Mối quan hệ các cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội

I. CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA QUỐC HỘI

Theo Hiếnpháp và Luật tổ chức Quốc hội, cơ cấu tổ chức của Quốc hội gồm Ủy ban Thường vụQuốc hội là cơ quan thường trực của Quốc hội; Hội đồng dân tộc và các Ủy ban củaQuốc hội; Văn phòng Quốc hội; Ủy ban Thường vụ Quốc hội thành lập 3 cơ quantham mưu gồm Ban Công tác đại biểu, Ban Dân nguyện và Viện Nghiên cứu lập pháp.

Năm 2003, Ủyban Thường vụ Quốc hội thành lập Ban Công tác đại biểu, Ban Dân nguyện và Ban Côngtác lập pháp.

Năm 2008, Ủyban Thường vụ Quốc hội bãi bỏ Ban Công tác lập pháp và thành lập Viện nghiên cứulập pháp.

II. NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN CÁC CƠ QUAN THUỘC UBTVQH

- Ban Côngtác đại biểu là cơ quan chuyên môn trực thuộc Uỷ ban thường vụ Quốc hội; cótrách nhiệm giúp Ủy ban thường vụ Quốc hội về công tác đại biểu, tổ chức bộ máyvà nhân sự thuộc thẩm quyền của Uỷ ban thường vụ Quốc hội.

- Ban dânnguyện là cơ quan thuộc Ủy ban thường vụ Quốc hội, có chức năng tham mưu, giúp Ủyban thường vụ Quốc hội về công tác dân nguyện.

- ViệnNghiên cứu lập pháp là cơ quan thuộc Ủy ban thường vụ Quốc hội, có chức năngnghiên cứu những vấn đề lý luận, thực tiễn về tổ chức và hoạt động của Quốc hội;tổ chức thông tin khoa học để hỗ trợ việc thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn củaQuốc hội, các cơ quan của Quốc hội và đại biểu Quốc hội.

III. MỐI QUAN HỆ CÔNG TÁC CỦA CÁC CƠ QUAN THUỘC ỦY BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI:

Để thực hiệnnhiệm vụ của mình, các cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội (sau đây gọi tắtlà 3 cơ quan) đều có các mối quan hệ công tác, có thể tạm chia thành 4 nhóm nhưsau:

- Mối quanhệ với cơ quan chủ quản: là mối quan hệ giữa cơ quan này với Ủy ban Thường vụQuốc hội.

- Mối quanhệ nội bộ: là mối quan hệ giữa 3 cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội

- Mối quanhệ trong nội bộ Quốc hội: là mối quan hệ giữa các cơ quan này với các cơ quan củaQuốc hội (Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội)

- Mối quanhệ ngoài Quốc hội: là mối quan hệ giữa các cơ quan này và các cơ quan khác bênngoài Quốc hội (cơ quan Đảng, Chính phủ, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các địa phương…).

Trong cácnghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về thành lập, quy định chức năng, nhiệmvụ của 3 cơ quan đều không có quy định về mối quan hệ công tác.

3.1 Mối quan hệ với UBTVQH

Với vai tròlà cơ quan tham mưu giúp việc của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, 3 cơ quan thực hiệncác nhiệm vụ được Ủy ban Thường vụ Quốc hội phân công, chịu trách nhiệm và báocáo trước Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Mối quan hệ là lãnh đạo, chỉ đạo, được thểhiện ở các yếu tố:

- Ủy banThường vụ Quốc hội thành lập 3 cơ quan

- Ủy banThường vụ Quốc hội quy định nhiệm vụ, quyền hạn của 3 cơ quan phù hợp với nhiệmvụ chung của Ủy ban Thường vụ Quốc hội

- Ủy banThường vụ Quốc hội bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức người đứng đầu và cấp phó của3 cơ quan.

Trong thựctiễn, việc lãnh đạo, chỉ đạo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội với 3 cơ quan đượcthực hiện tốt, không có vướng mắc. 3 cơ quan đã làm tốt công tác tham mưu giúpviệc, phân định được hoạt động nào của Ban, Viện, hoạt động nào giúp cho Ủy banThường vụ Quốc hội, cần phải xin ý kiến chỉ đạo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Một trong những văn bản thể hiện mối quan hệ mối quan hệ giữa 3 cơ quanvà Ủy ban Thường vụ Quốc hội là Quy chế làm việc của Ủy ban Thường vụ Quốc hộiBan hành kèm theo Nghị quyết số 1075/2015/UBTVQH13 ngày 11 tháng 12 năm 2015, quy định nguyên tắc, chế độ làm việc, quy trình thực hiện nhiệm vụ, tráchnhiệm, quyền hạn, mối quan hệ phối hợp công tác của Ủy ban thường vụ Quốc hội.Trong đó có các quy định về việc Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét về nhân sự (nhiều nội dung đượcgiao cho Ban Công tác đại biểu tham mưu), tuy nhiên một số hoạt động trong thựctế Ban Công tác đại biểu trực tiếp giúp Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhưng khôngđược quy định trong Quy chế, ví dụ như: bổ nhiệm nhân sự Phó Tổng kiểm toán nhànước, Ban Công tác đại biểu giúp thẩm định hồ sơ, đảm bảo đúng, đủ theo quy địnhcủa cấp có thẩm quyền, khi xét thấy đủ điều kiện mới báo cáo lãnh đạo Quốc hộitổ chức phiên họp.

Một số nộidung nhân sự cần thông qua hai bước là Đảng đoàn Quốc hội và Ủy ban Thường vụQuốc hội, trong bước Đảng đoàn Quốc hội, Ban Công tác đại biểu thể hiện vai tròcơ quan tham mưu, giúp việc nhưng đến giai đoạn Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyếtđịnh thì lại mờ nhạt.

3.2 Mối quan hệ giữa các cơ quan của UBTVQH

Nhìn chung,khi thành lập 3 cơ quan, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã phân định khá rõ ràng, rànhmạch nhiệm vụ của từng cơ quan giúp việc Ủy ban Thường vụ Quốc hội trong từng lĩnhvực riêng biệt.

Tuy nhiên,trong quá trình hoạt động, giữa 3 cơ quan vẫn có sự trao đổi, phối hợp công tác.Ví dụ như Ban Dân nguyện có văn bản đề nghị Ban Công tác đại biểu báo cáo nhữngvấn đề cử tri đề xuất, kiến nghị thuộc thẩm quyền của Ủy ban Thường vụ Quốc hộimà Ban Công tác đại biểu được giao tham mưu, giúp việc.

Mối quan hệmang tính đặc trưng, khác biệt giữa 3 cơ quan với nhau và mối quan hệ giữa 3 cơquan với các cơ quan khác chưa thể hiện rõ ràng.

Là 3 cơquan do Ủy ban Thường vụ Quốc hội thành lập để giúp Ủy ban Thường vụ Quốc hộithực hiện tốt nhiệm vụ của mình nhưng giữa 3 cơ quan này không có quy chế phốihợp do Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành hay do 3 cơ quan tự ký với nhau.

3.3 Mối quan hệ với các cơ quan của Quốc hội

Trong hoạtđộng, 3 cơ quan khi thực hiện nhiệm vụ của mình đều có mối quan hệ với các cơquan của Quốc hội, ví dụ như Ban Công tác đại biểu có mối quan hệ với Hội đồng,Ủy ban về công tác nhân sự của Hội đồng, Ủy ban, có mối quan hệ với Ủy ban Phápluật trong việc giúp Ủy ban thường vụ Quốc hội hướng dẫn hoạt động của Hội đồngnhân dân… Ban Dân nguyện có mối quan hệ với Hội đồng, Ủy ban trong giải quyết đơnthư khiếu nại, tố cáo của công dân gửi Quốc hội, Hội đồng, Ủy ban. Viện nghiêncứu lập pháp có mối quan hệ với Văn phòng Quốc hội trong cung cấp thông tin chođại biểu Quốc hội, với các cơ quan trong việc tổ chức nghiên cứu khoa học.

Có những nộidung liên quan tới nhiệm vụ của nhiều cơ quan nhưng chưa rõ mối quan hệ phối hợp.Ví dụ như những vấn đề liên quan tới tổ chức cơ quan tư pháp do Ủy ban Tư phápthẩm tra, trong đó có nội dung về biên chế, Trưởng ban Công tác đại biểu đượcphân công trong Ban Chỉ đạo về biên chế của Bộ Chính trị giúp theo dõi biên chếcủa khối các cơ quan thuộc thẩm quyền quyết định của Ủy ban Thường vụ Quốc hội(có cơ quan tư pháp), trong hoạt động thẩm tra, Ủy ban Tư pháp có mời đại diệnBan Công tác đại biểu nhưng vai trò của Ban Công tác đại biểu như thế nào chưađược quy định rõ.

Trong côngtác nhân sự, ví dụ như việc trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội danh sách thành viêncủa Hội đồng, Ủy ban, cần có sự tham mưu, phối hợp của Ban Công tác đại biểu đểtránh trùng lặp, có sự thỏa thuận giữa các Ủy ban trước nếu như có đề xuất trùnglặp tránh trường hợp Ủy ban Thường vụ Quốc hội thảo luận từng trường hợp cụ thể.Vai trò phối  hợp của Ban Công tác đại biểulà rất rõ nhưng lại không được thể hiện trong văn bản nào. Dẫn đến có nhiệm kỳBan Công tác đại biểu tổng hợp trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội, có nhiệm kỳ Hộiđồng, Ủy ban tự trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

3.4 Mối quan hệ với các cơ quan khác ngoài Quốchội

Trong quátrình hoạt động, 3 cơ quan đều có mối quan hệ phối hợp với các cơ quan ở trung ươngvà địa phương, trong đó Ban Dân nguyện phối hợp với các Bộ, ngành, Đoàn đại biểuQuốc hội các tỉnh, thành phố và các cơ quan khác. Ban Công tác đại biểu phối hợpvới Ban tổ chức trung ương, Bộ Nội vụ, Hội đồng nhân dân, tỉnh ủy/thành ủy, Đoànđại biểu Quốc hội các tỉnh, thành phố và các cơ quan khác. Viện Nghiên cứu lậppháp phối hợp với Bộ Khoa học-Công nghệ, với các cơ quan khác…

Tùy tính chấttừng mối quan hệ công tác mà có quy chế phối hợp hoặc không, ví dụ như Ban Côngtác đại biểu ký quy chế phối hợp với Ban Tổ chức trung ương và Bộ Nội vụ. Tuykhông ký quy chế phối hợp nhưng Ban Dân nguyện phối hợp rất tốt và thường xuyênvới các Bộ, ngành; Ban Công tác đại biểu phối hợp rất tốt và thường xuyên với Hộiđồng nhân dân các tỉnh, thành phố.

IV. MỘT SỐ ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ

4.1 Đổi mới vị trí các cơ quan của UBTVQH

Qua 4 nhiệmkỳ Quốc hội, đã đến lúc cần tổng kết hoạt động của các cơ quan thuộc Ủy ban Thườngvụ Quốc hội để xác định vị trí, vai trò của các cơ quan này nhằm làm tốt hơnnhiệm vụ của mình trong việc giúp Ủy ban Thường vụ Quốc hội, đóng góp vào hoạtđộng chung của Quốc hội.

Trong thờigian qua, chúng ta đã từng giải tán Ban Công tác lập pháp, thành lập Viện nghiêncứu lập pháp với chức năng, nhiệm vụ mới khác nhiệm vụ của Ban Công tác lập pháp;đã từng đặt vấn đề về việc Viện nghiên cứu lập pháp thuộc Quốc hội, thuộc Ủyban Thường vụ Quốc hội hay thuộc Văn phòng Quốc hội. Hiện nay cần đánh giá về Ban Công tác đại biểu và Ban Dân nguyệncó vị trí thuộc Quốc hội, thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội, phương án nào là hợplý. Thậm chí cần xem có cần thành lập thêm cơ quan của Ủy ban Thường vụ Quốc hộikhông, vai trò của 3 cơ quan hiện nay còn cần thiết không.

Qua đánh giáthực tiễn hoạt động, Ban Công tác đại biểu và Ban Dân nguyện có đủ điều kiện làcơ quan thuộc Quốc hội. Hai cơ quan này không nhất thiết có vị trí, vai trò nhưHội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội mà là cơ quan chuyên môn, gồm Trưởng Banvà Phó trưởng ban không nhất thiết là đại biểu Quốc hội. Khác với Hội đồng dântộc, Ủy ban là cơ quan mang tính chính trịthì 2 cơ quan này mang tính kỹ thuật,công tác tham mưu cần sự kế thừa, ổn định qua các nhiệm kỳ.

4.2 Bổ sung quy định về mối quan hệ công táctrong nghị quyết về chức năng, nhiệm vụ của 3 cơ quan

Để đảm bảotính pháp lý về mối quan hệ công tác của 3 cơ quan, cần luật hóa mối quan hệ nàytrong văn bản quy phạm pháp luật, đó là Nghị quyết về chức năng, nhiệm vụ của 3cơ quan. Trường hợp vẫn giữ nguyên vị trí 3 cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốchội như hiện nay thì cần ban hành mới nhiệm vụ, quyền hạn của 3 cơ quan trong đóbổ sung quy định về mối quan hệ công tác.

Nhiệm vụ,quyền hạn của Ban Công tác đại biểu và Ban Dân nguyện được ban hành năm 2008, đếnnăm 2015 Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành nghị quyết mới về chức năng, nhiệmvụ của Viện Nghiên cứu lập pháp, năm 2016 Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hànhnghị quyết mới về chức năng, nhiệm vụ của Ban Dân nguyện.

Hơn 12 nămthực hiện nghị quyết về chức năng, nhiệm vụ, Ban Công tác đại biểu cần sửa đổi,bổ sung nhiệm vụ cho phù hợp với tình hình mới, yêu cầu mới, đáp ứng sự đổi mớithường xuyên của Quốc hội. Viện nghiên cứu lập pháp đang dự kiến sửa đổi chức năng,nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức do đó việc sửa đổi nghị quyết về chức năng, nhiệm vụ làđiều cần thiết.

4.3 Sửa đổi quy chế làm việc của Ủy ban Thườngvụ Quốc hội

Quy chế làmviệc của Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định khá chi tiết về trình tự, thủ tụcthực hiện nhiệm vụ của Ủy ban Thường vụ Quốc hội được quy định trong Hiến phápvà Luật tổ chức Quốc hội. Do đó, cần nghiên cứu sửa đổi, bổ sung Quy chế làm việcnày để thể hiện rõ ràng hơn công việc của 3 cơ quan trong việc giúp Ủy ban Thườngvụ Quốc hội thực hiện nhiệm vụ.

4.3 Xây dựng quy chế về mối quan hệ công tác

Giữa 3 cơquan của Ủy ban Thường vụ Quốc hội cần có quy chế về mối quan hệ công tác. Quychế này có thể được xây dựng theo 2 phương án sau:

- Ủy banThường vụ Quốc hội ban hành quy chế phối hợp dưới hình thức Nghị quyết. Phương ánnày có tính pháp lý cao, không chỉ bắt buộc 3 cơ quan thực hiện mà còn có giátrị pháp lý với các cơ quan khác. Phạm vi điều chỉnh về mối quan hệ phối hợp cóthể mở rộng hơn, không chỉ giữa 3 cơ quan mà có thể giữa 3 cơ quan với cơ quancủa Quốc hội, các cơ quan khác. Định kỳ hàng năm, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổchức Hội nghị tổng kết về việc thực hiện quan hệ phối hợp giữa 3 cơ quan.

- Ba cơ quan ký quy chế phối hợp trong quan hệ côngtác. Phương án này có tính pháp lý không cao, phụ thuộc nhiều vào sự chủ động,tự nguyện thực hiện của từng cơ quan. Phạm vi điều chỉnh chi giữa 3 cơ quan vớinhau. Định kỳ hàng năm, 3 cơ quan cùng tổ chức Hội nghị tổng kết về việc thựchiện quan hệ phối hợp giữa 3 cơ quan. 

Cập nhật : 15:46 - 16/12/2020
In trang này Click here to Print it!