Câu hỏi: Pháp luật quy định như thế nào về Trách nhiệm của cơ quan bảo hiểm xã hội?
Trả lời:
Căn cứ Điều 18 Luật Bảo hiểm xã hội 2024, Trách nhiệm củacơ quan bảo hiểm xã hội được quy định như sau:
1. Tuyên truyền, phổ biến, giải đáp, tư vấn chính sách,pháp luật về bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm xã hội tự nguyện, bảo hiểm thấtnghiệp, bảo hiểm y tế; xây dựng chiến lược phát triển ngành bảo hiểm xã hội,chiến lược đầu tư dài hạn trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt; xây dựngphương án đầu tư hằng năm trình Hội đồng quản lý bảo hiểm xã hội quyết định; tổchức đánh giá và công bố mức độ hài lòng của tổ chức, cá nhân đối với việc thựchiện chính sách, pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm ytế.
2. Ban hành mẫu sổ bảo hiểm xã hội, mẫu hồ sơ bảo hiểm xãhội bắt buộc, bảo hiểm xã hội tự nguyện, bảo hiểm thất nghiệp sau khi có ý kiếnthống nhất của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
3. Tổ chức thực hiện thu, chi bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảohiểm xã hội tự nguyện, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế theo quy định củapháp luật.
4. Tiếp nhận hồ sơ tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảohiểm xã hội tự nguyện, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế và cấp sổ bảo hiểmxã hội, thẻ bảo hiểm y tế cho người lao động.
5. Tiếp nhận hồ sơ đề nghị hưởng và giải quyết hưởng chếđộ bảo hiểm xã hội; tổ chức trả lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thấtnghiệp đầy đủ, thuận tiện và đúng thời hạn.
6. Xác nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thấtnghiệp cho từng người lao động; cung cấp đầy đủ và kịp thời thông tin về việcđóng, quyền được hưởng chế độ, thủ tục thực hiện bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảohiểm xã hội tự nguyện khi người lao động, người sử dụng lao động hoặc tổ chứccông đoàn yêu cầu.
7. Ứng dụng công nghệ thông tin, thực hiện cải cách thủ tụchành chính bảo đảm công khai, minh bạch, đơn giản, thuận tiện cho người thamgia và người thụ hưởng chế độ bảo hiểm xã hội; lưu trữ hồ sơ của người tham giavà người thụ hưởng chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp theo quy định củapháp luật.
8. Quản lý, sử dụng quỹ bảo hiểm xã hội, quỹ bảo hiểm thấtnghiệp, quỹ bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật.
9. Thực hiện các biện pháp bảo toàn và tăng trưởng quỹ bảohiểm xã hội, quỹ bảo hiểm thất nghiệp, quỹ bảo hiểm y tế theo quyết định của Hộiđồng quản lý bảo hiểm xã hội.
10. Thực hiện công tác thống kê, kế toán tài chính về bảohiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế.
11. Tập huấn và hướng dẫn nghiệp vụ về bảo hiểm xã hội, bảohiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế.
12. Thực hiện chế độ báo cáo như sau:
a) Định kỳ 03 tháng, báo cáo Hội đồng quản lý bảo hiểm xãhội tình hình thực hiện chính sách, chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp,bảo hiểm y tế;
b) Định kỳ 06 tháng, báo cáo Bộ Lao động - Thương binh vàXã hội về tình hình thực hiện chính sách, chế độ bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảohiểm xã hội tự nguyện, bảo hiểm thất nghiệp; báo cáo Bộ Y tế về tình hình thựchiện chính sách, chế độ bảo hiểm y tế;
c) Định kỳ 06 tháng, cơ quan bảo hiểm xã hội tại địaphương báo cáo Ủy ban nhân dân cùng cấp về tình hình thực hiện chính sách, chếđộ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế trong phạm vi địaphương quản lý;
d) Hằng năm, báo cáo Bộ Tài chính về tình hình quản lý vàsử dụng quỹ bảo hiểm xã hội, quỹ bảo hiểm thất nghiệp, quỹ bảo hiểm y tế.
13. Định kỳ 05 năm, đánh giá và dự báo khả năng cân đối củaquỹ hưu trí và tử tuất.
14. Cung cấp tài liệu, thông tin liên quan đến việc thựchiện chính sách, pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm ytế theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
15. Giải quyết khiếu nại, tố cáo về việc thực hiện bảo hiểmxã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế theo quy định của Luật này và quy địnhkhác của pháp luật có liên quan.
16. Thực hiện hợp tác quốc tế về bảo hiểm xã hội, bảo hiểmthất nghiệp, bảo hiểm y tế.
17. Xác định và theo dõi người lao động, người sử dụnglao động thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội theo quy định tại Điều 30 củaLuật này.
18. Chủ trì xây dựng, quản lý, cập nhật, duy trì cơ sở dữliệu quốc gia về bảo hiểm và khai thác, sử dụng, chia sẻ dữ liệu trong cơ sở dữliệu quốc gia về bảo hiểm theo quy định của pháp luật.
Câu hỏi: Pháp luật quy định như thế nào về Hội đồng quản lý bảo hiểm xã hội?
Trả lời:
Căn cứ Điều 19 Luật Bảo hiểm xã hội 2024, Hội đồng quảnlý bảo hiểm xã hội được quy định như sau:
1. Hội đồng quản lý bảo hiểm xã hội được tổ chức ở cấp quốcgia có trách nhiệm giúp Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo, giám sát hoạt độngcủa cơ quan bảo hiểm xã hội và tư vấn chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thấtnghiệp, bảo hiểm y tế.
2. Hội đồng quản lý bảo hiểm xã hội gồm đại diện TổngLiên đoàn Lao động Việt Nam, tổ chức đại diện người sử dụng lao động ở trungương, Bộ Tài chính, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế, Bộ Nội vụ, Bảohiểm xã hội Việt Nam, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Ngân hàng nhà nước Việt Nam vàtổ chức, cá nhân khác có liên quan.
3. Hội đồng quản lý bảo hiểm xã hội có Chủ tịch, các PhóChủ tịch và các ủy viên do Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức;nhiệm kỳ của thành viên Hội đồng quản lý bảo hiểm xã hội là 05 năm.
4. Chính phủ quy định về trình tự, thủ tục thành lập, chếđộ làm việc, trách nhiệm, kinh phí hoạt động của Hội đồng quản lý bảo hiểm xã hộivà bộ máy giúp việc của Hội đồng quản lý bảo hiểm xã hội.
Thành viên Hội đồng quản lý bảo hiểm xã hội chịu tráchnhiệm cá nhân, bảo lưu về quyết định, ý kiến của mình khi được lấy ý kiến bằngvăn bản hoặc biểu quyết thông qua đối với các quy định tại Điều 20 của Luậtnày.
Chủ tịch Hội đồng quản lý bảo hiểm xã hội báo cáo Thủ tướngChính phủ về những vấn đề chưa thống nhất ý kiến giữa các thành viên Hội đồngquản lý bảo hiểm xã hội.