SỬ DỤNG CHỈ SỐ PCI TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH KIÊN GIANG



Trên cơ sở kết quả công bố chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam; HĐND tỉnh Kiên Giang nhận định rõ hơn về chỉ số PCI, qua đó khai thác sử dụng chỉ số này trong hoạt động của mình, trong việc xây dựng ban hành Nghị quyết, chính sách phát triển kinh tế ở địa phương, trong hoạt động giám sát khảo sát; trong công tác thẩm tra; trong hoạt động chất vấn, thảo luận và các nội dung khác có liên quan.

I.TÌNH HÌNH CHUNG:
Những năm qua, với quyết tâm thực hiện có hiệu quả NQ của Chính phủ về nâng cao chất lượng điều hành kinh tế, Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh đã quan tâm, tập trung chỉ đạo các sở ngành và địa phương không ngừng cải cách thủ tục hành chính nhất là trên lĩnh vực đầu tư, đăng ký kinh doanh, đất đai, xây dựng, thuế nhằm cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh.

Tỉnh ủy Kiên Giang đã ban hành Chương trình hành động số 29-CTr /TU ngày 21/8/2017 thực hiện Nghị quyết số 10/NQ-TW ngày 3/6/2017 Hội nghị lần thứ 5 BCHTW khóa 12 về Phát triển kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng của nền thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

UBND tỉnh xây dựng Kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 19-2018/NQ-CP ngày 15/5/2018, của Chính phủ về tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2018 và những năm tiếp theo. Theo đó chỉ đạo cụ thể từng sở, ngành và các địa phương triển khai thực hiện
Trên cơ sở công bố chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam; HĐND tỉnh nhận định rõ hơn về chỉ số PCI, qua đó khai thác sử dụng chỉ số này trong hoạt động của mình, trong việc xây dựng ban hành Nghị quyết, chính sách phát triển kinh tế ở địa phương, trong hoạt động giám sát khảo sát; trong công tác thẩm tra; trong hoạt động chất vấn, thảo luận và các nội dung khác có liên quan.

II. NGHIÊN CỨU KHAI THÁC CHỈ SỐ PCI TRONG HOẠT ĐỘNG HĐND
Trong xây dựng ban hành Nghị quyết, chính sách: 
Hàng năm HĐND ban hành Nghị quyết về kinh tế xã hội đều có nhắc đến các giải pháp về cải cách thủ tục hành chính, đăng ký kinh doanh, thuế… nhằm cải thiện môi trường đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh ( PCI ) “Tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh, nhất là các lĩnh vực có tiềm năng lợi thế: tăng cường theo dõi, tháo gỡ khó khăn cho DN trong sản xuất kinh doanh, triển khai các giải pháp hỗ trợ các doanh nghiệp khởi nghiệp, các doanh nghiệp vừa và nhỏ, hộ kinh doanh cá thể, tạo môi trường kinh doang bình đẳng lành mạnh. Đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường xuất khẩu các sản phẩm chủ lực của tỉnh; tích cực huy động tối đa các nguồn lực, tạo mọi điều kiện thuận lợi để thu hút đầu tư từ các thành phần kinh tế để đầu tư kết cấu hạ tầng đồng bộ. Nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực… Tiếp tục đẩy mạnh triển khai thực hiện kế hoạch cải cách hành chính. Rà soát phát hiện các quy định, thủ tục hành chính rườm rà, không cần thiết để kịp thời sửa đổi bổ sung theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cấp có thẩm quyền sửa đổi. Đưa vào hoạt động Trung tâm hành chính công của tỉnh.” (Trích NQ về nhiệm vụ phát triển kinh tế- xã hội năm 2018 của HĐND tỉnh Kiên Giang)

Năm 2016 ban hành NQ về đào tạo nghề cho lao động nông thôn góp phần xây dựng đội ngũ lao động có tay nghề cao,  
Năm 2017 ban hành NQ về phát triển nguồn nhân lực tỉnh Kiên giang 
Năm 2016 ban hành NQ số 61/2016-HĐND về điều chỉnh quy hoạch phát triển nông nghiệp- nông thôn gắn với tái cơ cấu lại ngành nông ngiệp tỉnh Kiên Giang đến năm 2020 và định hướng đến năm 2013. Theo đó đề ra nhiều giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp như: Tỉnh sẽ xúc tiến thương mại mở rộng thị trường tiêu thụ nông sản, xây dựng thương hiệu, quản lý chất lượng sản phẩm; Rà soát, điều chỉnh, bổ sung hệ thống cơ chế chính sách ưu tiên đầu tư cho nông nghiệp- nông thôn, tập trung nghiên cứu áp dụng cơ chế chính sách ưu đãi về giá cho thuê đất, thuế, hỗ trợ giải phóng mặt bằng, phương thức đổi đất lấy hạ tầng để khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Có chính sách hỗ trợ bằng nguồn vốn tính dụng ưu đãi của nhà đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn… 
Năm 2018 ban hành Nghị quyết về Chương trình việc làm tỉnh Kiên Giang giai đoạn 2018-2020.

Trong hoạt động giám sát khảo sát: phân tích các chỉ số PCI để lựa chọn vấn đề giám sát
Năm 2017 Ban Pháp chế đã tiến hành giám sát về cải cách thủ tục hành chính tại một số sở ngành và địa phương  kết quả cho thấy TTHC được công bố, công khai và niêm yết theo quy định và hàng năm đều được rà soát, kiểm soát từng bước cắt giảm, rút ngắn thời gian giải quyết như hộ tịch, cấp giấy phép kinh doanh, thủ tục đăng ký biến động về sử dụng đất, xác nhận về việc sử dụng đất nông nghiệp; Cơ chế một cửa một cửa liên thông có hiệu quả như Sở Tài nguyên và Môi trường ủy quyền cho Văn phòng đăng ký đất đai thực hiện một số nhiệm vụ thuộc thẩm quyền của Sở; xây dựng quy chế phối hợp giữa các cơ quan thực hiện TTHC liên thông để đảm bảo sự thông suốt trong luân chuyển hồ sơ… Đồng thời có những kiến nghị đến UBND tỉnh chỉ đạo các Sở ban ngành cấp tỉnh, địa phương tiếp tục rà soát, xây dựng quy trình giải quyết TTHC nội bộ khoa học đảm bảo nhanh gọn, thuận tiện, rút ngắn thời gian thực hiện cho tổ chức, cá nhân. Không được đặt thêm thành phần hồ sơ yêu cầu điều kiện ngoài quy định đã được cơ quan có thẩm quyền đã công bố;  kiến nghị xây dựng lực lượng CBCCVC có trình độ chuyên môn nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu phục vụ góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ quan nhà nước trong công tác cải cách thủ tục hành chính.

Thường thực HĐND giám sát tình hình triển khai NQ 61 của HĐND tỉnh về điều chỉnh quy hoạch phát triển nông nghiệp nông thôn gắn cơ cấu lại ngành nông nghiệp tỉnh Kiên Giang đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030. và Thường trực HĐND có thông báo kết luận trong đó đánh giá ngững mặt làm được, chưa được và đề nghị UBND khẩn trương xây dựng và trình HĐND ban hành các cơ chế chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn theo thẩm quyền được quy định tại Nghị định số 57 /2018/ NĐ-CP  ngày 3/9/2018 của Chính phủ và Quyết định 1203/QĐ-TTg ngày 18/9/2018 của Thủ tướng chính phủ về Kế hoạch hành động thực hiện NQ 57 của Chính phủ, và các quy định pháp luật có liên quan.

Trong thẩm tra, chất vấn tại kỳ họp: 
Trong báo cáo thẩm tra của Ban kinh tế - ngân sách tại kỳ họp giữa năm 2018 có đặt vấn đề yêu cầu Chủ tịch UBND tỉnh giải trình tại sao chỉ số PCI của tỉnh giảm xuống hạng 20 và giải pháp gì để nâng cao chỉ số nàỳ
Trong thảo luận tổ nhiều đại biểu căn cứ vào các chỉ số thành phần của PCI để đặt vấn đề…
Và một số đại biểu đạt câu hỏi chất vấn có liên quan đến chỉ số PCI
Tuy nhiên HĐND tỉnh chưa ban hành nghị quyết chuyên đề về toàn bộ chỉ số PCI, số đại biểu khai thác sử dụng chỉ số PCI chưa nhiều chủ yếu là đại biểu chuyên trách; chưa thực hiện phiên giải trình về nội dung này…

Hiệu quả chung của các hoạt động của HĐND đối với chỉ đạo, điều hành của UBND tỉnh:
Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, tỉnh ủy, các đề xuất kiến nghị của HĐND liên quan đến chỉ số PCI, UBND tỉnh chỉ đạo điều hành kinh tế- xã hội năm 2018 có nhiều chuyển biến tích cực và đạt những kết quả quan trọng toàn toàn diện trên các lĩnh vực. Kinh tế tăng trưởng vượt kế hoạch nhiều chỉ tiêu đạt và vượt so cùng kỳ. Xuất khẩu tăng cao so kế hoạch như giầy da, gạo. Cải cách hành chính, môi trường kinh doanh, thu hút vốn đầu tư gần đạt kế hoạch. Thị trường bình ổn nguồn hàng hóa trên địa bàn tỉnh khá dồi dào phong phú đáp ứng nhu cầu tiêu dùng. Lĩnh vực văn hóa có nhiều tiến bộ; an ninh quốc phòng được tăng cường …
Tuy nhiên chỉ số năng lực cạnh tranh của tỉnh tăng điểm nhưng bị sụt giảm thứ hạng, chỉ số cải cách hành chính tăng chậm.
UBND tỉnh đã xây dựng Kế hoạch hành động nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh với mục đích và yêu cầu rất cụ thể là tiếp tục duy trì những chỉ số thành phần tăng điểm và có thứ hạng tốt, quyết tâm cải thiện những chỉ số tụt hạng, phấn đấu tăng điểm từng chỉ số và tổng điểm PCI năm 2018. Thông qua theo dõi kết quả PCI để đánh giá công tác cải cách hành chính, chất lượng phục vụ công tác CCHC đội ngũ CBCCVC nhằm cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh và nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh.

UBND tỉnh đã đề ra nhiệm vụ và giải pháp và thực hiện đối với từng chỉ số thành phần PCI:
Đối với chỉ số gia nhập thị trường:
Niêm yết công khai thủ tục đăng ký doanh nghiệp tai bộ phận một cửa và hướng dẫn các thủ tục rõ ràng, đầy đủ; bố trí cán bộ có chuyên môn, nhiệt tình thân thiện, ứng dụng công nghệ thông tin tốt.
Thường xuyên đăng tải danh sách doanh nghiệp đăng ký mới, DN giải thể, các dự án đầu tư chậm triển khai hoạt động, dự án đầu tư bị thu hồi và ngưng hoạt động lên các trang thông tin điện tử có liên quan của tỉnh. 
Nghiên cứu xây dựng quy trình, cắt giảm thời gian giải quyết thủ tục hành chính về đầu tư đúng quy định.
Đối với chỉ số tiếp cận đất đai:
Nghiên cứu bãi bỏ hồ sơ không cần thiết, đơn giản hóa nội dung hồ sơ, đơn giản hóa thủ tục hành chính, thực hiện kết nối điện tử liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giao đất, cho thuê đất, đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận sở hữu công trình xây dựng với các thủ tục xác định nghĩa vụ tài chính về đất đai
Tiếp tục cải thiện, nâng cao tính minh bạch về đất đai.
Đối với chỉ số chi phí thời gian:
Tăng cường kiểm tra thời hạn giải quyết TTHC đảm bảo không để xảy ra tình trạng chậm trễ, công khai giải quyết việc giải quyết TTHC trên các phương tiện thông tin của tỉnh;
Đối với chỉ số chi phí không chính thức:
Thực hiện kiểm tra theo hướng lồng ghép, phối hợp và kế thừa kết quả hoạt dộng giữa các cơ quan.
Thường xuyên rà soát, cập nhật, công khai kế hoạch thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp để tránh trùng lắp, chồng chéo; đảm bảo nguyên tắc không thanh tra, kiểm tra quá 1 lần/doanh nghiệp/năm; không thanh tra, kiểm tra khi không có căn cứ theo quy định pháp luật.
Xây dựng các kênh phát hiện thông tin, tiếp nhận ý kiến phản hồi của doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế về tố cáo hành vi nhũng nhiễu và có cơ chế kiểm tra, giám sát chặt chẽ nhằm kiểm soát, ngăn chặn kịp thời hành vi có biểu hiện nhũng nhiễu, gây khó khăn cho doanh nghiệp.
Đối với chỉ số cạnh tranh bình đẳng:
Tạo điều kiện và môi trường cạnh tranh bình đăng giữa các loại hình doanh nghiệp.
Nâng cao chất lượng tư vấn, hướng dẫn thủ tục cho doanh nghiệp; thường xuyên rà soát chính sách liên quan đến khu vực tư nhân để đề ra giải pháp cụ thể thiết thực nhằm hỗ trợ thúc đẩy khối doanh nghiệp tư nhân phát triển.
Đối với chỉ số dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp:
Đẩy mạnh xúc tiến thương mại, tìm kiếm đối tác kinh doanh, đổi mới công nghệ.Nâng cao chất lượng, hiệu quả các hội chợ, triển lãm giúp doanh nghiệp quảng bà sản phẩm, xác định đúng nhu cầu thị trường. Tăng cường chất lượng dịch vụ hỗ trợ có liên quan.
Đối với chỉ số thiết chế pháp lý và an ninh trật tự:
Phát triển năng lực cán bộ tư vấn pháp luật chuyên sâu về kinh tế thương mại trên địa bàn tỉnh tham gia hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp. Tăng cường gặp gỡ doanh nghiệp, hỗ ttợ pháp lý trên địa bàn tỉnh để có giải pháp hỗ trợ kịp thời, hiệu quả.
Đối với chỉ số minh bạch:
Đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền về chính quyền điện tử, hệ thống thông tin cung cấp dịch vụ công trực tuyến; tạo điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp tiếp cận, sử dụng, hướng đến mục tiêu công khai, minh bạch hiệu quả và tiết kiệm trong quá trình tiếp nhận, xử lý và trả kết quả gải quyết thủ tục hành chính thông qua các ứng dụng công nghệ thông tin.
Đối với chỉ số tính năng động của chính quyền:
Nghiên cứu cắt giảm TTHC và đa dạng hình thức công khai các TTHC để nhà đầu tư, doanh nghiệp biết, thực hiện;nâng cao hiệu quả hoạt động của cổng thông tin điện tử tỉnh, đảm bảo việc tra cứu đễ dàng thuận tiện.
Kiểm tra việc thự cthi ở địa phương về các giải pháp, chính sách hỗ trợ đối với doanh nghiệp, nhà đầu tư của tỉnh…
Đối với chỉ số đào tạo lao động:
Tăng cường quản lý, giám sát việc sử dụng lao động của DN nhất là DN có vốm đầu tư nước ngoài, tránh ảnh hưởng đến quyền lợi người lao động. Nghiên cứu đề ra cơ chế, chính sách hỗ trợ cho tuyển dụng lao động đối với các dự án thuộc lĩnh vực, ngành nghề khuyến khích đầu tư vào tỉnh.
Xây dựng cá cthủ tục và điều kiện thành lập, hoạt động đối với các tổ chức đào tạo nghề ngoài công lập, đề ra các giải pháp hỗ trợ, tạo thuận lợi cho khu vực tư nhân trong và ngoài nước, các tổ chức xã hội tham gia đào tạo nghề nghiệp
Định hướng khai thác chỉ số PCI trong hoạt động của HĐND: 
Tiếp tục đưa các nội dung liên quan đến chỉ số PCI vào Nghị quyết phát triển kinh tế xã hội của HĐND hàng năm nhưng cụ thể hơn.
Các đại biểu HĐND nhất là chuyên trách nghiên cứu, khai thác sử dụng các chỉ số thành phần PCI trong hoạt động thẩm tra, chất vấn, thảo luận.
Nghiên cứu các chỉ số PCI hoặc Kế hoạch thực hiện cải cách năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của UBND tỉnh để xác định nội dung giám sát hoặc khảo sát.

Đề xuất: 
1. Để có nhiều đại biểu HĐND hiểu rõ hơn về chỉ số PCI cũng như cách khai thác sử dụng trong hoạt động của mình đề nghị BTC mở rộng thành phần tham dự các Hội thảo có liên quan đến chỉ số PCI (hiện nay chỉ mời Thường trực và Ban Kinh tế- Ngân sách, Ban pháp chế, Văn phòng). Hoặc lồng ghép nội dung hướng dẫn sử dụng chỉ số PCI trong các tập huấn nhiệm vụ cho đại biểu dân cử.
2. Đề nghị Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam cung cấp thông tin cho Hội đồng nhân dân sớm hơn các dữ liệu về chỉ số PCI để chủ động khai thác và sử dụng.

Cập nhật : 15:18 - 27/12/2019
In trang này Click here to Print it!