Các yếu tố bảo đảm thực thi Công ước Liên hợp quốc về chống tham nhũng tại Việt Nam

Việc thực thi Côngước Liên hợp quốc về chống tham nhũng tại Việt Nam phải được đảm bảo về chínhtrị pháp lý, về trách nhiệm thực thi và sự phối hợp giữa các cơ quan có thẩmquyền, về trách nhiệm và năng lực của đội ngũ cán bộ, công chức, về cơ sở vậtchất kĩ thuật.

 

Côngước Liên hợp quốc về chống tham nhũng là một điều ước quốc tế đa phương do đóviệc thực thi Công ước cũng phải tuân thủ các nguyên tắc cơ bản của điều ướcquốc tế. Trong số các nguyên tắc thực hiện điều ước quốc tế, nguyên tắc bìnhđẳng về chủ quyền giữa các quốc gia và tận tâm, thiện chí thực hiện các cam kếtquốc tế là những nguyên tắc cơ bản quan trọng nhất trong việc thực thi Công ướcLiên hợp quốc về chống tham nhũng.

Đối với Công ướccủa Liên hợp quốc về chống tham nhũng, Việt Nam có nghĩa vụ thực thi, nhưng làthực thi trên cơ sở nội luật hóa các quy định của công ước thành pháp luật ViệtNam. Vấn đề tuân thủ, thực thi công ước ở Việt Nam sẽ phải trải qua các giaiđoạn sau:

- Nội luật hóa cácquy định của công ước;

- Tổchức thực thi các quy định đã nội luật hóa;

- Hợptác với các quốc gia khác trên cơ sở những thỏa thuận song phương hoặc đaphương;

- Đánhgiá kết quả thực hiện công ước.

Việc thực thi Côngước Liên hợp quốc về chống tham nhũng tại Việt Nam phải được đảm bảo về chínhtrị pháp lý, về trách nhiệm thực thi và sự phối hợp giữa các cơ quan có thẩmquyền, về trách nhiệm và năng lực của đội ngũ cán bộ, công chức, về cơ sở vậtchất kĩ thuật. Cụ thể như sau:

1. Bảo đảm về chính trị pháp lý

Để thực thi Côngước, mỗi quốc gia có thể bổ sung, sửa đổi hay xây dựng mới các quy định phápluật của mình trên cơ sở nguyên tắc Hiến pháp và pháp luật của quốc gia. Đồngthời, Công ước khuyến khích các quốc gia đàm phán, ký kết các thỏa thuận tươngtrợ tư pháp song phương hoặc đa phương để thực thi Công ước sau khi phê chuẩn(Điều 59 của Công ước). Trong quan hệ tương trợ tư pháp với các nước khác, Côngước cho phép các quốc gia vận dụng các quy định mang tính "khoá antoàn" của Công ước để từ chối hoặc tạm hoãn thực hiện các yêu cầu tươngtrợ tư pháp (khoản 2 Điều 4).

Pháp luật Việt Namvề cơ bản đã phù hợp với nội dung của Công ước nhưng còn thiếu cụ thể và chưađồng bộ, cần phải sửa đổi, bổ sung, ban hành mới cho phù hợp. Chính vì vậy, yêucầu đặt ra khi thực thi Công ước Liên hợp quốc về chống tham nhũng chính làchuyển hóa, nội luật hóa quy định của Công ước vào pháp luật trong nước, đàmphán, ký kết các thỏa thuận tương trợ tư pháp song phương hoặc đa phương.

Trong khi đó, thựcthi Công ước là một quá trình lâu dài cần có bước đi và lộ trình cụ thể. Nhiềunội dung của Công ước để cập đến các vấn đề cốt lõi của hệ thống pháp luật. Vìvậy, bên cạnh việc nội luật hóa, các văn bản chỉ đạo, quán triệt việc thực thicông ước như Nghị quyết của Ban chấp hành Trung ương Đảng, văn bản của Quốc Hộihoặc Ủy ban Thường vụ Quốc hội là cơ sở pháp lý đóng vai trò quan trọng trongviệc thực thi Công ước tại Việt Nam.

2. Bảo đảm về trách nhiệm thực thi và sự phối hợp giữa các cơquan có thẩm quyền

Trách nhiệm thựcthi Công ước Liên hợp quốc về chống tham nhũng thuộc về nhiều cơ quan, tổ chứccó thẩm quyền. Do đó, sự phối hợp giữa các cơ quan, tổ chức này là cần thiết đểviệc thực thi công ước có hiệu quả. Đặc biệt sự tham gia của lãnh đạo các bộ,ngành, cơ quan trung ương là rất quan trọng, quyết định đến hiệu quả thực thi Côngước. Sự phối hợp này được thực hiện trên cơ sở từng cơ quan triển khai tốtnhiệm vụ của mình, sau đó giữa các cơ quan phải có sự trao đổi, phối hợp thườngxuyên.

Nhiều nội dung phốihợp cần được thực hiện như: giao nhiệm vụ, trách nhiệm rõ ràng, xây dựng cơ chếphối hợp, sơ kết, đánh giá công tác phối hợp định kỳ; chủ động trong việc traođổi, cung cấp thông tin, tài liệu, dữ liệu giữa các cơ quan có chức năng phòng,chống tham nhũng; tham gia đoàn công tác liên ngành để thực hiện kiểm tra, đônđốc, đánh giá; phối hợp triển khai các giải pháp phòng ngừa tham nhũng; traođổi kinh nghiệm, nghiệp vụ...Trách nhiệm phối hợp giữa các cơ quan có thẩmquyền trong việc thực thi Công ước phải đảm bảo các yếu tố:

Một là, thể hiện rõ một trong những nguyên tắc hoạt động của bộ máynhà nước ta là có sự phân công, phối hợp chặt chẽ giữa các quyền lập pháp, hànhpháp, tư pháp và vai trò của Chính phủ, Thanh tra Chính phủ trong quản lý nhànước về phòng, chống tham nhũng trên phạm vi cả nước.

Hai là, mối quan hệ phối hợp phải đảm bảo việc thực hiện các nộidung thực thi Công ước được đồng bộ, thống nhất và thông suốt.

Ba là, tạo cơ sở cho việc phát huy vai trò, trách nhiệm của các cơquan chức năng trong thực thi Công ước gắn kết với việc thực thi chức năng,nhiệm vụ của mình trong phòng, chống tham nhũng. 

Bốn là, tập trung phát huy các nguồn lực nhằm giải quyết có hiệuquả những vấn đề khó khăn, phức tạp trong việc thực thi Công ước mà mỗi cơ quanchức năng không thể đáp ứng hoặc chưa thể đáp ứng trong ngắn hạn.

Năm là, giúp các cơ quan có thẩm quyền có cơ sở để giám sát, đánhgiá trách nhiệm đối với các cơ quan chức năng trong thực thi Công ước, đồngthời cũng giúp cho các hoạt động hỗ trợ kĩ thuật thực thi Công ước đối với ViệtNam nói chung và từng cơ quan chức năng được thuận lợi và phù hợp hơn.

3. Bảo đảm về trách nhiệm và năng lực của đội ngũ cán bộ,công chức

Các đảm bảo về mặtpháp lý giúp hình thành hệ thống các nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan nhànước, của cán bộ, công chức khi tổ chức thực hiện các chức năng, nhiệm vụ củamình. Tuy nhiên, trong quá trình tổ chức triển khai thực hiện, trách nhiệm củacác cơ quan nhà nước, và nhân tố chính là cán bộ, công chức đóng vai trò quantrọng, ảnh hưởng nhiều đến kết quả thực hiện các quy định pháp luật về vấn đềnày. 

Các quy định củaCông ước Liên hợp quốc về phòng chống tham nhũng đề cập rộng rãi đến nhiều khíacạnh, nhiều lĩnh vực cụ thể trong công tác phòng, chống tham nhũng: từ phòngngừa chung, hoàn thiện chính sách, hoàn thiện thể chế, đạo đức công vụ, xungđột lợi ích trong công vụ, bí mật ngân hàng, tình báo tài chính, điều trachung, liên kết điều tra, vận chuyển có kiểm soát, đến thu hồi tài sản do thamnhũng mà có, hợp tác quốc tế vì mục đích thu hồi tài sản… đòi hỏi đội ngũ cánbộ của cơ quan chủ trì và các bộ, ngành hữu quan được giao nhiệm vụ tham mưu tổchức thực thi Công ước phải được tổ chức quy củ, được trang bị kiến thức phápluật trên nhiều lĩnh vực có liên quan và kỹ năng ngoại ngữ đủ mạnh để đáp ứngcác yêu cầu, đòi hỏi trong quá trình thực thi Công ước.
Rào cản về ngôn ngữ, việc thiếu kỹ năng, kinhnghiệm làm việc trong môi trường quốc tế, tiếp cận các thể chế chính trị vàpháp lý khác biệt sẽ là những trở ngại, thách thức đối với cán bộ, công chứccủa Việt Nam khi tham gia các hoạt động trong khuôn khổ thực thi Công ước.

Bởi vậy, việc xâydựng một đội ngũ cán bộ chuyên trách là rất quan trọng, giúp điều phối các hoạtđộng thực thi Công ước như theo dõi, đánh giá thực thi, xây dựng và hoàn thiệnbáo cáo, tham gia vào hoạt động trong khuôn khổ Công ước. Đội ngũ này cần đượctập huấn chuyên sâu về Công ước và các cơ chế thực thi Công ước, được tham giavào các khóa ngoại ngữ để nâng cao khả năng sử dụng tiếng Anh, được đào tạo vềkỹ năng như làm việc theo nhóm.

4. Bảo đảm về cơ sở vật chất, kĩ thuật

Cơ sở vật chất, kĩthuật cũng là một bảo đảm quan trọng để thực thi Công ước có hiệu quả. Khi cơsở vật chất kĩ thuật được hiện đại hóa sẽ tạo điều kiện làm việc tốt cho cánbộ, công chức trong môi trường phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin.Chẳng hạn, các trang thiết bị tin học hiện đại kèm theo việc trao đổi nghiệpvụ, kỹ năng sử dụng sẽ giúp cho hoạt động của các cán bộ được giao nhiệm vụđược hỗ trợ hiệu quả, tăng năng suất làm việc. Hơn nữa, môi trường làm việc vớiquốc tế cũng đòi hỏi phải tận dụng các trang thiết bị công nghệ thông tin hiệnđại để có thể bắt kịp với tốc độ làm việc của các chuyên gia nước ngoài.

Để thực thi Côngước có hiệu quả, không chỉ có cơ sở vật chất cho các cán bộ chuyên trách làmviệc mà còn cần đến cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại cho các cơ quan nhànước nói chung, bởi vì công việc chỉ được triển khai thực hiện tốt khi đội ngũcán bộ, công chức có đủ phương tiện, điều kiện để thực thi nhiệm vụ. Các giảipháp phòng ngừa tham nhũng, thu hồi tài sản, hợp tác quốc tế trong phòng, chốngtham nhũng đều cần đến cơ sở hạ tầng về trang thiết bị, hệ thống thông tin hiệnđại, đồng bộ để có thể triển khai hiệu quả trên thực tế.

 

Tàiliệu tham khảo:

1. Thanh tra Chính phủ, UNDP, "Thực thi công ước Liên hợp Quốc về chốngtham nhũng ở Việt Nam: Những vấn đề lý luận và thực tiễn", NXB Lý luậnchính trị, 2015.

2.Đảm bảo sự tham gia của xã hội trong phòng, chống tham nhũng tại Việt Nam

(https://towardstransparency.vn/dam-bao-su-tham-gia-cua-xa-hoi-trong-phong-chong-tham-nhung-tai-viet-nam/).


Cập nhật : 16:12 - 25/09/2020
In trang này Click here to Print it!