Kỷ nguyên số phá vỡ cách làm truyền thống

Kỷ nguyên số, công nghệ thông tin hay cách mạng 4.0 làm thay đổi hoạtđộng sản xuất, kinh doanh và cả hoạt động chính trị. Từ việc phân tích thay đổinày (trên cả phương diện lợi ích và hạn chế) đối với đại biểu Quốc hội, bàiviết gợi mở cho cơ quan nhà nước, cho đại biểu Quốc hội và cho người dân nhữnggợi ý trong việc truyền tải, thu thập ý kiến cử tri; từ đó đưa ý kiến cử trithành dự thảo chính sách trên nghị trường Quốc hội.

 

Cáchmạng tri thức 72.000 năm trước biến loài người thành Người Thông Minh, cáchmạng nông nghiệp diễn ra 12.000 năm trước, cách mạng công nghiệp 300 năm trướcvà giờ con người đứng trước cuộc cách mạng 4.0 trí tuệ nhân tạo. Mỗi cuộc cáchmạng đều thay đổi phương thức lao động, sản xuất của con người.

Hàngloạt ứng dụng công nghệ mới trong quản lý, kinh doanh; con người ngồi một chỗvẫn tương tác và điều khiển được mọi hoạt động ở khắp nơi trên thế giới. Có thểnói chưa khi nào trong lịch sử nhân loại mà quản lý nhà nước lại đứng trướcthay đổi về nguyên lý, học thuyết quản lý, phương thức vận hành của nền hànhchính như thời đại ngày nay chỉ bởi một yếu tố tưởng chừng không có gì liênquan tới quản lý nhà nước, đó là internet. Việt Nam đã và đang bắt đầu áp dụngcông nghệ thông tin trong quản lý hành chính nhà nước với các chương trìnhChính phủ điện tử.

Tháng 11.1997, VNPT, NetNam, và 3 công ty khác trở thànhnhững nhà cung cấp dịch vụ Internet (ISP) đầu tiên tại Việt Nam. Năm2000 đánh dấu sự phát triển nhanh chóng của internet. Cũng trong năm này, BộChính trị có Chỉ thị 58-CT/TW về đẩy mạnh phát triển và ứng dụng công nghệthông tin phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Chỉ thị nêurõ: “Tin học hóa hoạt động của các cơ quan Đảng và Nhà nước là bộ phận hữucơ quan trọng của cải cách nền hành chính quốc gia, là nhiệm vụ thường xuyêncủa các cơ quan nhằm tăng cường năng lực quản lý, nâng cao năng suất, chấtlượng, hiệu quả”.

Tuy nhiên, thay đổi lớn đến từ Nghị quyết 13-NQ/TW Hộinghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khóa XI năm 2012 đề ra một trong 3trọng tâm cải cách cho cả giai đoạn 10 năm (2010 - 2020) là xây dựngChính phủ điện tử. Nghị quyết 36a/NQ-CP ngày 14.10.2015 là văn bản có tính pháplý đầu tiên, quy định về triển khai Chính phủ điện tử, trong đó xác định nhiệmvụ cho từng bộ, ngành với từng nội dung cụ thể; xác định dịch vụ hành chínhcông theo 4 mức độ.

1. Kỷ nguyên số phá vỡ cách tiếp xúc cử tri truyền thống

- Tiếp xúc cử tri truyền thống

Đạibiểu Quốc hội gắn bó với cử tri thông qua hình thức chủ yếu là tiếp xúc cử trido Ủy ban Mặt trận Tổ quốc đứng ra tổ chức.

Đạibiểu Quốc hội Việt Nam thường tiếp xúc cử tri một năm 4 đợt, theo quy định củapháp luật là trước và sau mỗi kỳ họp Quốc hội. Việc tiếp xúc cử tri diễn ra ởđơn vị bầu cử của đại biểu, nếu ở thành phố lớn như Hà Nội và thành phố Hồ ChíMinh thường là 1 quận, ở các địa phương khác thường là 3-5 huyện. Trung bình 1đại biểu Quốc hội đại diện cho 180.000 người dân.

Mộtđợt tiếp xúc cử tri khoảng 3-5 điểm, ở các xã, phường, thị trấn, mỗi điểmkhoảng 100-200 người. Như vậy, một năm đại biểu Quốc hội tiếp xúc cử tri khoảngdưới 4.000 người. Số lượng người dân có cơ hội gặp mặt đại biểu là rất ít, hiếmkhi cử tri gặp được đại biểu lần thứ hai trong cả nhiệm kỳ 5 năm.

Việctiếp xúc cử tri còn hạn chế hơn nữa khi còn thực tế là “đại biểu kiêm nhiệm, cửtri chuyên nghiệp”, ở mỗi địa bàn dân cư, thường mời cử tri là cán bộ tổ dânphố, đại diện các đoàn thể (Hội phụ nữ, hội người cao tuổi, hội cựu chiến binh…), nên thông tin lắng nghe được từ người dân hạn chế.

Nguyênnhân từ việc phụ thuộc vào Ủy ban Mặt trận tổ quốc tổ chức tiếp xúc, đại biểurất khó tự mình đứng ra tổ chức một buổi tiếp xúc cử tri. Tiền dành cho hoạtđộng của đại biểu Quốc hội không nhiều, đại biểu có khoảng 3.000.000 đồng thuêthư ký hàng tháng (ở một số nước có khoản tiền để đại biểu giữ mối quan hệ vớicử tri thông qua gửi thư, khoản tiền để thuê thư ký, như ở Pháp Thượng nghị sỹđược cấp tiền để có thể thuê 3 thư ký). Có đại biểu ngại, sợ tiếp xúc cử trimột mình, sợ cử tri chất vấn mà không trả lời được, nhất là đại biểu trẻ tuổi,không giữ vị trí lãnh đạo trong hệ thống chính trị, thường thì tiếp xúc cử tricó 2 hoặc 3 đại biểu.

- Kỷ nguyên số với việc đại biểu Quốc hộitiếp xúc cử tri

Khixây dựng Chính phủ điện tử, người ta hay đề cập tới khái niệm Côngdân điện tử, tuy nhiên, chỉ có công dân điện tử chưa đủ mà cần có đạibiểu điện tử.

Trongkỷ nguyên số, đại biểu không chỉ tiếp nhận ý kiến cử tri thông qua cách truyềnthống là qua các cuộc tiếp xúc cử tri mà thông qua nhiều hình thức khác, đạibiểu có thể tương tác với cử tri không trực tiếp.

Tiếpxúc cử tri qua các mạng xã hội (social network) là hình thức điển hình của kỷnguyên số, đại biểu tạo ra một nick, một tài khoản, công khai hoặc ẩn danh.Định nghĩa: “Mạng xã hội là hệ thống thông tin cung cấp cho cộng đồng người sửdụng mạng các dịch vụ lưu trữ, cung cấp, sử dụng, tìm kiếm, chia sẻ và trao đổithông tin với nhau, bao gồm dịch vụ tạo trang thông tin điện tử cá nhân, diễnđàn (forum), trò chuyện (chat) trực tuyến, chia sẻ âm thanh, hình ảnh và cáchình thức dịch vụ tương tự khác. Ưu điểm của hình thức tiếp xúc này là tiếp xúcđược với nhiều cử tri trên cả nước, không chỉ là cử tri nơi bầu ra mình,facebook của những người nổi tiếng có thể tới hàng trăm nghìn, hàng triệu ngườitheo dõi. Đại biểu có thời gian suy nghĩ, tìm sự trợ giúp khi tương tác. Khôngnhất thiết phải trực tiếp điều hành tài khoản xã hội mà có thể giao cho thư kýgiúp việc. Chi phí quản lý thấp.

Dựatrên cách thức tương tác, có hai loại hình mạng xã hội mà đại biểu Quốc hội cóthể sử dụng, đó là:

+Trang thông tin điện tử cá nhân. Đại biểu lập trang thông tin điện tử cá nhânđể tương tác với các cá nhân khác. Mạng xã hội thông dụng ở Việt Nam hiện naylà Facebook và Zalo (mạng xã hội chủ yếu người Việt Nam sử dụng với 80 triệutài khoản).

Ví dụmạng xã hội thông dụng ở Việt Nam là facebook, đây là một kênh tương tác hữudụng giữa đại biểu và cử tri. Một ví dụ về ông Trần Hữu Hậu, Bí thư thành ủyTây Ninh (tỉnh Tây Ninh) sử dụng facebook để lắng nghe ý kiến cử tri, đối thoạivới dân: Tôi chỉ việc ngồi một chỗ nhưngtừ phản ánh của bà con lại nắm được rất nhiều tình hình. Từ hang cùng ngõ hẻm,bà con có phát hiện chuyện gì thì cũng gửi cho tôi và sự việc có phức tạp, bứcxúc, khó khăn thì bà con mới yêu cầu giải quyết. Điều mà tôi được đầu tiên làtiếp nhận thông tin và thực sự chúng ta xây dựng một hệ thống chính quyền thựcsự vì dân thì phải giải quyết cho được những bức xúc nhỏ nhất của người dân.Cho nên nắm được những bức xúc của người dân để giải quyết kịp thời đó là điềuquan trọng để lấy được lòng tin đối với dân, xây dựng một xã hội tốt đẹp….Tôi thấy Facebook chính là một kênh thôngtin tốt và chính quyền nên có. Qua đây có thể chuyển tải được những vấn đềchính quyền muốn nói với dân và tiếp thu những vấn đề dân phản ánh với chínhquyền[1].

Mọigiao tiếp đều được lưu trữ trên trang facebook cá nhân. Trang tin công khaidanh tính của đại biểu. Đại biểu cần có dũng khí khi sử dụng mạng xã hội đểtiếp nhận ý kiến cử tri. Đại biểu Quốc hội Nguyễn Lân Hiếu, khi trả lời phỏngvấn báo chí đã nói rằng: “Việc tôi sửdụng trang facebook cá nhân để tương tác với cử tri … là một phương tiện cầnthiết và hữu ích để thực hiện nhiệm vụ của một ĐBQH. Tùy theo hoàn cảnh mỗi đấtnước, mỗi xã hội, nghị sĩ, chính trị gia cần truyền tải ý tưởng của mình đốivới cử tri, nhân dân thì phải chọn phương tiện gì nhân dân sử dụng nhiều nhất. …Nếu bằng những kênh thông tin này mà chúng ta có thể truyền đạt chính sách vàgiúp người người dân hiểu rõ những thông tin không chính thống được phát ra từnhững nguồn khác trên mạng xã hội, thì tôi thấy không có lý do gì chúng ta lạiphải e ngại nó!”[2]

Đểchuẩn bị cho kỳ họp Hội đồng nhân dân, đại biểu Hội đồng nhân dân thành phố HàNội, Đỗ Thùy Dương đã từng đưa lên facebook mình “Nhà mình cho Dương xin phản hồi về hành vi, thái độ ứng xử trong dịchvụ công của Hà Nội năm 2017” để lắng nghe ý kiến của cử tri và tổng số có111 lượt bình luận.

 Một quan chức chính trị cấp huyện, đại biểuHội đồng nhân dân thành phố hay Bộ trưởng Bộ Y tế Trần Thị Kim Tiến làm đượcviệc giao tiếp với người dân qua facebook thì đại biểu Quốc hội cũng có thể làmđược.

+ Diễnđàn. Đại biểu vào một diễn đàn công khai (ví dụ như otofun, webtretho … để lậpnick. Việc lập nick có thể công khai danh tính hoặc không công khai danh tính.Đại biểu có thể chủ động mở đề tài thảo luận hoặc tham gia vào một đề tài thảoluận có sẵn trên diễn đàn để trao đổi, lắng nghe. Phương pháp này thì vai tròcá nhân bị lu mờ hơn so với sử dụng trang thông tin điện tử cá nhân (facebook,zalo…), các thành viên khác phản ánh với đại biểu nội dung hẹp (theo nội dungthảo luận) tuy nhiên, đại biểu lắng nghe được nhiều ý kiến chuyên sâu, thảoluận trao đổi kỹ càng hơn về một vấn đề.

Vớicách tiếp xúc cử tri này, đại biểu không còn phụ thuộc vào việc gặp gỡ cử trivào thời điểm định sẵn, mà tiếp xúc được với cử tri 24 giờ/7 ngày, cử tri phản ánh được tới đại biểu bất kỳ lúc nào màkhông phải đợi đến dịp (mà chưa biết khi nào mới có dịp đại biểu về địa phươngmình tổ chức buổi tiếp xúc cử tri); đại biểu lắng nghe được cử tri ở mọi miềnđất nước đúng theo quy định của Luật tổ chức Quốc hội “đại biểu không chỉ đạidiện cho cử tri nơi bầu ra mình mà còn đại diện cho cử tri cả nước”. Chi phí bỏra cho việc tiếp xúc cử tri là không đáng kể. 

Tuynhiên, qua khảo sát, chưa thấy có đại biểu nào lập trang thông tin điện tử vớidanh nghĩa đại biểu Quốc hội hay đại biểu Hội đồng nhân dân để lắng nghe ýkiến, kiến nghị của cử tri, nếu có thì chỉ là một vài khảo sát trong số nhữngtin đăng trên trang thông tin điện tử cá nhân, facebook riêng.


2. Kỷ nguyên số làm thay đổi cách chuyển ýkiến cử tri thành chính sách

Đạibiểu tham gia việc ban hành chính sách thông qua các hình thức:

- Trựctiếp xây dựng chính sách: Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật đã quy địnhquyền trình sáng kiến luật, trình dự thảo luật của đại biểu Quốc hội.

- Thamgia vào quy trình xây dựng chính sách: phát biểu ý kiến tại Quốc hội khi Quốchội xem xét thông qua các dự án luật, quyết định quan trọng của đất nước.

- Kiếnnghị với Quốc hội về việc sửa đổi chính sách.

- Kiếnnghị với Chính phủ về việc trình Quốc hội ban hành chính sách

Cóquan điểm phổ biến cho rằng, hoạt động phân tích chính sách và hoạch định chínhsách chủ yếu diễn ra, hay được thực hiện bởi Chính phủ. Một số lý do là cơ quanChính phủ trực tiếp điều hành, thực thi chính sách nên có nhiều kinh nghiệm, cónguồn lực, phát hiện ra vấn đề cần hoàn thiện; Chính phủ, các bộ ngành thườnglà nơi khởi điểm đề xuất và trực tiếp xây dựng các dự thảo luật, pháp lệnh.

Vềviệc trình sáng kiến luật, để hỗ trợ đại biểu thì Luật giao cho Viện Nghiên cứulập pháp– một cơ quan của Ủy ban Thường vụ Quốc hội – có trách nhiệm giúp đạibiểu. Tuy nhiên, để ban hành được một chính sách, một đạo luật là khó khăn vàphức tạp. Đến nay, mới có đại biểu Trần Thị Quốc Khánh người theo đuổi sángkiến pháp luật – Luật hành chính công – qua hai nhiệm kỳ Quốc hội XIII và XIVnhưng khi đưa ra Quốc hội cũng bị bác bỏ.

Quốchội cũng hiếm khi tự mình làm luật. Ngoài luật về hoạt động của chính Quốc hội(Luật tổ chức Quốc hội, Luật bầu cử đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân …)thì đến nay, Quốc hội duy nhất một lần tự mình làm luật là vào năm 2005, Ủy bankhoa học – công nghệ và môi trường của Quốc hội trình dự án Luật giao dịch điệntử và được Quốc hội thông qua.

Đưa raví dụ thực tiễn nêu trên để nói đến việc đại biểu Quốc hội chọn phương pháp phùhợp với khả năng và điều kiện thực tế, đó là tham gia vào quá trình ban hànhchính sách của Quốc hội để đề xuất những chính sách nhỏ trong hệ thống chínhsách lớn.

Ví dụ:Phát biểu giải trình và tiếp thu ý kiến của các Đại biểu Quốc hội sáng này 6/7/2017về vấn đề xử lý nợ xấu trong dự thảo Nghị quyết xử lý nợ xấu, Thống đốc Ngânhàng Nhà nước Lê Minh Hưng cho biết sẽ tiếp thu các ý kiến của đại biểu để bổsung vào dự thảo, trong đó có nguyên tắc xử lý nợ xấu không dùng ngân sách Nhànước.

Xácđịnh được khả năng đề xuất chính sách (toàn bộ chính sách – 1 dự án luật, haymột chính sách trong hệ thống chính sách do Chính phủ trình) từ đó có phươngpháp, cách thức để đề xuất chính sách phù hợp.

Bêncạnh khả năng thực tiễn khách quan của việc đề xuất chính sách thì cũng còn cónguyên nhân chủ quan từ đại biểu Quốc hội. Một câu hỏi nhiều nhiệm kỳ  Quốc hội chưa có lời giải thỏa đáng, đó làlựa chọn giữa cơ cấu và chất lượng đại biểu Quốc hội. Chính vì vậy, còn cónhững đại biểu rất trẻ, khi trúng cử mới 24 tuổi (Quốc hội khóa XIV đại biểutốt nghiệp đại học sư phạm, khi ứng cử có nghề nghiệp là nông dân[1], Quốchội khóa XII đại biểu tốt nghiệp đại  họcLuật, khi ứng cử mới tốt nghiệp đại học), rõ ràng, với những đại biểu chưa cókinh nghiệm thực tiễn thì việc chuyển tải ý kiến cử tri thành đề xuất chínhsách là khó khăn.  

Cơ chếđể giúp đại biểu chuyển tải ý kiến cử tri thành chính sách là từ kinh nghiệm,kiến thức của mỗi đại biểu; từ việc tham khảo ý kiến chuyên gia (hiện nay mỗiđại biểu được cấp 50 triệu đồng để thuê chuyên gia/năm).

Thôngthường, qua tiếp xúc cử tri, đại biểu lắng nghe được một vài ý kiến cử tri,nhưng vấn đề cử tri nêu ra có tính đặc thù ở địa phương hay tính phổ biến ởnhiều địa phương trên cả nước, đại biểu khó có cơ chế kiểm tra nếu không sửdụng công nghệ internet để tìm kiếm, tham khảo.


Tham khảo:

1. https://vov.vn/chinh-tri/bi-thu-thanh-uy-dung-facebook-de-doi-thoai-voi-dan-592186.vov

2.https://m.nongnghiep.vn/nghi-truong-khong-phai-showbiz-mong-cac-nha-bao-dung-lam-bien-dang-phat-ngon-cua-chung-toi-post220784.html

3. Nguồn Trang thông tin của Hội đồng bầu cử Quốc gia,

http://hoidongbaucu.quochoi.vn/bau-cu-quoc-hoi/khoa-xiv/Pages/danh-sach-nguoi-ung-cu.aspx?ItemID=6487



Cập nhật : 15:24 - 25/09/2020
In trang này Click here to Print it!