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu phát triểnquy mô và nâng cao chất lượng giáo dục, đặc biệt là ở một số trường chuyên biệtvùng đồng bào dân tộc thiểu số. Một số xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miềnnúi chưa có trường mầm non. Cũng theo kết quả điều tra thu thập thông tin về thựctrạng kinh tế - xã hội của 53 dân tộc thiểu số năm 2019 của Tổng cục thống kê,tỷ lệ điểm trường được xây dựng kiên cố chỉ đạt 54,4%. Các tỷ lệ này thấp nhất ởTây Nguyên, Trung du và miền núi phía Bắc, cao nhất ở Đồng bằng sông Hồng. Khuvực thành thị có tỷ lệ trường học và điểm trường kiên cố lần lượt là 96,5% và66,9%, cao hơn các tỷ lệ này ở khu vực nông thôn tương ứng là 6,6 điểm phần trăm và 13,1 điểm phần trăm. Các tỉnhcó tỷ lệ trường học kiên cố thấp nhất cả nước là Hậu Giang (67,5%), Bắc Kạn(69,9%), Tuyên Quang (77,4%); còn tỷ lệ điểm trường kiên cố thấp nhất được ghinhận tại Tuyên Quang (14,5%), Long An (17,6%) và Hà Giang (22,9%). Nguyên nhânlà do kinh phí hạn chế, đặc biệt địa hình miền núinơi đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống khá phức tạp, không thuận lợi và dân cưthưa thớt dẫn tới việc đầu tư vào cơ sở vật chất, trường lớp còn hạn chế và khókhăn.

2.3 Tỷ lệ trẻ em được đi học còn hạnchế

Hiện nay, người dân tộc thiểu số biết đọc, biếtviết tiếng phổ thông chưa cao, nhiều dân tộc có hơn một nửa dân số mù chữ. Tổngsố người dân tộc thiểu số mù chữ trong độ tuổi từ 15 - 60 hiện nay là 676.873người, chiếm 45,8% tỷ lệ người mù chữ trong toàn quốc. Một số tỉnh có tỷ lệ ngườitrong độ tuổi lao động không biết chữ cao như Lai Châu, Hà Giang, Điện Biên,Sơn La, Bắc Kạn, Lào Cai, Yên Bái, Cao Bằng, Ninh Thuận, Kon Tum, Gia Lai, SócTrăng, Trà Vinh, An Giang... 

Nguyên nhân dẫn tới tình trạng này là do trình độthấp dẫn tới nhận thức của đồng bào dân tộc thiểu số về tầm quan trọng của giáodục còn hạn chế. Câu hỏi: “Học để làm gì?” đang là vấn đề liên quan trực tiếp đếnviệc quyết định có cho con đi học hay không của các bậc cha mẹ người dân tộcthiểu số. Chỉ khi thấy được lợi ích của việc học hành thì họ mới có quyết tâmcho con em đi học.

Ngoài ra, phong tục kết hôn sớm của nhiều dân tộcthiểu số hiện nay cũng đã ảnh hưởng không nhỏ tới việc học hành, nhiều em họcsinh độ tuổi THCS chỉ về nhà trong dịp nghỉ Tết hay nghỉ hè là đã hoàn thành“việc hệ trọng” đời

người. Không ít em lấy vợ, lấy chồng rồi ngại đi học lại vànghỉ luôn, số em trở lại trường là rất ít. Bên cạnh đó,tập quán di canh di cư của một bộ phậnđồng bào DTTS vùng cao cũng ảnh hưởng tới việc đến lớp của trẻ.

 Thêm vàođó, hầu hết các địa phương vùng đồng bào dân tộc thiểu số có tỷ lệ hộ nghèo caonên điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, trẻ em trở thành lực lượnglao động chính trong gia đình do đó không có cơ hội để học tập. Nhiều gia đìnhđem con đi làm và ở nương cả tháng trời, hoặc cha mẹ bận đi làm nương không cóthời gian đưa con đến lớp. Theo kết quả điều tra thu thập thông tin về thực trạngkinh tế - xã hội của 53 dân tộc thiểu số năm 2019 của Tổng cục thống kê,tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo vẫn khá cao ở các hộdân tộc vùng DTTS (35,5%), cao gấp 3,5 lần tỷ lệ chung của toàn quốc (10,2%). Đặcbiệt tỷ lệ này ở khu vực biên giới cao gấp 1,5 lần các khu vực khác (48,4% so với34,4%) và ở khu vực nông thôn cao xấp xỉ 4 lần khu vực thành thị (39,4% so với11,0%). Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung là vùng có tỷ lệ hộ DTTS nghèo vàcận nghèo cao nhất, gần một nửa (48,2%) hộ DTTS của các xã vùng DTTS ở khu vựcnày thuộc diện nghèo và cận nghèo. Hai vùng có tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo caotiếp theo là Trung du và miền núi phía Bắc (39,1%) và Tây Nguyên (35,5%). Tỷ lệhộ DTTS nghèo và cận nghèo thấp nhất là ở Đông Nam Bộ với 4,6%.

2.4 Tỷ lệ trẻ em đi học đúng tuổi còn thấp

Do vấn đề bất đồng ngôn ngữ trong quá trình dạyvà học, phương pháp giáo dục và dạy học chưa đồng bộ dẫn tới tỷ lệ trẻ em đi họcđúng tuổi còn thấp (chỉ khoảng 70% tính cả tiểu học, trung học cơ sở và trung họcphổ thông). Ở một số nhóm dân tộc, như Brâu, Xtiêng, Gia Rai, Mạ, Mnông, Lô Lôcó tỷ lệ học sinh đi học đúng độ tuổi bình quân ở mức dưới 60%, trong đó, cóchưa đến 10% học sinh của các nhóm dân tộc thiểu số trên đi học đúng độ tuổi ởcấp trung học phổ thông[2]. Hơn nữa,vì học không hiểu, học kém, thua bạn bè, gây ra tâm lý chán nản, sợ học, sợ phảiđến trường nên nhiều học sinh đã bỏ học dẫn đến tình trạng mù chữ và tái mù chữ.

 

Tài liệu tham khảo:

1. Đề tài trọng điểm cấp Bộ‘Những nhân tố tác động tới tăng trưởng kinh tế các tỉnh, thành phố Việt Namgiai đoạn 2000-2006 và một số kiến nghị cho giai đoạn tới’. Trần Thọ Đạt.

2.Giáo dục và tăng trưởng Kinh tế ở Đông Á và Việt Nam – Trần Thọ Đạt,2011

3. Xem thêm tại Ủy Ban dân tộc http://ubdt.gov.vn/home.htm

4. Kết quả điều tra thu thập thông tin vềthực trạng kinh tế - xã hội của 53 dân tộc thiểu số năm 2019, Tổng cục thốngkê.

5. Bảo đảm quyền học tập của người dân tộc thiểu số ở Việt Nam: Thựctrạng và những kiến nghị- Đào Thị Tùng – Tạp Chí cộng sản, 2020.

6. Thực trạng và giải pháp công tác phát triển giáo dục ở vùng dântộc thiểu số hiện nay – Hà Thị Khiết, 2018.

7. Sự học ở vùng sâu vùng xa – Báo tuổi trẻ - https://tuoitre.vn/su-hoc-o-vung-sau-vung-xa-440107.htm

 



[1]Thực trạng và giải phápcông tác phát triển giáo dục ở vùng dân tộc thiểu số hiện nay – Hà Thị Khiết,2018

[2]Ủy ban Dântộc: Tổng quan thực trạng kinh tế - xã hội của 53 dân tộc thiểusố, năm 2017.

Cập nhật : 16:31 - 16/12/2020
In trang này Click here to Print it!