NHỮNG NGÀY THÁNG ĐẦU TIÊN CỦA BAN CÔNG TÁC ĐẠI BIỂU VÀ KỈ NIỆM CÔNG TÁC ĐÁNG NHỚ
Cập nhật : 10:42 - 10/02/2023
                                                          
Đồng chí Phạm Ngọc Thiện, 
                                                           Nguyên Phó Trưởng Ban Công tác đại biểu, 
                                                          Đại biểu Quốc hội chuyên trách khóa X, XI

Được thành lập từ ngày 17/3/2023 theo Nghị quyết số 368/2003/NQ-UBTVQH11 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Ban Công tác đại biểu đã trải qua 20 năm hoạt động đầy vinh dự, tự hào với vai trò là cầu nối của Quốc hội với các Đoàn đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; là đầu mối giữ mối liên hệ giữa Chủ tịch Quốc hội với các đại biểu Quốc hội.
Tính đến nay, Ban Công tác đại biểu đã trải qua 5 thế hệ Lãnh đạo: Trưởng Ban đầu tiên là đồng chí Trương Quang Được, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Quốc hội. Các đồng chí Trưởng Ban tiếp theo: đồng chí Phạm Minh Tuyên; đồng chí Nguyễn Thị Nương; đồng chí Trần Văn Túy và đồng chí Nguyễn Thị Thanh đều là Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Phó Trưởng Ban Tổ chức Trung ương. Với bề dày kinh nghiệm công tác phong phú, trưởng thành từ thực tiễn, với tinh thần tâm huyết, trách nhiệm cao, các đồng chí Trưởng Ban và tập thể Lãnh đạo Ban qua mỗi thời kỳ đã góp phần quan trọng trong sự phát triển ngày càng trưởng thành hơn của Ban Công tác đại biểu. Điều đó thể hiện rõ nét thông qua công tác chỉ đạo, điều hành và chất lượng tham mưu của Ban Công tác đại biểu ngày càng chuyên nghiệp, hiệu quả và thực chất hơn. Hình ảnh của Ban Công tác đại biểu trong hoạt động của Quốc hội ngày càng đậm nét và dành được nhiều tình cảm tốt đẹp của các cơ quan hữu quan, của cử tri và Nhân dân. 
       Tập thể Lãnh đạo Ban Công tác đại biểu dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của đồng chí Trưởng Ban đã phát huy tinh thần đoàn kết, đổi mới, chủ động, sáng tạo, không ngừng nỗ lực, khắc phục khó khăn để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao với khối lượng công việc ngày càng nhiều, trong đó có nhiều nhiệm vụ chính trị có phạm vi ảnh hưởng rộng khắp đến tất cả các tỉnh, thành phố trong cả nước, đó là: tham mưu phục vụ công tác bầu cử đại biểu Quốc hội và bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp; bầu, phê chuẩn các chức danh lãnh đạo cấp cao của Nhà nước; hướng dẫn hoạt động của Đoàn đại biểu Quốc hội và đại biểu Quốc hội; theo dõi, báo cáo về tình hình tổ chức và hoạt động của Đoàn đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh; quy định, hướng dẫn về việc thực hiện nhiệm vụ đại biểu, chế độ, chính sách và các điều kiện bảo đảm khác đối với đại biểu Quốc hội; bồi dưỡng đại biểu dân cử và nhiều nhiệm vụ quan trọng khác nữa.
        Là một trong những lãnh đạo Ban từ ngày đầu thành lập, tôi xin chia sẻ một số kỉ niệm khó quên về những ngày tháng đầu tiên của Ban Công tác đại biểu:
Tôi còn nhớ ngay sau ngày thành lập Ban, đồng chí Trương Quang Được, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Quốc hội, Trưởng Ban đã họp Lãnh đạo Ban để thông qua Quy chế làm việc của Ban và phân công công tác cụ thể cho các đồng chí Phó Trưởng Ban. Cuộc họp diễn ra ngay tại phòng làm việc của đồng chí Phó Chủ tịch Quốc hội, Trưởng Ban. Đồng chí Vụ trưởng Vụ Công tác đại biểu cũng được mời dự họp để quán triệt ý kiến chỉ đạo của Trưởng Ban với Vụ Công tác đại biểu. Tôi được Trưởng Ban phân công cho hai nhiệm vụ chính là: trực tiếp chỉ đạo Vụ Công tác đại biểu và tăng cường mối quan hệ với Hội đồng nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Ngày đó, Vụ Công tác đại biểu còn làm việc ở trụ sở 35 Ngô Quyền, quận Hoàn Kiếm. Là đại biểu Quốc hội khóa XI chuyên trách công tác dân nguyện được phân công về Ban Công tác đại biểu, tôi rất vui vì được cán bộ, công chức trong Vụ Công tác đại biểu chân thành, cởi mở giúp đỡ trong công việc. Khi đó, anh Nguyễn Văn Nhận là Vụ trưởng. Các anh chị: Trần Văn Tám, Khúc Bảo Túy, Trịnh Sao Mai là Phó Vụ trưởng cùng tập thể hơn 10 cán bộ, công chức trong Vụ. Anh Nguyễn Văn Nhận, Vụ trưởng là đại biểu Quốc hội khóa IX, có nhiều năm làm đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh nên có chuyên môn sâu, tính tình điềm đạm, có năng lực bao quát công việc và có sức thuyết phục khi phân công công việc cho chuyên viên. Các đồng chí Phó Vụ trưởng và nhiều cán bộ, công chức trong Vụ cũng có chuyên môn sâu về lĩnh vực được phân công nên được Lãnh đạo Ban yên tâm, tin tưởng khi giao việc. Đó là những khởi đầu thuận lợi của Ban Công tác đại biểu những ngày tháng đầu tiên khi mới thành lập.
Sau khi ổn định nhân sự và công việc của Vụ, tôi thường cùng đồng chí Vụ trưởng Nguyễn Văn Nhận, đồng chí Phó Vụ trưởng Trịnh Sao Mai và chuyên viên Nguyễn Hải Long  theo dõi mảng Hội đồng nhân dân đi thực tế tại nhiều địa phương ở khu vực miền núi phía Bắc, đồng bằng sông Hồng, miền Trung, Tây Nguyên, đồng bằng Nam Bộ để nắm tình hình hoạt động của Hội đồng nhân dân. Khi thì chúng tôi dự kỳ họp của Hội đồng nhân dân tỉnh, huyện; có khi đến làm việc với Thường trực Hội đồng nhân dân để nghe về hoạt động của đại biểu, của Thường trực Hội đồng nhân dân, tìm hiểu nguyên nhân những khó khăn, vướng mắc cần được xem xét, tháo gỡ. Qua những lần đi thực tế, chúng tôi tập hợp các ý kiến, kiến nghị của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương để báo cáo Trưởng Ban và trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến. Trong số nhiều ý kiến, kiến nghị, vấn đề bức xúc nhất khi đó là cần sớm sửa đổi Quy chế hoạt động của Hội đồng nhân dân các cấp được ban hành từ năm 1996. 
Được đồng chí Trưởng Ban chỉ đạo, chúng tôi lập Tờ trình và xây dựng Kế hoạch đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho sửa đổi Quy chế hoạt động Hội đồng nhân dân phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ mới và thực tế ở các địa phương. Sau nhiều lần chỉnh sửa, lấy ý kiến của Thường trực Hội đồng nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, chúng tôi cùng tập thể Vụ Công tác đại biểu đã khẩn trương hoàn thiện bản dự thảo Quy chế hoạt động của Hội đồng nhân dân để trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Qua nhiều lần thảo luận, cho ý kiến, ngày 02/4/2005, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thông qua Quy chế hoạt động của Hội đồng nhân dân. Đây thực sự là dấu mốc cho sự chuyển biến trong hoạt động của các cơ quan dân cử ở địa phương. Chúng tôi rất mừng về kết quả trên và nhanh chóng tuyên truyền, phổ biến đến đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp thông qua việc xây dựng cuốn sách: “Những điểm mới trong Quy chế hoạt động của Hội đồng nhân dân”. Hầu hết các tỉnh đều đặt mua sách để trang bị cho đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh, Thường trực Hội đồng nhân dân huyện, xã. Có Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh đã nói với chúng tôi: Quy chế hoạt động của Hội đồng nhân dân ví như “cẩm nang” cho hoạt động của đại biểu và Hội đồng nhân dân các cấp. Sau đó, tôi và một số lãnh đạo Vụ Công tác đại biểu lại được mời đi nhiều tỉnh, thành phố để giới thiệu nội dung cần quan tâm, nắm vững của Quy chế hoạt động của Hội đồng nhân dân. Đó là những kỉ niệm đáng nhớ khi tôi còn công tác ở Ban Công tác đại biểu.
Đến nay, mặc dù nghỉ công tác đã lâu song tôi vẫn thường xuyên theo dõi hoạt động của Quốc hội và Ban Công tác đại biểu qua các phương tiện thông tin đại chúng, qua nắm bắt thông tin từ bạn bè, đồng nghiệp và cử tri nơi cư trú. Tôi rất vui mừng vì Quốc hội ngày càng đổi mới, phát triển, trong đó có sự đóng góp quan trọng của các cơ quan của Quốc hội, cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội nói chung và Ban Công tác đại biểu nói riêng.
Với tình cảm của mình, nhân dịp kỉ niệm thành lập 20 năm Ban Công tác đại biểu, tôi xin gửi lời chúc mừng tốt đẹp nhất đến đồng chí Nguyễn Thị Thanh, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Trưởng Ban Công tác đại biểu, Phó Trưởng Ban Tổ chức Trung ương, các đồng chí Lãnh đạo Ban Công tác đại biểu và tập thể cán bộ, công chức ở hai đơn vị giúp việc cho Ban là Vụ Công tác đại biểu và Trung tâm Bồi dưỡng đại biểu dân cử! 
Kính chúc các đồng chí luôn dồi dào sức khỏe, hạnh phúc, tiếp tục thành công hơn nữa và chúc cho Ban ta ngày càng phát triển lớn mạnh!
 

 
  • Ông Nguyễn Văn Tố Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (2/3/1946 - 8/11/1946)
  • Bà Nguyễn Thị Kim Ngân Chủ tịch Quốc hội khóa XIII, XIV (Từ 31/3/2016 đến 30/3/2021)
  • Ông Vương Đình Huệ Chủ tịch Quốc hội khóa XIV (từ ngày 31/3/2021)
  • Ông Bùi Bằng Đoàn Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (9/11/1946 - 13/4/1955)
  • Ông Tôn Đức Thắng Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (20/9/1955 - 15/7/1960)
  • Ông Trường Chinh Chủ tịch Ủy ban Thường vụ Quốc hội các khoá II, III, IV, V, VI (15/7/1960 - 04/7/1981)
  • Ông Nguyễn Hữu Thọ Chủ tịch Quốc hội khoá VII (4/7/1981 – 18/6/1987)
  • Ông Lê Quang Đạo Chủ tịch Quốc hội khoá VIII (18/6/1987 – 23/9/1992)
  • Ông Nông Đức Mạnh Chủ tịch Quốc hội khoá IX, X (23/9/1992 – 27/6/2001)
  • Ông Nguyễn Văn An Chủ tịch Quốc hội khoá X, XI (27/6/2001 - 26/6/2006)
  • Ông Nguyễn Phú Trọng Chủ tịch Quốc hội XI, XII (27/6/2006 - 23/7/2011)
  • Ông Nguyễn Sinh Hùng Chủ tịch Quốc hội khoá XIII (Từ 23/7/2011)
QUỐC HỘI KHÓA XV
Cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV được tiến hành vào ngày 23/5/2021 với tổng số đại biểu Quốc hội là 499 đại biểu.
Cơ cấu như sau:
- 38,88% đại biểu ở các cơ quan Trung ương;
- 60,32% đại biểu ở địa phương;
- 0,80% đại biểu tự ứng cử;
- 17,84% đại biểu là người dân tộc thiểu số;
- 30,26% đại biểu là phụ nữ;
- 2,81% đại biểu là người ngoài Đảng;
- 9,42% đại biểu là người trẻ tuổi;
- 39,28% đại biểu là đại biểu Quốc hội khóa XIV tái cử;
- 1,40% đại biểu đã là đại biểu Quốc hội các khóa trước;
- 59,32% đại biểu tham gia Quốc hội lần đầu;
- 78,56% đại biểu có trình độ trên đại học;
- 21,24% đại biểu có trình độ đại học;
- 0,20% đại biểu có trình độ dưới đại học.
WEBLINK