KINH NGHIỆM CỦA PHÁP LUẬT HÀN QUỐC QUY ĐỊNH VỀ THANH THIẾU NIÊN (PHẦN 1)

Thanh thiếu niên là lực lượng có vai trò quan trọng đối với bất kỳ quốc gia nào trên thế giới, vì vậy, các quốc gia luôn dành sự quan tâm, nguồn lực đầu tư để phát triển, bảo vệ đối tượng thanh thiếu niên bằng những chính sách, pháp luật dành riêng cho thanh thiếu niên. Trong bối cảnh, sự phát triển của thanh thiếu niên trên thế giới đang đối mặt với không ít những thách thức như: mâu thuẫn sắc tộc, bất bình đẳng giới, thiên tai, đói nghèo, biến đổi khí hậu,…. thì việc phát triển, bảo vệ thanh niên đã trở thành một xu thế toàn cầu. Để thực hiện mục tiêu này, đã có 122/198 quốc gia trên thế giới có chính sách dành cho thanh thiếu niên , trong đó có những quốc gia rất thành công cho việc phát triển thanh niên như là động lực để phát triển kinh tế như: Hàn Quốc, Nhật Bản,...

Đặt vấn đề:

  Thanh thiếu niên là lựclượng có vai trò quan trọng đối với bất kỳ quốc gia nào trên thế giới, vì vậy,các quốc gia luôn dành sự quan tâm, nguồn lực đầu tư để phát triển, bảo vệ đốitượng thanh thiếu niên bằng những chính sách, pháp luật dành riêng cho thanhthiếu niên. Trong bối cảnh, sự phát triển của thanh thiếu niên trên thế giớiđang đối mặt với không ít những thách thức như: mâu thuẫn sắc tộc, bất bìnhđẳng giới, thiên tai, đói nghèo, biến đổi khí hậu,…. thì việc phát triển, bảovệ thanh niên đã trở thành một xu thế toàn cầu. Để thực hiện mục tiêu này, đãcó 122/198 quốc gia trên thế giới có chính sách dành cho thanh thiếu niên[1],trong đó có những quốc gia rất thành công cho việc phát triển thanh niên như làđộng lực để phát triển kinh tế như: Hàn Quốc, Nhật Bản,… Trong số đó, Hàn Quốclà một minh chứng tiêu biểu cho việc xây dựng chính sách thanh thiếu niên lấyphát triển thanh thiếu niên như là động lực để phát triển kinh tế, xã hội. Theokết quả đánh giá từ Báo cáo Chỉ số phát triển thanh niên toàn cầu năm 2016, HànQuốc đứng thứ 18/153 về chỉ số phát triển thanh niên với những chính sách rấthợp lý, khoa học để giúp đỡ, khuyến khích thanh thiếu niên phát triển. Với mụctiêu và nguyên tắc bảo vệ, phát triển thanh thiếu niên cụ thể và rõ ràng, phápluật Hàn Quốc quy định một bộ luật khung về thanh thiếu niên, trong đó nhấnmạnh những nhiệm vụ cơ bản là: đảm bảo phúc lợi xã hội cho thanh thiếu niên,bảo vệ thanh thiếu niên, đảm bảo sự tham gia cho thanh thiếu niên, bảo vệ thanhthiếu niên trong quan hệ lao động. Trên cơ sở luật khung, hàng loạt các luật vàvăn bản hướng dẫn đã ra đời nhằm quy định cụ thể về vai trò, nhiệm vụ của cáccơ quan nhà nước trong việc đảm bảo thực hiện nhiệm vụ, đồng thời quy định hệthống các thiết chế thực hiện nhiệm vụ này.

Đây là những nguồntham khảo đặc biệt hữu ích cho Việt Nam trong việc xây dựng chính sách pháttriển thanh thiếu niên, đặc biệt là trong các vấn đề như: mục đích, nguyên tắcphát triển, bảo vệ thanh thiếu niên; cơ cấu tổ chức, cơ chế hoạt động của cơquan làm công tác thanh niên; khuyến khích thanh thiếu niên vào các hoạt độngxây dựng chính sách;…

1. Khái quát hệ thống pháp luật về thanh thiếu niên ở HànQuốc

          Hàn Quốc là quốc gia vừa có luật riêng điều chỉnh về đốitượng thanh thiếu niên, vừa có hệ thống chính sách phát triển thanh niên trênmột số lĩnh vực. Cụ thể, các luật chuyên biệt, điều chỉnh vấn đề thanh thiếuniên ở Hàn Quốc bao gồm:

          - Luật Khuyến khích các hoạt động Thanh thiếu niên được banhành vào năm 2004, trải qua 22 lần sửa đổi[2],  bao gồm 8 chương 72 điều, quy định về nhữngchính sách và biện pháp cụ thể nhằm đảm bảo, khuyến khích sự tham gia của thanhthiếu niên vào các hoạt động của nhà trường và chính quyền các cấp, trong đó,đặc biệt khuyến khích các hoạt động giao lưu, trao đổi văn hóa thanh niên trongnước và quốc tế.

-Luật Khung về Thanh thiếu niên được ban hành vào năm 2004, trải qua 10 lần điềuchỉnh, sửa đổi, bổ sung[3]. Luật Khung về Thanh thiếuniên Hàn Quốc bao gồm 10 chương, 66 điều, quy định khái quát những vấn đề cơbản nhất về thanh thiếu niên và khung pháp luật về thanh thiếu niên ở Hàn Quốc.

          - Luật Hỗ trợ phúc lợi Thanh thiếu niên được ban hành vàonăm 2004, trải qua 5 lần sửa đổi, bổ sung[4], gồm 6 chương, 21 điều,quy định các chính sách phúc lợi dành cho thanh thiếu niên Hàn Quốc như: miễnphí khám sức khỏe, sử dụng một số dịch vụ công cộng,....

-Luật Khuyến khích tuyển dụng thanh niên được ban hành vào năm 2008, trải qua 3lần sửa đổi, bổ sung[5], bao gồm 19 điều, quy địnhmột số chính sách hỗ trợ, khuyến khích việc tuyển dụng lao động là thanh thiếuniên và các biện pháp nhằm bảo vệ thanh thiếu niên trong quan hệ lao động.

-Luật Bảo vệ Thanh thiếu niên được ban hành vào năm 1997, trải qua 19 lần sửađổi, bổ sung[6].Đến ngày 15/9/2011, Luật này được thay thế hoàn toàn bởi Luật bảo vệ Thanhthiếu niên 2011, qua 10 lần sửa đổi, bổ sung[7], Luật Bảo vệ Thanh thiếuniên Hàn Quốc bao gồm 64 điều, quy định chính sách và các biện pháp cụ thể nhằmbảo vệ thanh thiếu niên trước nguy cơ lạm dụng rượu, bia, thuốc lá, chất kíchthích và các tác động tiêu cực của các sản phẩm truyền thông, internet đến sức khỏevà hành vi của thanh thiếu niên.

2. Nội dung các luật về thanh thiếu niên ở Hàn Quốc

2.1.Luật Khuyến khích sự tham gia của thanh thiếu niên

          2.1.1.Những quy định chung

          Luật Khuyến khích sự tham gia của thanh niên đóng vai tròlà văn bản quy định chi tiết chính sách khuyến khích sự tham gia của thanhthiếu niên. Vì vậy, quy định về những vấn đề chung của luật tương đối ngắn gọn,bao gồm:

          - Mục đích của luật (Điều 1) nhằm quy định chi tiết Điều 47(2) của Luật khung về thanh thiếu niên để khuyến khích hoạt động tham gia củathanh thiếu niên.

          - Hợp tác giữa các thiết chế liên quan đến thanh thiếu niên(Điều 3). Theo đó, Bộ trưởng bộ gia đình và bình đẳng giới và người đứng đầu cácđịa phương sẽ tham vấn với bộ trưởng bộ Giáo dục khoa học công nghệ,   người đứng đầu các cơ quan giáo dục cấp tỉnhthành phố và phòng giáo dục các địa phương theo quy định tại điều 48 luật khungvề thanh thiếu niên về việc khuyến khích sự tham gia của thanh thiếu niên ởtrường học. Các thiết chế thanh thiếu niên có liên quan theo đề nghị tham vấntại khoản 1 điều này sẽ hợp tác với nhau trừ những lý do đặc biệt.

          - Ủy ban định hướng thanh thiếu niên (Điều 4). Theo đó, Cáccá nhân, pháp nhân, tổ chức mà hoạt động và điều hành các cơ sở đào tạo thànhniên theo quy định tại khoản 1 điều 10 và các tổ chức được giao nhiệm vụ điềuhành các trung tâm này theo quy định tại điều 16 sẽ điều hành một ủy ban đàotạo thanh thiếu niên để đảm bảo sự tham gia của thanh niên. Người đại diện củacác trung tâm đào tạo này sẽ phải phản ánh ý kiến của ủy ban đào tạo thanhthiếu niên trong quá trình điều hành.

          - Các cam kết của Nhà nước (Điều 5), bao gồm: (1) Thanhthiếu niên sẽ được trao cơ hội và hỗ trợ để thực hiện mong muốn, nguyện vọngcủa mình trong việc tham gia các hoạt động khác nhau; (2) Nhà nước và địaphương sẽ xây dựng và thực thi chính sách về hỗ trợ cơ sở vật chất, chươngtrình tham gia của thanh niên, thủ lĩnh thanh niên,... để khuyến khích sự thamgia của thanh thiếu niên; và (3) Nhà nước và địa phương sẽ hỗ trợ hành chính vàtài chính cho các tổ chức, cá nhân dự định có các hoạt động hỗ trợ sự tham giacủa thanh niên.

          2.1.2. Các chính sáchnhằm khuyến khích sự tham gia của thanh thiếu niên

          Để đảm bảo và khuyến khích sự tham gia của thanh thiếu niênvào các hoạt động chính trị - xã hội, pháp luật Hàn Quốc quy định một số chínhsách cụ thể như:

          - Chính sách khuyến khích các hoạt động trao đổi thanhthiếu niên, bao gồm cả hoạt động giao lưu, trao đổi thanh thiếu niên trong nước(Điều 53) và quốc tế (Điều 54).

          - Chính sách khuyến khích các hoạt động văn hóa thanh thiếuniên. Theo đó, Nhà nước và địa phương sẽ có các tổ chức, các nhóm,  các tổ chức tình nguyện  liên quan đến hoạt động văn hóa thanhniên,  khuyến khích hoạt động văn hóathanh niên và sẽ trợ cấp một phần hoặc toàn bộ kinh phí cho các hoạt động tìnhnguyện hoạt động văn hóa thanh niên (Điều 60).

           - Chính sách miễngiảm thuế, phí đối với các trung tâm hoạt động, trung tâm văn hóa thanh thiếuniên (Từ Điều 66 – 69).

          2.1.3. Đảm bảo thihành luật

          Để hỗ trợ thanh niên thực hiện, tham gia các hoạt động,pháp luật Hàn Quốc quy định về việc thành lập các Trung tâm hoạt động Thanhthiếu niên cấp quận nhằm hỗ trợ thanh niên tham gia các hoạt động (Điều 7).Trong đó, Trung tâm phải có mối quan hệ hợp tác đặc biệt với trường học, khithực hiện đào tạo cho thanh niên, trung tâm có quyền yêu cầu trường hỗ trợ vềcơ sở vật chất mà trường không được từ chối trừ khi có lý do đặc biệt (Điều 9).Bên cạnh đó, luật còn quy định cụ thể các vấn đề liên quan đến tổ chức và hoạtđộng của trung tâm như: Điều kiện, thủ tục đăng ký thành lập; các điều kiện,tiêu chuẩn hoạt động cơ bản; các hành vi bị cấm; phí dịch vụ; bảo hiểm;.... (từĐiều 12 – 26).

Đểthực hiện việc khuyến khích các hoạt động văn hóa thanh thiếu niên, luật quyđịnh nghĩa vụ hỗ trợ của cơ quan nhà nước cho các hoạt động văn hóa thanh thiếuniên bao gồm:

-Nghĩa vụ hỗ trợ cho các hoạt động văn hóa truyền thống (Điều 62). Theo đó, nhànước và địa phương sẽ tổ chức và thực hiện chính sách để các hoạt động văn hóatruyền thống được xuất hiện  trong cáchoạt động văn hóa thanh thiếu niên.

-Nghĩa vụ hỗ trợ địa điểm (Điều 64). Theo đó, nhà nước và địa phương sẽ hỗ trợtích cực các nhóm hoạt động thanh thiếu niên ở các dạng khác nhau, được tổ chứcvà điều hành theo mô hình tham gia tình nguyện của thanh thiếu niên. Các cơ sở hoạt động thanh thiếu niên sẽ hỗ trợkhông gian thiết bị địa điểm cần thiết cho các hoạt động.

-Nghĩa vụ hỗ trợ hoạt động tình nguyện (Điều 65). Theo đó, nhà nước và địaphương sẽ sắp xếp các cơ sở cần thiết cho hoạt động tình nguyện thanh thiếuniên.

          Bên cạnh đó, để đảm bảo thi hành luật, Điều 66 – 70 quyđịnh các biện pháp xử lý hành chính, hình sự đối với các hành vi vi phạm phápluật trong đảm bảo sự tham gia của thanh thiếu niên. Theo đó, người vi phạm cóthể phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự, phạt tù tối đa 02 năm hoặc phạt tiềntối đa 20 triệu won.

(Còn tiếp)



[2] Lần gần nhất là vào ngày31/5/2010

[3] Lần gần nhất là vào ngày17/5/2010

[4] Lần gần nhất là vào ngày17/5/2010

[5] Lần gần nhất là vào ngày31/12/2013

[6] Lần gần nhất là vào ngày18/1/2010

[7] Lần gần nhất là vào ngày2/3/2016

Cập nhật : 15:28 - 16/12/2020
In trang này Click here to Print it!