HỎI – ĐÁP DÀNH CHO ĐẠI BIỂU DÂN CỬ THÁNG 8 – SỐ 2

Câu hỏi: Trong trường hợp nào cần sửa đổi, bổ sung, thaythế, bãi bỏ hoặc đình chỉ việc thi hành văn bản quy phạm pháp luật củaHội đồng nhân dân cấp xã?

Trả lời:

Theo Điều170 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015 quy định, văn bảnquy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân cấp xã phải được thườngxuyên rà soát để kịp thời xem xét, kiến nghị các cơ quan nhà nước có thẩm quyềnđình chỉ việc thi hành, sửa đổi, bổ sung, thay thế, huỷ bỏ hoặc bãi bỏ khi:

- Tìnhhình kinh tế - xã hội ở địa phương đã thay đổi hoặc khi cơ quan nhà nước cấptrên ban hành văn bản mới làm cho nội dung văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồngnhân dân, Uỷ ban nhân dân không còn phù hợp;

 - Nhận được thông tin, yêu cầu, kiến nghị củacơ quan, tổ chức, cá nhân về văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân, Uỷban nhân dân ban hành chứa nội dung có dấu hiệu trái pháp luật, mâu thuẫn, chồngchéo hoặc không còn phù hợp.

 

Câu hỏi: Việc sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏhoặc đình chỉ việc thi hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhândân cấp xã được thực hiện như thế nào?

Trả lời:

TheoĐiều 12 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015 và Khoản 3 Điều 1 Luậtsửa đổi, bổ sung một số điều của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2020 quy định:

Văn bản quy phạm pháp luật chỉđược sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc bãi bỏ bằng văn bản quy phạm pháp luật củachính cơ quan nhà nước đã ban hành văn bản đó hoặc bị đình chỉ việc thi hành hoặcbãi bỏ bằng văn bản của cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền. Văn bản sửa đổi,bổ sung, thay thế, bãi bỏ hoặc đình chỉ việc thi hành văn bản khác phải xác địnhrõ tên văn bản, phần, chương, mục, tiểu mục, điều, khoản, điểm của văn bản bị sửađổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ hoặc đình chỉ việc thi hành. Văn bản bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật phải được đăngCông báo, niêm yết theo quy định.

Khi ban hành văn bản quy phạmpháp luật, cơ quan ban hành văn bản phải đồng thời sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ vănbản, phần, chương, mục, tiểu mục, điều, khoản, điểm của văn bản quy phạm phápluật do mình đã ban hành trái với quy định của văn bản mới đó; trường hợp chưathể sửa đổi, bổ sung ngay thì phải xác định rõ trong văn bản mới danh mục văn bản,phần, chương, mục, tiểu mục, điều, khoản, điểm của văn bản quy phạm pháp luậtdo mình đã ban hành trái với quy định của văn bản quy phạm pháp luật mới và cótrách nhiệm sửa đổi, bổ sung trước khi văn bản quy phạm pháp luật mới có hiệu lực.

Trường hợp văn bản, phần,chương, mục, tiểu mục, điều, khoản, điểm của văn bản quy phạm pháp luật do mìnhđã ban hành có quy định khác với văn bản mới nhưng cần tiếp tục được áp dụngthì phải được chỉ rõ trong văn bản mới đó.

Một văn bản quy phạm pháp luậtcó thể được ban hành để đồng thời sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ nội dungtrong nhiều văn bản quy phạm pháp luật do cùng cơ quan ban hành trong các trườnghợp sau đây:

- Để thực hiện điều ước quốc tếcó liên quan mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;

- Nội dung sửa đổi, bổ sung,thay thế, bãi bỏ có liên quan chặt chẽ với nhau để bảo đảm tính đồng bộ, thốngnhất với văn bản mới được ban hành;

- Để thực hiện phương án đơngiản hóa thủ tục hành chính đã được phê duyệt.

 

Câu hỏi: Hình thức văn bảnquy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân cấp xã cần được thể hiện như thế nào?

Trả lời:

TheoĐiều 5 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015, văn bản quy phạm pháp luậtdo Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân cấp xã ban hành cần bảo đảm tính hợp hiến,hợp pháp và tính thống nhất của văn bản quy phạm pháp luật trong hệ thống phápluật; tuân thủ đúng thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục xây dựng, ban hànhvăn bản quy phạm pháp luật; bảo đảm tính minh bạch trong các quy định của văn bảnquy phạm pháp luật; bảo đảm tính khả thi, tiết kiệm, hiệu quả, kịp thời, dễ tiếpcận, dễ thực hiện của văn bản quy phạm pháp luật; bảo đảm tính công khai, dân chủ trong việc tiếp nhận, phản hồi ý kiến,kiến nghị của cá nhân, cơ quan, tổ chức trong quá trình xây dựng, ban hành vănbản quy phạm pháp luật.

 

Câu hỏi: Ngôn ngữ sử dụngtrong văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân cấp xã được pháp luật quy định như thếnào?

Trả lời:

Theo Khoản1, 2, 3 Điều 8 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015 vàKhoản 53 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luậtban hành văn bản quy phạm pháp luật 2020 quyđịnh:

Ngôn ngữ sử dụng trong văn bản quy phạm pháp luậtcủa Hội đồng nhân dân, Ủyban nhân dân cấp xã phải là TiếngViệt, ngôn ngữ sử dụng trong văn bản quy phạm pháp luật cần phải chính xác, phổ thông, cách diễnđạt phải rõ ràng, dễ hiểu. Văn bản quy phạm pháp luật phải quy định cụ thể nộidung cần điều chỉnh, không quy định chung chung, không quy định lại các nộidung đã được quy định trong văn bản quy phạm pháp luật khác. Tùy theo nội dung,văn bản quy phạm pháp luật có thể được bố cục theo phần, chương, mục, tiểu mục,điều, khoản, điểm; các phần, chương, mục, tiểu mục, điều trong văn bản quy phạmpháp luật phải có tên.

 

Câu hỏi: Khinào thì thực hiện việc giải thể đơn vị hành chính cấp xã?

Trả lời:

Khoản 3, Điều 128 của Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2015 quy định, việc giải thể đơn vị hành chính chỉ thực hiện trong các trường hợp sauđây:

- Do yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội,bảo đảm quốc phòng, an ninh  của địaphương hoặc của quốc gia;

- Do thay đổi các yếu tố địa lý, địa hìnhtác động đến sự tồn tại của đơn vị hành chính đó.

 

Tham khảo:

1. Luật Ban hành văn bản quy phạmpháp luật 2015.

2. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật ban hành vănbản quy phạm pháp luật 2020.

3.Luật Tổ chức chính quyềnđịa phương 2015.

Cập nhật : 15:56 - 16/12/2020
In trang này Click here to Print it!