HOÀN THIỆN CHẾ ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ THỪA KẾ TRONG BỘ LUẬT DÂN SỰ NĂM 2015 (PHẦN 2)

Trong phần 1 của bài viết đã đề cập đến Những tồn tại, hạn chế trong Chương Những quy định chung về thừa kế của Bộ luật Dân sự (BLDS) năm 2015. Phần 2 bài viết sẽ tiếp tục đề cập đến Những tồn tại, hạn chế trong Chương Thừa kế theo di chúc của Bộ luật này.

2. Những tồn tại, hạn chế trong Chương Thừa kế theo di chúc

2.1. Cần sửa đổi khái niệm Di chúcquy định tại Điều 624

Điều 624 BLDS 2015 quy định: “Dichúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho ngườikhác sau khi chết”. Tuy nhiên, tại Điều 609 quy định về quyền thừakế, theo đó: “Cá nhân có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản củamình; để lại tài sản của mình cho người thừa kế theo pháp luật; hưởng di sảntheo di chúc hoặc theo pháp luật. Người thừa kế không là cá nhân có quyền hưởngdi sản theo di chúc.” Như vậy, chủ thể có quyền hưởng thừa kế bao gồm 2 nhóm làcá nhân và chủ thể không phải là cá nhân (có thể là tổ chức, hộ gia đình).

Việc sử dụngtừ “người khác” trong định nghĩa về di chúc tại điều 624 dường như chưa baoquát được hết các đối tượng được hưởng thừa kế, đồng thời dễ gây hiểu lầm chongười đọc khi có thể cho rằng chủ thể nhận thừa kế theo di chúc chỉ có thể làcá nhân. Chính vì vậy, kiến nghị sửa Điều 624 BLDS 2015 như sau: Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyểntài sản của mình cho chủ thể khác sau khi chết.”

2.2. Hoàn thiện Điều 626 về quyền của người lập di chúc

Điều 626BLDS 2015 quy định về các quyền của người lập di chúc theo hình thức liệt kê, cụthể: “Người lập di chúc có quyền sau đây:

1. Chỉ định người thừa kế; truất quyền hưởng di sản của ngườithừa kế.

2. Phân định phần di sản cho từng người thừa kế.

3. Dành một phần tài sản trong khối di sản để di tặng, thờcúng.

4. Giao nghĩa vụ cho người thừa kế.

5. Chỉ định người giữ di chúc, người quản lý di sản, ngườiphân chia di sản.”

Có thể thấy, điều 626 đã thể hiện khá đầy đủ quyền của ngườilập di chúc trong việc định đoạt di sản của mình cho các chủ thể thừa kế theodi chúc. Tuy nhiên, với tinh thần của pháp luật dân sự là luôn đề cao sự tự doý chí của các chủ thể trong quan hệ pháp luật dân sự, do vậy, bên cạnh cácquyền được ghi nhận tại Điều 626, BLDS 2015 cũng ghi nhận quyền được sửa đổi,bổ sung, thay thế, hủy bỏ di chúc của người lập di chúc. Tuy vậy, quyền nàyđược quy định độc lập tại Điều 640 BLDS 2015.

Có thể thấy, việc quy định tách rời hai điều luật này trongBLDS 2015 là không cần thiết, không những thế, còn thể hiện sự thiếu khoa họctrong kết cấu của Bộ luật. Vì vậy, để đảm bảo tính thống nhất khi nghiên cứu vềcác quyền của người lập di chúc, tác giả kiến nghị: nên lồng ghép nội dung tạikhoản 1 Điều 640 vào điều 626, cụ thể, bổ sung “quyền sửa đổi, bổ sung, thaythế, hủy bỏ di chúc” của người lập di chúc vào nội dung của Điều 626. Bên cạnhđó, để làm rõ hơn cho việc sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ di chúc, Bộ luậtvẫn có thể giữ nguyên khoản 2, 3 của Điều 640 như quy định hiện nay. 

2.3. Về di chúc miệng -Điều 629 và khoản 5 Điều 630 BLDS

Theo quy địnhpháp luật Việt Nam hiện hành, để thể hiện ý chí nhằm chuyển tài sản của mìnhcho người khác sau khi chết, mỗi cá nhân có thể lập di chúc theo hai hình thứclà lập thành văn bản hoặc di chúc miệng trong trường hợp không thể lập được dichúc thành văn bản. Đồng thời, mỗi hình thức của di chúc đều phải thỏa mãn nhữngđiều kiện nhất định mới được xem là hợp pháp. Trong đó, theo quy định tại Khoản5 Điều 630 Bộ Luật dân sự 2015, di chúc miệng chỉ được xem là hợp pháp nếu đáp ứng những điều kiệnvề hình thức sau đây:

Thứ nhất,người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất hai ngườilàm chứng;

Thứ hai,ngay sau khi người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng, người làm chứng ghichép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ;

Thứ ba,trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện ý chícuối cùng thì di chúc phải được công chứng viên hoặc cơ quan có thẩm quyền chứngthực xác nhận chữ ký hoặc điểm chỉ của người làm chứng.

Theo quanđiểm người viết, việc quy định di chúc miệng phải thỏa mãn điều kiện thứ hai vàthứ ba nói trên trong mọi trường hợp sẽ gây khó khăn, hoặc thậm chí không thểthực hiện được việc di chúc miệng trên thực tế trong một số tình huống. Bởi lẽ,người lập di chúc miệng là những người đang ở trong tình trạng tính mạng bị cáichết đe dọa, có thể là bệnh nặng sắp chết hoặc đang gặp hoạn nạn ở nơi xa xôi,hẻo lánh - những địa điểm mà người làm chứng không có đủ điều kiện để ghi chép,ký tên hoặc điểm chỉ ngay lập tức và tiến hành thực hiện việc công chứng, chứngthực di chúc trong thời hạn 05 ngày làm việc. Chẳng hạn, trong trường hợp: A, Bvà C cùng đi leo núi và bị lạc đường. Vì tình trạng sức khỏe của A không thể tiếptục hành trình và khi sắp kiệt sức, A nói với B, C lời trăn trối của mình,trong đó thể hiện ý chí của A về việc chuyển tài sản của mình cho người khácsau khi chết. B, C đã chứng kiến và nghe được toàn bộ ý chí đó của A, tuy nhiênvì đang bị lạc đường trên núi nên B và C không thể tìm được công cụ để ghi chéplại. Đồng thời, nếu B và C không được cứu thoát trở về trong 05 ngày thì cũngkhông thực hiện được việc công chứng hoặc chứng thực di chúc nếu có điều kiệnghi chép lại và ký tên hoặc điểm chỉ.

Như vậy, dùcho di chúc miệng của A có thỏa mãn tất cả các điều kiện còn lại như năng lựcchủ thể, nội dung di chúc theo quy định pháp luật thì di chúc của A vẫn vô hiệudo không đảm bảo quy định về hình thức.

Hoặc trongtrường hợp khác, anh A đi leo núi một mình và gặp tai nạn không thể liên lạc nhờgiúp đỡ, với máy quay mang theo, anh A chủ động ghi hình và để lại di nguyệnduy nhất là để lại toàn bộ tài sản của mình cho cha mẹ. Một tuần sau máy quay củaA được phát hiện, tuy nhiên, dù tâm nguyện của A rất rõ rang nhưng trong trườnghợp này, xét theo quy định về hình thức di chúc miệng thì chắc chắn, di chúc miệngcủa A không được công nhận. 

Qua một sốví dụ trên có thể thấy, quy định về hình thức di chúc miệng tại khoản 5 điều630 BLDS 2015 đang gây ảnh hưởng đến việc thực hiện quyền định đoạt tài sản củacá nhân trong một số trường hợp. Do đó, theo quan điểm người viết, pháp luật cầnquy định thời điểm bắt đầu tính thời hạn mà những người làm chứng có thể ghichép lại, ký tên hoặc điểm chỉ và công chứng, chứng thực di chúc trong nhữngtrường hợp đặc biệt, không đủ điều kiện để thực hiện theo đúng thời hạn thôngthường là kể từ thời điểm những người làm chứng có đủ điều kiện thực hiện. Đồngthời, những người làm chứng phải chứng minh được họ rơi vào tình trạng không cóđủ điều kiện thực hiện hai điều kiện trên đảm bảo theo thời hạn quy định thôngthường. Điều này góp phần nâng cao mức độ đảm bảo quyền định đoạt tài sản cũngnhư quyền sở hữu tài sản hợp pháp của cá nhân và nguyên tắc ưu tiên thực hiệnthừa kế theo di chúc trong pháp luật về thừa kế.

Thêm nữa, Khoản 2 điều 629 quy định “Sau 3 tháng,kể từ thời điểm di chúc miệng mà người lập di chúc còn sống, minh mẫn, sángsuốt thì di chúc miệng mặc nhiên bị hủy bỏ”. Phápluật dân sự quy định một trong những điều kiện để đảm bảo tính hợp pháp của dichúc thì người lập di chúc phải minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc. Tuyvậy, pháp luật lại không có quy định cụ thể về tình trạng minh mẫn, sáng suốtlà như thế nào? Có bắt buộc phải có xác nhận của cơ quan y khoa hay không? Cơquan nào xác nhận? Chính vì vậy, trong thực tế, việc xác định một người sau 3tháng kể từ thời điểm lập di chúc miệng còn sống, minh mẫn, sáng suốt là kháphức tạp, đặc biệt trong những trường hợp như trong tình huống bệnh nặng hoặckhi gặp hoạn nạn nhưng họ may mắn được cứu sống, dù đầu óc tỉnh táo nhưng vẫnphải nằm điều trị trên giường bệnh. Và trong những trường hợp như vậy, nếu cónguyện vọng, họ hoàn toàn có khả năng để tự mình thay thế, hủy bỏ di chúc miệngđã lập mà không cần đến quy định di chúc miệng mặc nhiên bị hủy bỏ như quy địnhtại khoản 2 điều 629.

2.4. Về hình thức của dichúc

Khoản 3 Điều 631 BLDSquy định “Di chúc không được viết tắt hoặc viết bằng ký hiệu; nếu di chúc gồmnhiều trang thì mỗi trang phải được đánh số thứ tự và có chữ ký hoặc điểm chỉcủa người lập di chúc”.

Quy trình này phù hợpvới di chúc được lập thành văn bản do người để lại di chúc, tự đánh máy, nhờngười đánh máy hoặc nhờ người khác viết hộ. Người để lại di chúc ký hoặc điểmchỉ vào từng trang để xác nhận đó là ý chí của họ. Tuy nhiên, di chúc bằng vănbản do chính người để lại di chúc viết cũng phải ký tên, điểm chỉ trong từngtrang di chúc có lẽ không cần thiết bởi ý chí của họ đã thể hiện trên từng chữcủa di chúc. Sẽ là trái ý chí của người để lại di chúc trong trường hợp di chúctrở nên vô hiệu khi người lập di chúc viết tay và chỉ ký vào trang cuối cùngcủa di chúc mà không ký từng trang.

Do đó, di chúc viết taylà di chúc thể hiện đầy đủ, chính xác nhất ý chí của người để lại di chúc. Nếuxác định di chúc là do chính người để lại di chúc viết ra thì việc họ không kýtrong từng trang hoặc quên không đánh số thứ tự cũng không ảnh hưởng đến ý chícủa họ và di chúc đó phải được chấp nhận.

 

Trênđây là một số vấn đề còn vướng mắc trong quy định của BLDS năm 2015 về vấn đềthừa kế. Với vai trò và tính chất phức tạp của chế định sở hữu tài sản, chếđịnh thừa kế, người viết cho rằng để hạn chế các tranh chấp thừa kế, đồng thờiđảm bảo quyền thừa kế của các cá nhân, tổ chức trong xã hội, pháp luật thừa kếcần sớm được điều chỉnh, hoàn thiện trong thời gian tới. Đặc biệt, một số vấnđề liên quan đến sự công nhận hình thức của di chúc, của việc từ chối quyềnthừa kế cần được điều chỉnh để phù hợp với sự phát triển của khoa học công nghệhiện nay.

TTBD.

Cập nhật : 16:21 - 16/12/2020
In trang này Click here to Print it!