Giới thiệu Hội nghị "Cơ chế, chính sách phục hồi và phát triển kinh tế sau tác động của đại dịch COVID-19”
Cập nhật : 16:46 - 18/04/2022

Thực hiện chương trình công tácnăm 2022 đã được lãnh đạo Ban Công tác đại biểu phê duyệt, Trung tâm Bồi dưỡngđại biểu dân cử dự kiến tổ chức hội nghị bồi dưỡng "Cơ chế, chính sáchphục hồi và phát triển kinh tế sau tác động của đại dịch COVID-19” trong tháng4 năm 2022.

 

Hai năm qua,đại dịch COVID-19 diễn biến phức tạp trên toàn cầu với những biến thể mới, cảntrở đà phục hồi của nền kinh tế thế giới. Trong nước, tình hình dịch bệnh đãảnh hưởng cả trong ngắn hạn, trung hạn và dài hạn đến tất cả các khía cạnh củađời sống, đặc biệt trong lĩnh vực kinh tế. Cùng với đó, những biến động củatình hình thế giới gần đây đã tác động không không nhỏ tới nền kinh tế thế giớivà Việt Nam. Theo nhận định của các chuyên gia, nếu không có các chính sách,giải pháp quyết liệt, tăng trưởng GDP bình quân giai đoạn 2021-2025 có thể thấphơn so với mục tiêu đề ra; nền kinh tế sẽ đối mặt với không ít rủi ro, tháchthức về kiểm soát gia tăng lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, lao động việc làm,an sinh xã hội,…

Thời gianqua, Quốc hội và Chính phủ đã có nhiều cố gắng, nỗ lực trong việc huy động mọinguồn lực để hỗ trợ người dân, doanh nghiệp vượt qua khó khăn của dịch bệnh.Đặc biệt, tại Kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa XV đã ban hành Nghịquyết số 30/2021/QH15 trao quyền chủ động mạnh mẽ cho Chính phủ, Thủ tướngChính phủ được quyết định và tổ chức thực hiện một số giải pháp cấp bách đặcbiệt, đặc thù để ứng phó kịp thời với dịch COVID-19. Đây là một quyết nghị chưacó tiền lệ trong lịch sử lập pháp của Quốc hội, được dư luận cả nước đồng tình,đánh giá cao; khẳng định Quốc hội luôn chủ động, đồng hành cùng Chính phủ trongviệc xây dựng và ban hành chính sách hỗ trợ nền kinh tế sớm vượt qua khó khăn,thúc đẩy tăng trưởng và phát triển, sớm trở lại trạng thái bình thường mới đểkhông “lỡ nhịp” xu thế phục hồi và phát triển của thế giới.

Trong khi đó,Đại biểu Quốc hội là chủ thể trung tâm hoạt động của Quốc hội, Quốc hội có thựchiện đúng vị trí, vai trò, chức năng theo Hiến pháp hay không phụ thuộc rấtnhiều vào phẩm chất, năng lực và kỹ năng hoạt động của các đại biểu Quốc hội.Vai trò, chất lượng hoạt động của đại biểu Quốc hội là yếu tố quan trọng, cótính chất quyết định đến hiệu lực, hiệu quả hoạt động của Quốc hội. Bên cạnhđó, nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV mới trải qua 01 năm, với phần lớn đại biểu Quốchội là người mới trúng cử lần đầu có nhu cầu bồi dưỡng kiến thức và kỹ nănghoạt động rất lớn. Do vậy, việc cung cấp thêm kiến thức, thông tin về tình hìnhkinh tế - xã hội cho đại biểu Quốc hội sẽ giúp các đại biểu hiểu rõ hơn tìnhhình thực tiễn hiện nay, góp phần vào công cuộc tham mưu xây dựng chính sách.

Nhận thứcđược tầm quan trọng của điều này, Ban Công tác đại biểu, trực tiếp là Trung tâmBồi dưỡng đại biểu dân cử triển khai tổ chức hội nghị "Cơ chế, chính sách phục hồivà phát triển kinh tế sau tác động của đại dịch COVID-19” nhằm cung cấpcho đại biểu Quốc hội một số kiến thức cơ bản về cơ chế, chính sách phục hồikinh tế đang được Nhà nước triển khai; cụ thể hơn về chính sách tiền tệ đểthích ứng linh hoạt, kịp thời nhằm kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô,hỗ trợ phục hồi và phát triển kinh tế xã hội.

Nội dungchương trình của hội nghị do Trung tâm bồi dưỡng đại biểu dân cử chủ trì xâydựng với sự tham gia của các chuyên gia uy tín trong lĩnh vực kinh tế.

Chương trìnhhội nghị sẽ có các nhóm nội dung dưới đây:

Nhóm nội dung thứ nhất: Kinh tế thế giới và Việt Nam trong năm2021-2022 và Chương trình phục hồi kinh tế của Việt Nam

- Khái quátthực trạng tình hình kinh tế thế giới và Việt Nam trong năm 2021-2022: Đánh giávề mức độ ảnh hưởng của đại dịch covid 19 đối với nền kinh tế thế giới và ViệtNam; Bài học kinh nghiệm về phục hồi kinh tế sau đại dịch của một số nước trênthế giới;

- Một sốchính sách phục hồi, phát triển kinh tế sau tác động của đại dịch Covid -19;

- Dự kiến,đánh giá tác động của chính sách phục hồi kinh tế.

Báo cáo viên dự kiến: Ts. Cấn Văn Lực, Chuyên gia Kinh tế trưởng BIDV, thành viên Hội đồng Tưvấn Chính sách tài chính - tiền tệ Quốc gia  (Báo cáo viên có thể được điều chỉnh, bổ sung tùy vào tình hình thực tế).

Nhóm nội dung thứ hai: Chính sách tiền tệ của Việt Nam nhằm phụchồi và phát triển kinh tế xã hội

- Khái quátđặc điểm chính sách tiền tệ của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay: chính sáchvề tín dụng, quỹ dự trữ ngoại hối, chính sách xử lý nợ xấu..

-  Dự kiến xu hướng, đánh giá tác động của chínhsách tiền tệ

-  Các khuyến nghị về chính sách tiền tệ

Báo cáo viên dự kiến: Đại diện của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Trung tâm Bồidưỡng đại biểu dân cử dự kiến sẽ tổ chức hội nghị tập huấn "Cơ chế, chính sách phục hồivà phát triển kinh tế sau tác động của đại dịch COVID-19” trong thờigian 01 ngày, tại Nhà khách 27A Trần Hưng Đạo vào ngày 13/04/2022.

Hội nghị dựkiến có khoảng 50 đại biểu gồm: Lãnh đạo Quốc hội, lãnh đạo Ban Công tác đạibiểu, lãnh đạo Văn phòng Quốc hội; Đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách ởTrung ương; một số đại biểu Quốc hội hiện đang sinh sống và công tác tại thànhphố Hà Nội và đại biểu Quốc hội chuyên trách ở địa phương; phóng viên báo chí.

Trung tâm Bồidưỡng đại biểu dân cử trân trọng giới thiệu.

 
  • Ông Nguyễn Văn Tố Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (2/3/1946 - 8/11/1946)
  • Bà Nguyễn Thị Kim Ngân Chủ tịch Quốc hội khóa XIII, XIV (Từ 31/3/2016 đến 30/3/2021)
  • Ông Vương Đình Huệ Chủ tịch Quốc hội khóa XIV (từ ngày 31/3/2021)
  • Ông Bùi Bằng Đoàn Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (9/11/1946 - 13/4/1955)
  • Ông Tôn Đức Thắng Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (20/9/1955 - 15/7/1960)
  • Ông Trường Chinh Chủ tịch Ủy ban Thường vụ Quốc hội các khoá II, III, IV, V, VI (15/7/1960 - 04/7/1981)
  • Ông Nguyễn Hữu Thọ Chủ tịch Quốc hội khoá VII (4/7/1981 – 18/6/1987)
  • Ông Lê Quang Đạo Chủ tịch Quốc hội khoá VIII (18/6/1987 – 23/9/1992)
  • Ông Nông Đức Mạnh Chủ tịch Quốc hội khoá IX, X (23/9/1992 – 27/6/2001)
  • Ông Nguyễn Văn An Chủ tịch Quốc hội khoá X, XI (27/6/2001 - 26/6/2006)
  • Ông Nguyễn Phú Trọng Chủ tịch Quốc hội XI, XII (27/6/2006 - 23/7/2011)
  • Ông Nguyễn Sinh Hùng Chủ tịch Quốc hội khoá XIII (Từ 23/7/2011)
QUỐC HỘI KHÓA XV
Cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV được tiến hành vào ngày 23/5/2021 với tổng số đại biểu Quốc hội là 499 đại biểu.
Cơ cấu như sau:
- 38,88% đại biểu ở các cơ quan Trung ương;
- 60,32% đại biểu ở địa phương;
- 0,80% đại biểu tự ứng cử;
- 17,84% đại biểu là người dân tộc thiểu số;
- 30,26% đại biểu là phụ nữ;
- 2,81% đại biểu là người ngoài Đảng;
- 9,42% đại biểu là người trẻ tuổi;
- 39,28% đại biểu là đại biểu Quốc hội khóa XIV tái cử;
- 1,40% đại biểu đã là đại biểu Quốc hội các khóa trước;
- 59,32% đại biểu tham gia Quốc hội lần đầu;
- 78,56% đại biểu có trình độ trên đại học;
- 21,24% đại biểu có trình độ đại học;
- 0,20% đại biểu có trình độ dưới đại học.
WEBLINK